500 thạc sĩ, tiến sĩ dỏm đang làm gì và ở đâu?
Văn Quang - Viết từ Sài GònLợi dụng khát khao có được tấm bằng, học vị quốc tế của người Việt, nhiều cơ sở đào tạo, trường đại học "dỏm" của Mỹ đã xuất hiện và cho ra lò hàng loạt tấm bằng không có giá trị.
Sự việc của ông Trần Đình Sơn (Hiệu Trưởng trường Cao Đẳng Nghề Du Lịch Đà Lạt) là một trong những trường hợp điển hình, bị phát hiện sử dụng học vị của trường đại học "dỏm". Điều đáng lo ngại, rất có thể có những cán bộ làm việc trong các cơ quan nhà nước sử dụng bằng cấp, học vị quốc tế "dỏm" này... Dư luận đang um xùm về Trần Đình Sơn thì gần đây nhất, vào đầu tháng 10 này, lại có một ông tiến sĩ dỏm bị cơ quan chức năng VN điều tra.
Công an tỉnh Bình Thuận vừa thu giữ bằng tiến sĩ (được xác định giả mạo) của Trường Đại Học (ĐH) Valderthilt, Mỹ cấp ngày 17-12-2010 cho ông Nguyễn Thành Tín, tức Tommy Tín cùng một số tài liệu để mở rộng điều tra.
- Năm 2012, ông Tín cùng vợ thành lập công ty Khảo Thí và Phát Triển Giáo Dục Việt Nam, trụ sở đặt tại thành phố Phan Thiết và được Sở Kế Hoạch & Đào Tạo (KH&ĐT) tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tiếp đến, vợ chồng ông Tín mở Trung tâm Ngoại Ngữ Việt Unesco chuyên dạy tiếng Anh, Hoa, Nga. Toàn bộ giấy tờ thủ tục thành lập công ty, trung tâm đều do người vợ đứng tên.
- Theo hồ sơ, vào tháng 10-2013, UBND tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép cho Viện Chiến Lược Kinh Tế Xã Hội (thuộc một hội liên hiệp khoa học kinh tế) được phép trú đóng trên địa bàn tỉnh. Viện này do ông Tommy Tín làm viện trưởng, có đăng ký mẫu con dấu tại cơ quan công an.
Với tư cách viện trưởng, ông Tín còn ký được hợp đồng dạy tiếng Anh cho cán bộ, đoàn viên nhiều cơ quan trong tỉnh Bình Thuận. Lễ khai giảng khóa học, logo của Viện Chiến Lược Kinh Tế Xã Hội được treo giữa hội trường của tỉnh.
Như thế thì người dân nào chẳng tin là ông tiến sĩ này là “hàng thật” và là thứ “hàng độc” trong làng trí thức VN. Cho nên trường của ông được gọi là “nơi bắc cầu văn hóa Việt Anh” chắc chắn phải chạy chọt mới xin vào đây học. Nhưng học hoài học mãi mà chắc chỉ thấy dốt đi chứ không thấy khá hơn. Vậy thì đừng hỏi tại sao nhiều cậu sinh viên VN học ở các trường “danh tiếng” mà nói tiếng Anh ngọng líu ngọng lo hoặc có cả những ông tiến sĩ ra nước ngoài mới lòi ra cái sự dốt nát tiếng Anh tiếng Pháp của mình như nhiều tờ báo đã từng tường thuật.
Ngoài ra, ông Tín còn nhảy sang viết báo, ông đã từng đứng tên tác giả bài báo “Bình Thuận: Dưới góc nhìn của nhà kinh tế,” hướng dẫn cách để tỉnh Bình Thuận phát triển gây xôn xao dư luận. Khi viết bài báo này, ông Tín lấy tư cách là thạc sĩ tài chính của Học Viện Massachusett, Mỹ và là người từng viết hai cuốn sách “bom tấn” về kinh tế có cái tên rất oách là “Kinh tế chiến lược toàn cầu và Tài chính phố Wall cùng nền kinh tế nước Mỹ.”
Không biết những nhà chức trách địa phương Bình Thuận đã kịp thực hiện một mẫu nào về sự hướng dẫn phát triển kinh tế này chưa?
Tiếng Việt đã vậy, tiếng Anh còn chán hơn. Nhiều người giỏi tiếng Anh từng bàn luận với ông viện trưởng này đều cho hay hai bên giao tiếp rất khó khăn. Lý do ông Tín đưa ra là mình nói giọng vùng Tây Bắc nước Mỹ nên khó nghe!
Chính những dấu hiệu bất bình thường trên khiến ông viện trưởng Viện Chiến lược kinh tế xã hội lọt vào tầm ngắm của cơ quan công an. Khi bị cơ quan an ninh triệu tập, Tommy Tín khai mình sinh năm 1989, còn Chứng minh nhân dân lại năm sinh là 1980 là giả mạo để phù hợp với thời gian “du học” ở Mỹ! Ông Tín cũng thừa nhận mình thành lập Viện Chiến Lược Kinh Tế Xã Hội nhằm bảo trợ chuyên môn cho Trung Tâm Ngoại Ngữ Việt Unesco. Để được các cơ quan liên quan tin tưởng, năm 2012 ông Tín đã mua bằng tiến sĩ dỏm tại Sài Gòn.
Mở rộng điều tra, cơ quan an ninh được biết ông viện trưởng Tín có hộ khẩu tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ông này chẳng đi du học ngày nào và cũng chẳng phải là “Việt kiều”. Ngoài việc thu giữ bằng tiến sĩ dỏm, cơ quan công an cũng đã lập biên bản thu giữ giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và con dấu “Viện Chiến lược kinh tế xã hội”; mẫu dấu và con dấu “Hội đồng viện” để tiếp tục làm rõ.
Chưa biết cuộc điều tra của CA còn lòi ra những điều gì nữa đây.
Theo báo Tuổi Trẻ, bất chấp những cảnh báo, nhiều giảng viên của một số trường ĐH, CĐ vẫn sử dụng bằng tiến sĩ “ma” - bằng chưa được thẩm định hoặc không được công nhận tại VN.
Cuối năm 2011, báo này đã thực hiện loạt bài viết về tình trạng nhiều người, trong đó có cán bộ quản lý và giảng viên nhiều trường ĐH, CĐ, học thạc sĩ, tiến sĩ online của các trường ĐH “ma” của Mỹ mở tại VN.
Thời điểm đó có hơn 150 người theo học tiến sĩ của ĐH Quốc tế Mỹ và hơn 200 người theo học thạc sĩ của ĐH quốc tế Adam tại một cơ sở giáo dục ở Sài Gòn. Năm 2012, Bộ GD-ĐT vào cuộc, thanh tra và đóng cửa các chương trình liên kết đào tạo “chui” này.
Danh sách 21 trường ĐH “ma” của Mỹ mà bằng cấp không được công nhận, trong đó có hai ÐH nêu trên, đã được đưa ra và Bộ GD-ÐT khẳng định không công nhận bằng tiến sĩ của các ÐH trong danh sách này. Danh sách 21 trường ĐH Mỹ không được công nhận có sẵn trên trang web. Trường nào cũng có thể biết rất rõ. Nhiều người ngừng học nhưng cũng có không ít người đã “tốt nghiệp” và được cấp “bằng tiến sĩ”.
Nói chuyện với nhà báo, ông L.H.S. cho biết thời điểm ông theo học tiến sĩ online của ĐH Quốc tế Mỹ tại VN thì ĐH này được Cục Quản lý giáo dục sau trung học của bang California kiểm định. Ông S. nói thêm:
“Bồi dưỡng kiến thức là nhu cầu cá nhân và chi phí do tôi tự bỏ ra, không lấy từ ngân sách nhà nước. Sau này khi có thông tin về việc không công nhận bằng tiến sĩ của ĐH này ở VN, tôi có hỏi thông tin và được biết từ năm 2009 trở về trước chưa có quy định rõ ràng về việc công nhận hay không công nhận bằng tiến sĩ online tại VN.”
Trong khi đó, ông H.H.T. cho biết hiện đang làm thủ tục thẩm định bằng tiến sĩ ĐH Quốc tế Mỹ của mình. Ông T. nói: “Sáng 20-1, tôi đã đến Tổng lãnh sự quán Mỹ để làm thủ tục xác nhận. Hiện nay quá trình thủ tục thẩm định đang được thực hiện theo yêu cầu của trường”.
Không thể kiểm kê hết những ông giáo sư tiến sĩ này ở hầu hết các trường đại học VN. Rồi đây lớp trẻ sẽ thành những người trí thức như thế nào để góp phần vào việc giao dục cũng như hình thành một lớp trí thức trẻ cho tương lai VN?
Còn muốn viết luận kiểu nào cũng có, bạn chỉ cần gõ vào “viết luận văn giùm” là thấy hàng chục “cơ sở” tự giới thiệu viết luận văn thuê “rất có uy tín” kể cả tiếng Anh. Bạn tha hồ chọn, chỉ cần đưa tiền ra là bạn trở thành tiến sĩ có luận án đàng hoàng chứ không phải là bằng giả.
Điều dư luận quan tâm là 500 thạc sĩ, tiến sĩ "dỏm" như đã kể ở trên đang làm gì và ở đâu. Ai sẽ trả lời câu hỏi này?
Văn Quang (16-10-2015)
Chuyện đáng nói là ở VN ngày nay vẫn còn vô số những ông tiến sĩ “dỏm”, loại tiến sĩ có bằng cấp từ nước ngoài cấp hẳn hoi nhưng là ở những trường không được công nhận. Thí dụ ở Mỹ có tới 21 trường không được công nhận, còn nhiều ông chẳng biết sang các nước nhỏ khác có học hành gì không cũng có cái bằng tiến sĩ mang về làm mưa làm gió ở VN. Ngoài ra đã từ lâu mọi người đều biết ở VN có hàng chục “cơ sở” làm bằng bác sĩ giả viết luận văn giùm. Thế nên người ta gọi là “lò ấp tiến sĩ”, cứ vài tháng cho ra một lứa như gà ấp trứng. Loại bằng giả này quá nhiều, hầu như không thể kiểm soát nổi, có thể hiện nay loại đó còn chui vào trong các cơ quan công quyền, các trường đào tạo chuyên nghiệp hoặc đủ mọi thứ công ty nhà nước.
Rất nhiều các trang web có đăng tải việc sản xuất, mua bán văn bằng giả như thế này.
Sài Gòn đã cho ra lò 300 thạc sĩ, 200 tiến sĩ dỏm
Nguy hiểm hơn nữa, theo báo Người Đưa Tin ngày 17-4-2014, chỉ tính riêng một cơ sở nước ngoài liên kết đào tạo với Việt Nam mà trụ sở đặt tại Sài Gòn đã cho ra thị trường 300 tấm bằng thạc sỹ và 200 tấm bằng tiến sỹ "dỏm".
Tiến sĩ dởm viện trưởng Nguyễn Thành Tín từng khoe du học 10 năm ở Mỹ, Canada, Anh và dạy các trường lớn nhưng thật sự chưa rời Việt Nam một ngày nào.
Bước đường lập nghiệp của ông tiến sĩ dỏm
Cũng chỉ ví cái tật thích “nổ” của ông “Viện trưởng Viện Chiến Lược Kinh Tế Xã Hội” mà ông thạc sĩ kinh tế này bị điều tra.
Được báo báo chí bốc thơm
Sau khi trở thành viện trưởng, ông Tommy Tín được nhiều tờ báo viết bài lăng xê, ca ngợi ông là “Người tiến sĩ bén duyên với Bình Thuận,” còn Trung Tâm Ngoại Ngữ Việt Unesco là “Nơi bắc chiếc cầu văn hóa Việt-Anh”… Chắc chắn giữa ông tiến sĩ và các “cây bút” của làng báo tỉnh này phải có sự “giao tiếp nồng nàn”, chén chú chén anh hoặc có bì thư nặng mỗi lần ông tiến sĩ mở cuộc họp nên mới có sự tâng bốc này.
Ông Tín mua bằng dỏm ở Sài Gòn
Những lời lẽ đao to búa lớn cùng cách hành xử của ông viện trưởng khiến nhiều người nghi ngờ. Ông từng giới thiệu sinh năm 1980, năm 17 tuổi săn được học bổng sang Mỹ du học và ở Mỹ hơn 10 năm trước khi trở về quê hương, nhưng ông Tín lại… quên luôn tiếng mẹ đẻ, phát âm lơ lớ rất khó nghe. Ông Tín cố tình nói theo kiểu đó để ra cái điều mình ở Mỹ lâu quá, nói toàn tiếng Anh nên phải nói lơ lớ cho đúng kịch bản.
Giảng viên đại học xài bằng tiến sĩ ma
Thật ra chưa phải đã hết những ông tiến sĩ dỏm này chui cả vào dạy tại các trường Đại Học và Cao Đẳng của VN.
Hiện vẫn còn ba người đang sử dụng bằng này
Theo danh sách người có bằng tiến sĩ (tính đến tháng 12-2014) của phòng quản lý khoa học Trường ĐH Sài Gòn mà báo Tuổi Trẻ có được, hiện có ba người đang sử dụng bằng tiến sĩ của ĐH Quốc tế Mỹ. Trong số này có hai người là giảng viên gồm bà N.T.L. nhận bằng tiến sĩ năm 2010, ông H.H.T. nhận bằng tiến sĩ năm 2010 và ông L.H.S. nhận bằng năm 2009.
Làm văn bằng giả, viết luận thuê ở đâu cũng có
Một chứng cứ cụ thể, công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đã triệt phá ổ nhóm làm giả bằng cấp do Lê Văn Bộ cầm đầu. Công an thu gần 10 ngàn phôi mẫu văn bằng, chứng chỉ, học bạ giả của nhiều trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề, Trung học phổ thông trong cả nước; 93 con dấu giả; 91 mặt dấu giả bằng cao su và nhựa của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các cơ sở giáo dục, con dấu tròn của một số Sở GD&ĐT và UBND các tỉnh; 82 mẫu dấu tên và chức danh của hiệu trưởng, hiệu phó; giám đốc, phó giám đốc các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục đào tạo, các trung tâm trong cả nước cùng 14 máy móc thiết bị chuyên dụng để sản xuất văn bằng chứng chỉ, học bạ giả.