Giới lãnh đạo Bắc Kinh tiếp đón Bộ trưởng Tài chính Jack Lew và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry 10/07/2014 - REUTERS /Jim Bourg
Thất bại về hợp tác chiến lược, bế tắc trong quan hệ kinh tế. Đó là nhận xét chung về Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ- Trung lần thứ 6 vừa kết thúc hôm 10/07/2014. Các hồ sơ kinh tế quan trọng, như chính sách hối đoái hay hiệp định đầu tư song phương (BIT) vẫn dậm chân tại chỗ. Những bất đồng về nông nghiệp hay quyền sở hữu trí tuệ vẫn không được san bằng. Các hoạt động gián điệp mạng vẫn là cái gai trong đối thoại Mỹ -Trung.
Tháng 5/2014 Tư pháp Hoa Kỳ chính thức truy tố 5 sĩ quan Trung Quốc về tội gián điệp mạng và đánh cắp thông tin, các dữ liệu mật của các tập đoàn Mỹ. Gần đây hơn, một doanh nhân Trung Quốc đã bị cáo buộc đột nhập vào hệ thống máy tính của tập đoàn hàng không Boeing và của các nhà thầu làm việc với bộ Quốc phòng Mỹ.
Phía Bắc Kinh đương nhiên cũng đã phản đối gay gắt, đòi Washington rút lại lệnh truy nã nhóm 5 sĩ quan Trung Quốc nói trên. Đồng thời, Trung Quốc tố ngược lại Hoa Kỳ « giả dối » trong mục tiêu muốn hợp tác song phương để củng cố an ninh mạng.
Tin tặc từ lâu luôn là chiếc gai trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ, những vụ tấn công tin tặc trong thời gian từ 2006 đến 2014 đã gây nhiều tổn thất nặng nề cho các tập đoàn của Mỹ. Nhưng đó không là bất đồng duy nhất trong đối thoại vừa qua ở Bắc Kinh giữa bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jacob Lew với đồng nhiệm Trung Quốc Lâu Kế Vĩ.
Washington và Bắc Kinh còn đọ sức với nhau trên vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trong nhãn quan của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái của đơn vị tiền tệ để kích thích xuất khẩu, tạo luật chơi bất bình đẳng trên bàn cờ thương mại quốc tế.
Liên quan tới hiệp định đầu tư song phương BIT, trước mắt Bắc Kinh vẫn đóng cửa hơn 100 lĩnh vực kinh tế mà Trung Quốc coi là « chiến lược » với các tập đoàn nước ngoài. Về phía Washington, tổng thống Obama đặt nhiều kỳ vọng hiệp định này để đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. Hiện tại đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ mới chỉ tương đương với 3 % tổng đầu tư nước ngoài vào thị trường rộng lớn này của châu Á.
Trả lời ban Việt ngữ RFI chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ đánh giá Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung lần thứ 6 là một thất bại.
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước hết, xin hãy nói về bối cảnh của cuộc đối thoại tôi cho là vô vị và không kết quả. Trung Quốc vừa có hệ thống lãnh đạo mới với khá nhiều vấn đề kinh tế ở bên trong, nhưng lại trở thành mối lo về an ninh cho các nước Đông Á mà không muốn Hoa Kỳ can thiệp. Phần mình, Hoa Kỳ đang gặp cảnh ngộ tôi gọi là "mỗi tuần một cuộc khủng hoảng ở nhà" cho nên lãnh đạo thu hẹp ưu tiên về đối ngoại, nôm na là tránh bị kéo vào chuyện thiên hạ, để còn lo việc nhà.
Vì vậy, dù hai quốc gia có khá nhiều mâu thuẫn về an ninh, điển hình là việc Trung Quốc xâm nhập và đánh cắp thông tin về tình báo và kinh doanh của chính quyền và doanh nghiệp Mỹ, hoặc trực tiếp đe dọa an ninh của nhiều đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á, hai bên vẫn cố nói giọng hòa hoãn và phủ nhận việc mình có những ý đồ xấu đối với bên kia.
Còn lại, nếu không đối thoại về an ninh thì có hồ sơ kinh tế giữa hai nước. Thật ra, đôi bên có cả chục vấn đề cần thảo luận và khắc phục, mà sau cùng đều không đi tới kết quả. Một thông cáo chung với những hứa hẹn vu vơ cho năm tới cũng chẳng có. Hai bên đều cho chìm xuồng tức là trì hoãn câu giờ với quyết định sẽ lại trao cho một ủy ban hỗn hợp nghiên cứu tiếp. Sau đó, Ngoại trưởng John Kerry lật đật chạy qua Trung Đông chữa lửa tại xứ Israel!
RFI : Đâu là những vấn đề kinh tế Mỹ và Trung Quốc phải cùng nhau khắc phục ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thứ nhất, Trung Quốc áp dụng chiến lược phát triển bằng đầu tư và tín dụng trong khi nén sức tiêu thụ của thị trường nội địa, với kết quả là vẫn dựa vào xuất cảng và đạt xuất siêu với Mỹ. Thế hệ lãnh đạo mới thì biết là phải chuyển hướng, bằng cách nâng đỡ tiêu thụ của tư nhân và thu hẹp sự bành trướng của doanh nghiệp nhà nước, với hậu quả trong trung hạn là có mức tăng trưởng thấp hơn mà cân đối hơn. Dù biết và nói như vậy, họ vẫn không thể hay không muốn làm và tiếp tục kích thích kinh tế với kết quả vẫn là tăng gia xuất cảng. Đó là về đại thể.
Riêng với Hoa Kỳ thì tình hình ngoại thương với Trung Quốc chưa có cái tiến đáng kể, Mỹ vẫn bị nhập siêu khi Bắc Kinh tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để có đồng nhân dân tệ rẻ hầu dễ bán hàng hơn. Phía Mỹ có nêu ra vấn đề can thiệp ấy mà không thể có kết quả vì thực tế thì Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tiếp tục chính sách duy trì lãi suất thấp và bơm tiền vào kinh tế, dù có giảm dần lượng tiền bơm ra.
Thuần về kinh tế thì đấy cũng là một biện pháp can thiệp, với hậu quả là làm tiền Mỹ giảm giá và hàng Mỹ rẻ hơn nên dễ bán hơn. Vì vậy, hai bên cầu hòa.
Nếu thật sự là đối thoại chiến lược về kinh tế, và nếu Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc bị tan rã bên trong như ông Obama phát biểu vào cuối tháng Năm, phía Mỹ đã có thể gợi ý phối hợp tiền tệ và hối đoái giữa đôi bên để Trung Quốc chuyển hướng nhẹ nhàng. Nhưng ông Obama không thể đề nghị chuyện phối hợp ấy với Quốc hội ở nhà, nhất là khi Thượng viện rất khó chịu về sự hung hăng của Trung Quốc tại Đông Á và trò ăn cắp của Bắc Kinh tại Hoa Kỳ.
Y như chuyện ngoại hối và cách định giá đồng nhân dân tệ quá thấp, vấn đề thứ hai trong quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn là việc Trung Quốc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ tin học của Mỹ trên không gian điện toán. Phía Mỹ thì Tổng trưởng Ngân khố có nêu vấn đề, nhưng phía Bắc Kinh vẫn chối đây đẩy và sau cùng thì Hoa Kỳ chỉ còn mong Trung Quốc sẽ biết điều hơn một chút. Tôi nghĩ rằng Quốc hội và guồng máy tư pháp Hoa Kỳ sẽ còn phải có biện pháp mạnh mẽ và cụ thể hơn lời phát biểu của phái bộ Mỹ.
Chuyện thứ ba là hai nước đã qua mấy năm đàm phán Hiệp định Đầu tư Song phương BIT mà chưa có kết quả, dù rằng phía Hoa Kỳ có sự nhượng bộ dung dị. Hiệp định này đề ra điều kiện tiếp nhận đầu tư của nước này vào nước kia mà vẫn chưa đạt thoả thuận trong khi doanh nghiệp Mỹ thất vọng về môi trường đầu tư tại Trung Quốc và doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh thì tới tấp tìm vào thị trường Mỹ từ nhiều năm qua.
Chuyện thứ tư và không thuộc về Hiệp định Đầu tư Song phương vừa nói thì có yêu cầu từ phía Hoa Kỳ là Trung Quốc phải minh bạch hóa điều kiện tiếp nhận các doanh nghiệp Mỹ và cải thiện nền tảng luật lệ để giảm bớt sức bảo vệ doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Về hồ sơ này thì tôi cho rằng điều tích cực nhất của Chính quyền Obama là hết dại dột nói đến việc mời Trung Quốc vào vòng thương thảo TPP là hệ thống Đối tác Xuyên Thái Bình dương.
RFI : Còn các lĩnh vực tin học và nông nghiệp thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước tiên, trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Quốc tế OMC/ WTO, 29 nước đã mở vòng đàm phán về một Hiệp định Công nghệ Tín học gọi là ITA và đang tiến dần đến một thỏa thuận sơ khởi với nhau mà chưa có Trung Quốc vì Bắc Kinh không nhận một số điều kiện. Tháng Năm vừa qua, tại hội nghị APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, Đại sứ Thương mại Mỹ đưa ra một số đề nghị với tinh thần tương nhượng mà Bắc Kinh vẫn chưa chịu. Vì thế, sau hội nghị đối thoại tuần qua, tiến triển chưa thể có và tiêu chí hoàn thành Hiệp định ITA này vào Tháng 11 tới sẽ coi như bất khả chỉ vì Trung Quốc. Cũng trong lĩnh vực thông tin, Hoa Kỳ còn gặp một mâu thuẫn khác với Bắc Kinh.
RFI : Thưa anh, mâu thuẫn ấy là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Xưa nay, Trung Quốc thường đầu tư gián tiếp khi mua công khố phiếu và trái phiếu Mỹ. Từ mấy năm qua, họ còn đầu tư trực tiếp và lập công ty Trung Quốc có yết giá trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ để quảng bá thêm và để huy động vốn của Mỹ. Nhưng nếu muốn xuất hiện trên thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ để tìm vốn thì doanh nghiệp phải có sổ sách phân minh và được giám định theo tiêu chuẩn kế toán Hoa Kỳ hầu bảo vệ giới đầu tư Mỹ.
Khốn nỗi, doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Mỹ lại làm ăn theo kiểu khuất tất nên một số bị đóng cửa. Một số khác thì từ chối cung cấp thông tin kế toán vì là phân bộ của tập đoàn kinh tế nhà nước. Mà tin tức hay kế toán của công ty quốc doanh lại được luật lệ Trung Quốc cho là bí mật quốc phòng, nên không được phổ biến ra ngoài! Từ năm 2012 tới nay, đôi bên cứ đôi co về chuyện này mà chưa ngã ngũ.
Có lẽ Ủy ban Kiểm soát Chứng khoán Mỹ phải đóng cửa vài chục công ty Trung Quốc đang gọi vốn tại Mỹ và tống giam vài cấp điều hành về tội sổ sách mờ ám và lường gạt giới đầu tư thì Bắc Kinh mới sửa! Quốc hội Mỹ đang thúc giục chuyện đó.
RFI : Sau cùng thì ta đến chuyện canh nông giữa hai nước. Vì sao đôi bên chưa đạt được thoả thuận có tính chất đột phá trong viêc mua bán ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc có dân số bằng 20% dân số toàn cầu mà có diện tích canh tác và nước ngọt chỉ bằng từ 7% đến 10% trung bình toàn cầu, cho nên đấy là một xứ ‘đói ăn’ kinh niên. Hoa Kỳ chỉ có 2% dân số lao động làm ăn trong khu vực nông nghiệp mà thừa nông sản và lương thực đến độ nông gia được trợ cấp để hãm đà sản xuất hầu giữ giá nông sản cho khỏi sụt. Khi ấy, các doanh nghiệp về canh nông hay thực phẩm Mỹ đều hý hửng với thị trường Trung Quốc có hơn một tỷ 300 triệu miệng ăn và ngày càng muốn ăn thịt hơn là ngũ cốc.
Khốn nỗi, Bắc Kinh chỉ cho nhập cảng ngô đậu của Mỹ dưới dạng để xá, "en vrac", tức là nhập vào từng thùng hạt rời thay vì mua sản phẩm hoàn tất hay hàng bán chế. Lý do lạc hậu của họ là dành việc sản xuất và nuôi gia súc cho doanh nghiệp nội địa mặc dù năng suất thì rất thấp mà ô nhiễm lại cao. Đấy cũng là một trở ngại cho nhà sản xuất Mỹ và họ gây áp lực với Chính quyền để đòi Trung Quốc mở cửa khu vực canh nông và lương thực.
Ngược lại, Trung Quốc vẫn xuất cảng vào Mỹ thực phẩm hoàn tất và cả nguyên liệu cho dược phẩm rất rẻ và có điều kiện vệ sinh an toàn rất tệ. Nhiều doanh nghiệp phân phối của Mỹ hài lòng với loại hàng rẻ tiền đó, bất chấp thực tế là rủi ro về y tế cho người tiêu thụ, Vì vậy, cơ quan FDA kiểm soát phẩm chất lương thực và dược phẩm phải cho người qua tận Trung Quốc để kiểm tra và cố vấn nhà sản xuất Trung Quốc về kỹ thuật kiểm phẩm và an ninh dịch tễ. Vấn đề này cũng gây trở ngại lớn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước nhưng không dễ có giải pháp vì còn có sự toa rập của doanh nghiệp Mỹ nữa.
RFI : Đối thoại Mỹ -Trung vừa qua là một thất bại, không bên nào nghe bên nào thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi cho là sang năm mình sẽ lại nói về chuyện đối thoại ! Từ chục năm nay, Hoa Kỳ cứ mong Trung Quốc sẽ là quốc gia biết điều để cùng nước Mỹ gánh vác chuyện thế giới trong tinh thần trách nhiệm. Điều ấy chưa thể có mà ngược lại, Trung Quốc đang thành một vấn đề an ninh cho thế giới. Hoa Kỳ chưa đề cập thẳng đến vấn đề chiến lược này mà cứ cò kè bớt một thêm hai với Bắc Kinh về chuyện kinh tế theo kiểu gánh hàng xén nên cũng là quốc gia không đáng kính trọng. Vì thế mà bên này người ta mới kết luận rằng cuộc đối thoại năm nay chẳng đi tới đâu hết!
RFI : Ban Việt ngữ đài RFI xin cám ơn chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.
Phía Bắc Kinh đương nhiên cũng đã phản đối gay gắt, đòi Washington rút lại lệnh truy nã nhóm 5 sĩ quan Trung Quốc nói trên. Đồng thời, Trung Quốc tố ngược lại Hoa Kỳ « giả dối » trong mục tiêu muốn hợp tác song phương để củng cố an ninh mạng.
Tin tặc từ lâu luôn là chiếc gai trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ, những vụ tấn công tin tặc trong thời gian từ 2006 đến 2014 đã gây nhiều tổn thất nặng nề cho các tập đoàn của Mỹ. Nhưng đó không là bất đồng duy nhất trong đối thoại vừa qua ở Bắc Kinh giữa bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jacob Lew với đồng nhiệm Trung Quốc Lâu Kế Vĩ.
Washington và Bắc Kinh còn đọ sức với nhau trên vấn đề tỷ giá đồng nhân dân tệ. Trong nhãn quan của các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, Trung Quốc thao túng tỷ giá hối đoái của đơn vị tiền tệ để kích thích xuất khẩu, tạo luật chơi bất bình đẳng trên bàn cờ thương mại quốc tế.
Liên quan tới hiệp định đầu tư song phương BIT, trước mắt Bắc Kinh vẫn đóng cửa hơn 100 lĩnh vực kinh tế mà Trung Quốc coi là « chiến lược » với các tập đoàn nước ngoài. Về phía Washington, tổng thống Obama đặt nhiều kỳ vọng hiệp định này để đẩy mạnh đầu tư vào Trung Quốc. Hiện tại đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ mới chỉ tương đương với 3 % tổng đầu tư nước ngoài vào thị trường rộng lớn này của châu Á.
Trả lời ban Việt ngữ RFI chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa từ Hoa Kỳ đánh giá Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung lần thứ 6 là một thất bại.
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước hết, xin hãy nói về bối cảnh của cuộc đối thoại tôi cho là vô vị và không kết quả. Trung Quốc vừa có hệ thống lãnh đạo mới với khá nhiều vấn đề kinh tế ở bên trong, nhưng lại trở thành mối lo về an ninh cho các nước Đông Á mà không muốn Hoa Kỳ can thiệp. Phần mình, Hoa Kỳ đang gặp cảnh ngộ tôi gọi là "mỗi tuần một cuộc khủng hoảng ở nhà" cho nên lãnh đạo thu hẹp ưu tiên về đối ngoại, nôm na là tránh bị kéo vào chuyện thiên hạ, để còn lo việc nhà.
Vì vậy, dù hai quốc gia có khá nhiều mâu thuẫn về an ninh, điển hình là việc Trung Quốc xâm nhập và đánh cắp thông tin về tình báo và kinh doanh của chính quyền và doanh nghiệp Mỹ, hoặc trực tiếp đe dọa an ninh của nhiều đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á, hai bên vẫn cố nói giọng hòa hoãn và phủ nhận việc mình có những ý đồ xấu đối với bên kia.
Còn lại, nếu không đối thoại về an ninh thì có hồ sơ kinh tế giữa hai nước. Thật ra, đôi bên có cả chục vấn đề cần thảo luận và khắc phục, mà sau cùng đều không đi tới kết quả. Một thông cáo chung với những hứa hẹn vu vơ cho năm tới cũng chẳng có. Hai bên đều cho chìm xuồng tức là trì hoãn câu giờ với quyết định sẽ lại trao cho một ủy ban hỗn hợp nghiên cứu tiếp. Sau đó, Ngoại trưởng John Kerry lật đật chạy qua Trung Đông chữa lửa tại xứ Israel!
RFI : Đâu là những vấn đề kinh tế Mỹ và Trung Quốc phải cùng nhau khắc phục ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Thứ nhất, Trung Quốc áp dụng chiến lược phát triển bằng đầu tư và tín dụng trong khi nén sức tiêu thụ của thị trường nội địa, với kết quả là vẫn dựa vào xuất cảng và đạt xuất siêu với Mỹ. Thế hệ lãnh đạo mới thì biết là phải chuyển hướng, bằng cách nâng đỡ tiêu thụ của tư nhân và thu hẹp sự bành trướng của doanh nghiệp nhà nước, với hậu quả trong trung hạn là có mức tăng trưởng thấp hơn mà cân đối hơn. Dù biết và nói như vậy, họ vẫn không thể hay không muốn làm và tiếp tục kích thích kinh tế với kết quả vẫn là tăng gia xuất cảng. Đó là về đại thể.
Riêng với Hoa Kỳ thì tình hình ngoại thương với Trung Quốc chưa có cái tiến đáng kể, Mỹ vẫn bị nhập siêu khi Bắc Kinh tiếp tục can thiệp vào thị trường ngoại hối để có đồng nhân dân tệ rẻ hầu dễ bán hàng hơn. Phía Mỹ có nêu ra vấn đề can thiệp ấy mà không thể có kết quả vì thực tế thì Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ tiếp tục chính sách duy trì lãi suất thấp và bơm tiền vào kinh tế, dù có giảm dần lượng tiền bơm ra.
Thuần về kinh tế thì đấy cũng là một biện pháp can thiệp, với hậu quả là làm tiền Mỹ giảm giá và hàng Mỹ rẻ hơn nên dễ bán hơn. Vì vậy, hai bên cầu hòa.
Nếu thật sự là đối thoại chiến lược về kinh tế, và nếu Hoa Kỳ không muốn Trung Quốc bị tan rã bên trong như ông Obama phát biểu vào cuối tháng Năm, phía Mỹ đã có thể gợi ý phối hợp tiền tệ và hối đoái giữa đôi bên để Trung Quốc chuyển hướng nhẹ nhàng. Nhưng ông Obama không thể đề nghị chuyện phối hợp ấy với Quốc hội ở nhà, nhất là khi Thượng viện rất khó chịu về sự hung hăng của Trung Quốc tại Đông Á và trò ăn cắp của Bắc Kinh tại Hoa Kỳ.
Y như chuyện ngoại hối và cách định giá đồng nhân dân tệ quá thấp, vấn đề thứ hai trong quan hệ kinh tế giữa hai nước vẫn là việc Trung Quốc không tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đánh cắp công nghệ tin học của Mỹ trên không gian điện toán. Phía Mỹ thì Tổng trưởng Ngân khố có nêu vấn đề, nhưng phía Bắc Kinh vẫn chối đây đẩy và sau cùng thì Hoa Kỳ chỉ còn mong Trung Quốc sẽ biết điều hơn một chút. Tôi nghĩ rằng Quốc hội và guồng máy tư pháp Hoa Kỳ sẽ còn phải có biện pháp mạnh mẽ và cụ thể hơn lời phát biểu của phái bộ Mỹ.
Chuyện thứ ba là hai nước đã qua mấy năm đàm phán Hiệp định Đầu tư Song phương BIT mà chưa có kết quả, dù rằng phía Hoa Kỳ có sự nhượng bộ dung dị. Hiệp định này đề ra điều kiện tiếp nhận đầu tư của nước này vào nước kia mà vẫn chưa đạt thoả thuận trong khi doanh nghiệp Mỹ thất vọng về môi trường đầu tư tại Trung Quốc và doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh thì tới tấp tìm vào thị trường Mỹ từ nhiều năm qua.
Chuyện thứ tư và không thuộc về Hiệp định Đầu tư Song phương vừa nói thì có yêu cầu từ phía Hoa Kỳ là Trung Quốc phải minh bạch hóa điều kiện tiếp nhận các doanh nghiệp Mỹ và cải thiện nền tảng luật lệ để giảm bớt sức bảo vệ doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Về hồ sơ này thì tôi cho rằng điều tích cực nhất của Chính quyền Obama là hết dại dột nói đến việc mời Trung Quốc vào vòng thương thảo TPP là hệ thống Đối tác Xuyên Thái Bình dương.
RFI : Còn các lĩnh vực tin học và nông nghiệp thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trước tiên, trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Quốc tế OMC/ WTO, 29 nước đã mở vòng đàm phán về một Hiệp định Công nghệ Tín học gọi là ITA và đang tiến dần đến một thỏa thuận sơ khởi với nhau mà chưa có Trung Quốc vì Bắc Kinh không nhận một số điều kiện. Tháng Năm vừa qua, tại hội nghị APEC của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái bình dương, Đại sứ Thương mại Mỹ đưa ra một số đề nghị với tinh thần tương nhượng mà Bắc Kinh vẫn chưa chịu. Vì thế, sau hội nghị đối thoại tuần qua, tiến triển chưa thể có và tiêu chí hoàn thành Hiệp định ITA này vào Tháng 11 tới sẽ coi như bất khả chỉ vì Trung Quốc. Cũng trong lĩnh vực thông tin, Hoa Kỳ còn gặp một mâu thuẫn khác với Bắc Kinh.
RFI : Thưa anh, mâu thuẫn ấy là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Xưa nay, Trung Quốc thường đầu tư gián tiếp khi mua công khố phiếu và trái phiếu Mỹ. Từ mấy năm qua, họ còn đầu tư trực tiếp và lập công ty Trung Quốc có yết giá trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ để quảng bá thêm và để huy động vốn của Mỹ. Nhưng nếu muốn xuất hiện trên thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ để tìm vốn thì doanh nghiệp phải có sổ sách phân minh và được giám định theo tiêu chuẩn kế toán Hoa Kỳ hầu bảo vệ giới đầu tư Mỹ.
Khốn nỗi, doanh nghiệp Trung Quốc vào thị trường Mỹ lại làm ăn theo kiểu khuất tất nên một số bị đóng cửa. Một số khác thì từ chối cung cấp thông tin kế toán vì là phân bộ của tập đoàn kinh tế nhà nước. Mà tin tức hay kế toán của công ty quốc doanh lại được luật lệ Trung Quốc cho là bí mật quốc phòng, nên không được phổ biến ra ngoài! Từ năm 2012 tới nay, đôi bên cứ đôi co về chuyện này mà chưa ngã ngũ.
Có lẽ Ủy ban Kiểm soát Chứng khoán Mỹ phải đóng cửa vài chục công ty Trung Quốc đang gọi vốn tại Mỹ và tống giam vài cấp điều hành về tội sổ sách mờ ám và lường gạt giới đầu tư thì Bắc Kinh mới sửa! Quốc hội Mỹ đang thúc giục chuyện đó.
RFI : Sau cùng thì ta đến chuyện canh nông giữa hai nước. Vì sao đôi bên chưa đạt được thoả thuận có tính chất đột phá trong viêc mua bán ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Trung Quốc có dân số bằng 20% dân số toàn cầu mà có diện tích canh tác và nước ngọt chỉ bằng từ 7% đến 10% trung bình toàn cầu, cho nên đấy là một xứ ‘đói ăn’ kinh niên. Hoa Kỳ chỉ có 2% dân số lao động làm ăn trong khu vực nông nghiệp mà thừa nông sản và lương thực đến độ nông gia được trợ cấp để hãm đà sản xuất hầu giữ giá nông sản cho khỏi sụt. Khi ấy, các doanh nghiệp về canh nông hay thực phẩm Mỹ đều hý hửng với thị trường Trung Quốc có hơn một tỷ 300 triệu miệng ăn và ngày càng muốn ăn thịt hơn là ngũ cốc.
Khốn nỗi, Bắc Kinh chỉ cho nhập cảng ngô đậu của Mỹ dưới dạng để xá, "en vrac", tức là nhập vào từng thùng hạt rời thay vì mua sản phẩm hoàn tất hay hàng bán chế. Lý do lạc hậu của họ là dành việc sản xuất và nuôi gia súc cho doanh nghiệp nội địa mặc dù năng suất thì rất thấp mà ô nhiễm lại cao. Đấy cũng là một trở ngại cho nhà sản xuất Mỹ và họ gây áp lực với Chính quyền để đòi Trung Quốc mở cửa khu vực canh nông và lương thực.
Ngược lại, Trung Quốc vẫn xuất cảng vào Mỹ thực phẩm hoàn tất và cả nguyên liệu cho dược phẩm rất rẻ và có điều kiện vệ sinh an toàn rất tệ. Nhiều doanh nghiệp phân phối của Mỹ hài lòng với loại hàng rẻ tiền đó, bất chấp thực tế là rủi ro về y tế cho người tiêu thụ, Vì vậy, cơ quan FDA kiểm soát phẩm chất lương thực và dược phẩm phải cho người qua tận Trung Quốc để kiểm tra và cố vấn nhà sản xuất Trung Quốc về kỹ thuật kiểm phẩm và an ninh dịch tễ. Vấn đề này cũng gây trở ngại lớn trong quan hệ kinh tế giữa hai nước nhưng không dễ có giải pháp vì còn có sự toa rập của doanh nghiệp Mỹ nữa.
RFI : Đối thoại Mỹ -Trung vừa qua là một thất bại, không bên nào nghe bên nào thưa anh ?
Nguyễn Xuân Nghĩa : Tôi cho là sang năm mình sẽ lại nói về chuyện đối thoại ! Từ chục năm nay, Hoa Kỳ cứ mong Trung Quốc sẽ là quốc gia biết điều để cùng nước Mỹ gánh vác chuyện thế giới trong tinh thần trách nhiệm. Điều ấy chưa thể có mà ngược lại, Trung Quốc đang thành một vấn đề an ninh cho thế giới. Hoa Kỳ chưa đề cập thẳng đến vấn đề chiến lược này mà cứ cò kè bớt một thêm hai với Bắc Kinh về chuyện kinh tế theo kiểu gánh hàng xén nên cũng là quốc gia không đáng kính trọng. Vì thế mà bên này người ta mới kết luận rằng cuộc đối thoại năm nay chẳng đi tới đâu hết!
RFI : Ban Việt ngữ đài RFI xin cám ơn chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã trả lời từ Hoa Kỳ.