Tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây đã bị khuấy động sau hàng loạt động thái « khiêu khích » của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa, trực tiếp nhắm vào Việt Nam và Philippines.
Trong một bản thông cáo được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định là Bắc Kinh « hy vọng rằng các nước bên ngoài khu vực duy trì một cách nghiêm ngặt sự trung lập của mình, phân biệt rõ ràng đúng sai, và nghiêm túc tôn trọng các nỗ lực chung của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực ».
Dù không nêu đích danh, nhưng đòi hỏi nói trên rõ ràng là nhắm vào Hoa Kỳ. Hôm 10/07 vừa qua, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các Vấn đề Chiến lược và Đa phương, đã cho rằng việc làm cho Biển Đông căng thẳng không phải là trách nhiệm của một nước duy nhất, nhưng quan điểm của Hoa Kỳ là chính các hành vi « khiêu khích và đơn phương » của Trung Quốc đã làm dấy lên nghi vấn về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Do đó, Washington kêu gọi các nước đình chỉ - từ tiếng Anh là freeze, nghĩa là đóng băng - mọi hành động có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm.
Theo ông Fuchs, mỗi quốc gia tranh chấp đều có quyền quyết định xem cần phải đình chỉ hoạt động nào, từ việc không thiết lập cơ sở mới cho đến việc lấn chiếm vùng lãnh thổ mà nước khác đã trấn giữ từ trước năm 2002, là năm mà khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
Vấn đề là Trung Quốc lại đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền đối nghịch của các láng giềng Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Mới đây, Bắc Kinh đã Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các công trình xây dựng trên các thực thể địa dư tại vùng Trường Sa mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Philippines và Việt Nam.
Vào hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông, và yêu cầu tất cả các nước khác triệt thoái toàn bộ lực lượng và thiết bị của mình ra khỏi các hòn đảo mà Trung Quốc cho là đã bị « xâm chiếm bất hợp pháp ».
Đồng thời với việc đòi Mỹ không can thiệp, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường cố hữu là tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc đàm phán tay đôi giữa các nước với nhau, một giải pháp bị cho là để Bắc Kinh dễ bắt nạt các nước nhỏ hơn.
Trong một bản thông cáo được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác định là Bắc Kinh « hy vọng rằng các nước bên ngoài khu vực duy trì một cách nghiêm ngặt sự trung lập của mình, phân biệt rõ ràng đúng sai, và nghiêm túc tôn trọng các nỗ lực chung của các nước trong khu vực trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực ».
Dù không nêu đích danh, nhưng đòi hỏi nói trên rõ ràng là nhắm vào Hoa Kỳ. Hôm 10/07 vừa qua, nhân cuộc hội thảo về Biển Đông tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, ông Michael Fuchs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các Vấn đề Chiến lược và Đa phương, đã cho rằng việc làm cho Biển Đông căng thẳng không phải là trách nhiệm của một nước duy nhất, nhưng quan điểm của Hoa Kỳ là chính các hành vi « khiêu khích và đơn phương » của Trung Quốc đã làm dấy lên nghi vấn về sự sẵn sàng tuân thủ luật pháp quốc tế của Bắc Kinh. Do đó, Washington kêu gọi các nước đình chỉ - từ tiếng Anh là freeze, nghĩa là đóng băng - mọi hành động có nguy cơ làm tình hình căng thẳng thêm.
Theo ông Fuchs, mỗi quốc gia tranh chấp đều có quyền quyết định xem cần phải đình chỉ hoạt động nào, từ việc không thiết lập cơ sở mới cho đến việc lấn chiếm vùng lãnh thổ mà nước khác đã trấn giữ từ trước năm 2002, là năm mà khối ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông DOC.
Vấn đề là Trung Quốc lại đòi quyền sở hữu trên hầu như toàn bộ Biển Đông, bất chấp các tuyên bố chủ quyền đối nghịch của các láng giềng Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Mới đây, Bắc Kinh đã Trung Quốc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy các công trình xây dựng trên các thực thể địa dư tại vùng Trường Sa mà họ đã dùng võ lực đánh chiếm từ tay Philippines và Việt Nam.
Vào hôm nay, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục nhắc lại rằng Bắc Kinh có chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông, và yêu cầu tất cả các nước khác triệt thoái toàn bộ lực lượng và thiết bị của mình ra khỏi các hòn đảo mà Trung Quốc cho là đã bị « xâm chiếm bất hợp pháp ».
Đồng thời với việc đòi Mỹ không can thiệp, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường cố hữu là tranh chấp chủ quyền chỉ có thể giải quyết bằng các cuộc đàm phán tay đôi giữa các nước với nhau, một giải pháp bị cho là để Bắc Kinh dễ bắt nạt các nước nhỏ hơn.