Mới đây nhất, hôm nay 12/07, báo Sài Gòn Giải Phóng thông báo 7 ngư dân tỉnh Quảng Bình hiện đang bị Trung Quốc giam giữ cũng tại đảo Hải Nam. Theo thông tin từ địa phương, tàu cá QB 93256TS bị vây bắt hồi giữa tháng 6/2014, khi đang hành nghề cùng một tốp 50 đến 60 tàu Việt Nam khác.
Về chủ đề ngư dân bị Trung Quốc bắt tại Biển Đông và phản ứng của chính quyền Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với Luật gia Hoàng Việt, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển, Liên đoàn luật sư Việt Nam.
RFI : Thưa Luật gia Hoàng Việt, sau khi tàu cá Việt Nam QNg 94912, cùng sáu thủy thủ bị Trung Quốc bắt giữ, trong dư luận Việt Nam có nhiều ý kiến chỉ trích phản ứng chậm trễ, thái độ « im lặng » hay nói cách khác sự nhu nhược của chính quyền. Về vấn đề này, xin ông cho biết các nhận định sơ bộ.
Luật gia Hoàng Việt : Trước hết, tôi chưa rõ các ngư dân bị bắt tại các vùng biển nào. Bởi vì thông tin đưa ra là sáu ngư dân bị bắt ở cửa Vịnh Bắc Bộ, nhưng tôi nhận được thông tin khác. Tức là, nói chung không rõ họ bị bắt tại vùng biển nào.
Trong Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã phân định từ năm 2000, nhưng ở cửa Vịnh Bắc Bộ, hai bên vẫn đang tiếp xúc để đàm phán. Hiện nay, việc phân định cửa Vịnh Bắc Bộ vẫn đang gặp trở ngại. Bởi vì, phía Trung Quốc họ đưa ra quan điểm « chủ quyền thuộc ta/thuộc ngã, gác tranh chấp cùng khai thác ». Và khi đàm phán để phân định cửa Vịnh Bắc Bộ, họ vẫn dựa vào « đường Lưỡi bò ». Cho nên phía Việt Nam kiên quyết không chấp nhận trường hợp đó.
Trong trường hợp vùng cửa Vịnh Bắc Bộ là vùng chưa có sự phân định, thì theo tinh thần của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, trong điều 74 và điều 83, trong khoản 3 có quy định rằng, khi chưa có sự phân định thì các bên phải có sự thiện chí với nhau. Nhưng tôi vẫn cho rằng, hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy họ không có sự thiện chí. Đặc biệt sự kiện mới nhất là tháng 5/2014, Trung Quốc đặt giàn khoan 981 (giàn khoan Haiyang Shiyou 981) ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam và đến giờ họ cũng chưa rút ra.
Còn vấn đề phản ứng của phía Việt Nam, tôi vẫn cho rằng là ở đây có nhiều điều khó khăn. Thứ nhất là Việt Nam là một nước láng giềng của Trung Quốc, và so với tiềm lực của Trung Quốc thì Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Cho nên, Việt Nam vẫn chọn một phương án là Việt Nam cố gắng duy trì các biện pháp hòa bình, gọi là tối đa, với Trung Quốc.
RFI : Trong vụ 6 ngư dân vừa bị bắt giữ, câu hỏi đặt ra là : tại sao chính quyền Việt Nam không làm được công việc xác minh vị trí hành nghề của ngư dân nước mình (mà theo thông tin báo chí trong nước, có nhiều tàu bè Việt Nam hoạt động tại địa điểm này vào thời điểm tàu QNg 94912 bị bắt) ? Trong trường hợp này, nhiều người quan tâm có cảm giác là chính quyền Việt Nam thoái thác trách nhiệm xác minh thông tin, và đẩy trái bóng về phía Trung Quốc. Điều này gây một tâm trạng hoang mang trong công luận. Xin ông cho biết quan điểm.
Luật gia Hoàng Việt : Thực ra, phía Việt Nam không phải là họ thoái thác đâu. Thực ra là trình độ quản lý của Việt Nam có nhiều vấn đề. Đặc biệt trong quản lý biển, Việt Nam vẫn không đủ tiềm lực, không đủ phương tiện kỹ thuật để có thể quản lý được những vấn đề đó (cụ thể là việc xác định vị trí tọa độ nơi làm việc của ngư dân – ndr). Ngay cả trên đất liền, trong nội địa của Việt Nam, việc quản lý của chính quyền luôn luôn là chuyện mà người dân có các phản ứng.
Đến thời điểm này, tôi khẳng định là Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến thế đường cùng, và Việt Nam đã phản ứng, nói chung là đã có phản ứng gần như là rất cấp bách. Chỉ có điều là, để tìm ra một hướng đi, một chiến lược để đối phó với các hành động của Trung Quốc, thì Việt Nam thực sự là cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng.
RFI : Câu hỏi đặt ra là, nếu như chính quyền Việt Nam không đủ khả năng xac định được tọa độ nơi các ngư dân bị bắt, thì tại sao chính quyền lại không minh bạch về sự bất lực này, về thực tế này ? Tại sao chính quyền không để cho các cơ sở nào có năng lực tham gia vào chuyện này, hoặc ít ra mở ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này ?
Luật gia Hoàng Việt : Cá nhân tôi cho rằng Nhà nước vẫn chưa làm được tròn nhiệm vụ bảo vệ các công dân của mình.
Nhưng mà ở Việt Nam có nhiều vấn đề, và không phải chỉ riêng vấn đề này. Ở một chính thể như Việt Nam, các cơ quan bao giờ họ cũng không muốn nhận trách nhiệm về phía mình. Chuyện quy trách nhiệm là chuyện rất dài. Đối với Việt Nam (chuyện này - ndr) bây giờ là sự loay hoay dài.
Tôi thì đặt ra vấn đề là, chính phủ Việt Nam bây giờ phải đặt ra đối sách, một chiến lược đối phó với các hành động của Trung Quốc trong tương lai. Bởi vì, những hành động của Trung Quốc không chỉ xảy ra trong hiện tại, mà nó sẽ tiếp tục kéo dài với một tốc độ cao hơn trong tương lai.
RFI : Thưa ông, chúng ta có thể hình dung trong thời gian ít ngày nữa, hải cảnh Trung Quốc lại có một vụ bắt giữ các ngư dân Việt Nam đang làm việc trên ngư trường, thì ông có nghĩ rằng có khả năng lúc đó chính quyền Việt Nam sẽ lại yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp tọa độ nơi họ bị bắt, trong khi về phần mình không đưa ra thông tin gì ?
Luật gia Hoàng Việt : Tôi xin trở lại ý lúc nãy là, nếu Việt Nam có một chiến lược để đối phó với Trung Quốc trong một thời gian tới, thì Việt Nam sẽ có một hướng đi khác. (Còn nếu không), thì rõ ràng Việt Nam sẽ vẫn loay hoay như trong thời gian vừa rồi.
Trong thời gian vừa rồi, với sự kiện 981 (giàn khoan Hải Dương 981) một mặt, Việt Nam đã kìm chế được, để không khiến tranh chấp trở thành xung đột quân sự, đó là điều tốt. Nhưng nếu trong thời gian sắp tới mà Việt Nam vẫn cứ phản ứng như vậy, thì điều này cho thấy Việt Nam đã bị động và bị lúng túng trong việc đưa ra các biện pháp. Tôi vẫn nghiêng về khả năng là, đến giờ Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một chiến lược nào rõ ràng, cụ thể cả…
Còn đương nhiên là phía Việt Nam có cái khó của họ. Tức là chính phủ Việt Nam cho rằng về mọi mặt, họ yếu hơn Trung Quốc. Vậy thì, giữa một bên yếu và một bên mạnh, thì sẽ đối xử như thế nào. Về cái này, cũng có nhiều vấn đề để tranh luận…
Tôi vẫn hy vọng chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra một chiến lược rõ ràng. Có lẽ là trong thời gian sắp tới phía Việt Nam cũng đang muốn đưa sự kiện giàn khoan ra một tòa án quốc tế nào đó. Phía Việt Nam có vẻ đang quyết tâm trong trường hợp đó. Thế còn quyết tâm đến mức nào, tôi cũng chưa biết. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam quyết tâm, bởi vì Việt Nam bị dồn tới chân tường, Việt Nam cũng sẽ làm tất cả mọi cách Việt Nam có thể làm, để bảo vệ những lợi ích của mình, trong đó có sử dụng biện pháp pháp lý.
RFI : Thưa ông, trong thời gian chờ đợi Việt Nam kiện Trung Quốc, nếu như chính quyền vẫn tiếp tục ở thế « loay hoay » này, thì phải chăng số phận của người ngư dân Việt Nam vẫn ở trong tình trạng hết sức bấp bênh, vì không nhận được ủng hộ thực sự từ chính quyền ?
Luật gia Hoàng Việt : Thực sự mà nói ngư dân họ cũng là những người rất dũng cảm, khi làm công việc đánh bắt trên biển. Cho đến bây giờ (chính quyền) Việt Nam đang cố gắng, nỗ lực hết sức. Chỉ có vấn đề là nỗ lực này đạt được mức độ nào, thì chúng ta vẫn phải chờ đợi.
Cho đến bây giờ Việt Nam cũng có nhiều tuyên bố, cũng như định hướng, nhưng những tuyên bố và định hướng này không biết có phù hợp và đáp ứng được… trong hoàn cảnh thực tế hay không. Phía chính phủ Việt Nam họ cũng đưa ra được nhiều vấn đề đấy, nhưng còn để nhận xét được những chính sách của họ, có lẽ chúng ta phải chờ thêm một thời gian tới nữa.
RFI : Có một câu hỏi là phải chăng báo chí hay dư luận trong nước có phản ứng quá nương nhẹ với chính quyền, vì thế mà chính quyền chưa thực sự đối mặt với sự thật, tức khả năng hạn chế của mình, và vì không đối diện với sự thật, nên cũng không có quyết tâm thay đổi, cải thiện năng lực của mình, cụ thể như trong việc chủ động, nhanh chóng xác định được vị trí các ngư dân Việt Nam làm việc hay nơi họ bị bắt ?
Luật gia Hoàng Việt : Theo quan điểm của riêng tôi, dư luận trong nước cũng không nuông chiều đâu. Có vẻ như đây là những điều trên các báo chính thức, tức « lề phải ». Còn bên « lề trái » cũng có nhiều ý kiến ghê gớm lắm. Và thông tin và truyền thông bây giờ không chỉ là «lề phải », mà có « lề trái » nữa. Nói vui là « lề trái » thôi, nhưng thực ra có rất nhiều tiếng nói của người dân ở đây.
Vấn đề ở đây là chính phủ Việt Nam cũng gặp những khó khăn. Khả năng họ làm được cái gì, cái đấy tôi không dám nhận xét. Nhưng tôi chỉ nhận xét một vấn đề là. Cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một chiến lược rõ ràng, để đối đầu, hoặc là chống lại những ảnh hưởng và những hành động sai trái từ phía Trung Quốc.
Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều. Chính phủ Việt Nam nỗ lực rất nhiều, nhưng chỉ là nỗ lực trong những biện pháp gọi là ‘‘tình thế’’, tức là giải quyết những vấn đề trước mắt, chứ còn để cho một tầm lâu dài, để thống nhất và đưa ra được một chiến lược khiến cả nước cùng chụm lại, thì tôi vẫn nghĩ rằng Việt Nam vẫn đang loay hoay.
Với tư cách một nhà nghiên cứu về Biển Đông, tôi khẳng định rằng tranh chấp Biển Đông sẽ kéo dài hàng trăm năm kế tiếp, chứ không chỉ là giải quyết ngay trong thời gian này. Tuy nhiên, mỗi thời gian sẽ có một nhiệm vụ. Việc chính phủ Việt Nam bằng mọi giá phải làm được, đó là phải giữ được các vùng biển, mà Việt Nam sẽ được hưởng theo các quy định của Công ước về Luật biển, trong đó có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam sẽ được hưởng và Việt Nam sẽ phải làm mọi cách để giải quyết vấn đề đó.
Và vì vậy, bảo vệ quyền của ngư dân cũng là bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển của Việt Nam được sự công nhận của Công ước Luật biển 1982.
RFI : Xin cảm ơn Luật gia Hoàng Việt.
Về chủ đề ngư dân bị Trung Quốc bắt tại Biển Đông và phản ứng của chính quyền Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với Luật gia Hoàng Việt, thành viên Ban nghiên cứu Luật Biển, Liên đoàn luật sư Việt Nam.
RFI : Thưa Luật gia Hoàng Việt, sau khi tàu cá Việt Nam QNg 94912, cùng sáu thủy thủ bị Trung Quốc bắt giữ, trong dư luận Việt Nam có nhiều ý kiến chỉ trích phản ứng chậm trễ, thái độ « im lặng » hay nói cách khác sự nhu nhược của chính quyền. Về vấn đề này, xin ông cho biết các nhận định sơ bộ.
Luật gia Hoàng Việt : Trước hết, tôi chưa rõ các ngư dân bị bắt tại các vùng biển nào. Bởi vì thông tin đưa ra là sáu ngư dân bị bắt ở cửa Vịnh Bắc Bộ, nhưng tôi nhận được thông tin khác. Tức là, nói chung không rõ họ bị bắt tại vùng biển nào.
Trong Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam và Trung Quốc đã phân định từ năm 2000, nhưng ở cửa Vịnh Bắc Bộ, hai bên vẫn đang tiếp xúc để đàm phán. Hiện nay, việc phân định cửa Vịnh Bắc Bộ vẫn đang gặp trở ngại. Bởi vì, phía Trung Quốc họ đưa ra quan điểm « chủ quyền thuộc ta/thuộc ngã, gác tranh chấp cùng khai thác ». Và khi đàm phán để phân định cửa Vịnh Bắc Bộ, họ vẫn dựa vào « đường Lưỡi bò ». Cho nên phía Việt Nam kiên quyết không chấp nhận trường hợp đó.
Trong trường hợp vùng cửa Vịnh Bắc Bộ là vùng chưa có sự phân định, thì theo tinh thần của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, trong điều 74 và điều 83, trong khoản 3 có quy định rằng, khi chưa có sự phân định thì các bên phải có sự thiện chí với nhau. Nhưng tôi vẫn cho rằng, hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy họ không có sự thiện chí. Đặc biệt sự kiện mới nhất là tháng 5/2014, Trung Quốc đặt giàn khoan 981 (giàn khoan Haiyang Shiyou 981) ngay trong vùng thềm lục địa của Việt Nam và đến giờ họ cũng chưa rút ra.
Còn vấn đề phản ứng của phía Việt Nam, tôi vẫn cho rằng là ở đây có nhiều điều khó khăn. Thứ nhất là Việt Nam là một nước láng giềng của Trung Quốc, và so với tiềm lực của Trung Quốc thì Việt Nam nhỏ hơn rất nhiều. Cho nên, Việt Nam vẫn chọn một phương án là Việt Nam cố gắng duy trì các biện pháp hòa bình, gọi là tối đa, với Trung Quốc.
RFI : Trong vụ 6 ngư dân vừa bị bắt giữ, câu hỏi đặt ra là : tại sao chính quyền Việt Nam không làm được công việc xác minh vị trí hành nghề của ngư dân nước mình (mà theo thông tin báo chí trong nước, có nhiều tàu bè Việt Nam hoạt động tại địa điểm này vào thời điểm tàu QNg 94912 bị bắt) ? Trong trường hợp này, nhiều người quan tâm có cảm giác là chính quyền Việt Nam thoái thác trách nhiệm xác minh thông tin, và đẩy trái bóng về phía Trung Quốc. Điều này gây một tâm trạng hoang mang trong công luận. Xin ông cho biết quan điểm.
Luật gia Hoàng Việt : Thực ra, phía Việt Nam không phải là họ thoái thác đâu. Thực ra là trình độ quản lý của Việt Nam có nhiều vấn đề. Đặc biệt trong quản lý biển, Việt Nam vẫn không đủ tiềm lực, không đủ phương tiện kỹ thuật để có thể quản lý được những vấn đề đó (cụ thể là việc xác định vị trí tọa độ nơi làm việc của ngư dân – ndr). Ngay cả trên đất liền, trong nội địa của Việt Nam, việc quản lý của chính quyền luôn luôn là chuyện mà người dân có các phản ứng.
Đến thời điểm này, tôi khẳng định là Trung Quốc đã đẩy Việt Nam đến thế đường cùng, và Việt Nam đã phản ứng, nói chung là đã có phản ứng gần như là rất cấp bách. Chỉ có điều là, để tìm ra một hướng đi, một chiến lược để đối phó với các hành động của Trung Quốc, thì Việt Nam thực sự là cho đến bây giờ vẫn còn lúng túng.
RFI : Câu hỏi đặt ra là, nếu như chính quyền Việt Nam không đủ khả năng xac định được tọa độ nơi các ngư dân bị bắt, thì tại sao chính quyền lại không minh bạch về sự bất lực này, về thực tế này ? Tại sao chính quyền không để cho các cơ sở nào có năng lực tham gia vào chuyện này, hoặc ít ra mở ra các giải pháp để giải quyết vấn đề này ?
Luật gia Hoàng Việt : Cá nhân tôi cho rằng Nhà nước vẫn chưa làm được tròn nhiệm vụ bảo vệ các công dân của mình.
Nhưng mà ở Việt Nam có nhiều vấn đề, và không phải chỉ riêng vấn đề này. Ở một chính thể như Việt Nam, các cơ quan bao giờ họ cũng không muốn nhận trách nhiệm về phía mình. Chuyện quy trách nhiệm là chuyện rất dài. Đối với Việt Nam (chuyện này - ndr) bây giờ là sự loay hoay dài.
Tôi thì đặt ra vấn đề là, chính phủ Việt Nam bây giờ phải đặt ra đối sách, một chiến lược đối phó với các hành động của Trung Quốc trong tương lai. Bởi vì, những hành động của Trung Quốc không chỉ xảy ra trong hiện tại, mà nó sẽ tiếp tục kéo dài với một tốc độ cao hơn trong tương lai.
RFI : Thưa ông, chúng ta có thể hình dung trong thời gian ít ngày nữa, hải cảnh Trung Quốc lại có một vụ bắt giữ các ngư dân Việt Nam đang làm việc trên ngư trường, thì ông có nghĩ rằng có khả năng lúc đó chính quyền Việt Nam sẽ lại yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp tọa độ nơi họ bị bắt, trong khi về phần mình không đưa ra thông tin gì ?
Luật gia Hoàng Việt : Tôi xin trở lại ý lúc nãy là, nếu Việt Nam có một chiến lược để đối phó với Trung Quốc trong một thời gian tới, thì Việt Nam sẽ có một hướng đi khác. (Còn nếu không), thì rõ ràng Việt Nam sẽ vẫn loay hoay như trong thời gian vừa rồi.
Trong thời gian vừa rồi, với sự kiện 981 (giàn khoan Hải Dương 981) một mặt, Việt Nam đã kìm chế được, để không khiến tranh chấp trở thành xung đột quân sự, đó là điều tốt. Nhưng nếu trong thời gian sắp tới mà Việt Nam vẫn cứ phản ứng như vậy, thì điều này cho thấy Việt Nam đã bị động và bị lúng túng trong việc đưa ra các biện pháp. Tôi vẫn nghiêng về khả năng là, đến giờ Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một chiến lược nào rõ ràng, cụ thể cả…
Còn đương nhiên là phía Việt Nam có cái khó của họ. Tức là chính phủ Việt Nam cho rằng về mọi mặt, họ yếu hơn Trung Quốc. Vậy thì, giữa một bên yếu và một bên mạnh, thì sẽ đối xử như thế nào. Về cái này, cũng có nhiều vấn đề để tranh luận…
Tôi vẫn hy vọng chính quyền Việt Nam sẽ đưa ra một chiến lược rõ ràng. Có lẽ là trong thời gian sắp tới phía Việt Nam cũng đang muốn đưa sự kiện giàn khoan ra một tòa án quốc tế nào đó. Phía Việt Nam có vẻ đang quyết tâm trong trường hợp đó. Thế còn quyết tâm đến mức nào, tôi cũng chưa biết. Nhưng tôi cho rằng Việt Nam quyết tâm, bởi vì Việt Nam bị dồn tới chân tường, Việt Nam cũng sẽ làm tất cả mọi cách Việt Nam có thể làm, để bảo vệ những lợi ích của mình, trong đó có sử dụng biện pháp pháp lý.
RFI : Thưa ông, trong thời gian chờ đợi Việt Nam kiện Trung Quốc, nếu như chính quyền vẫn tiếp tục ở thế « loay hoay » này, thì phải chăng số phận của người ngư dân Việt Nam vẫn ở trong tình trạng hết sức bấp bênh, vì không nhận được ủng hộ thực sự từ chính quyền ?
Luật gia Hoàng Việt : Thực sự mà nói ngư dân họ cũng là những người rất dũng cảm, khi làm công việc đánh bắt trên biển. Cho đến bây giờ (chính quyền) Việt Nam đang cố gắng, nỗ lực hết sức. Chỉ có vấn đề là nỗ lực này đạt được mức độ nào, thì chúng ta vẫn phải chờ đợi.
Cho đến bây giờ Việt Nam cũng có nhiều tuyên bố, cũng như định hướng, nhưng những tuyên bố và định hướng này không biết có phù hợp và đáp ứng được… trong hoàn cảnh thực tế hay không. Phía chính phủ Việt Nam họ cũng đưa ra được nhiều vấn đề đấy, nhưng còn để nhận xét được những chính sách của họ, có lẽ chúng ta phải chờ thêm một thời gian tới nữa.
RFI : Có một câu hỏi là phải chăng báo chí hay dư luận trong nước có phản ứng quá nương nhẹ với chính quyền, vì thế mà chính quyền chưa thực sự đối mặt với sự thật, tức khả năng hạn chế của mình, và vì không đối diện với sự thật, nên cũng không có quyết tâm thay đổi, cải thiện năng lực của mình, cụ thể như trong việc chủ động, nhanh chóng xác định được vị trí các ngư dân Việt Nam làm việc hay nơi họ bị bắt ?
Luật gia Hoàng Việt : Theo quan điểm của riêng tôi, dư luận trong nước cũng không nuông chiều đâu. Có vẻ như đây là những điều trên các báo chính thức, tức « lề phải ». Còn bên « lề trái » cũng có nhiều ý kiến ghê gớm lắm. Và thông tin và truyền thông bây giờ không chỉ là «lề phải », mà có « lề trái » nữa. Nói vui là « lề trái » thôi, nhưng thực ra có rất nhiều tiếng nói của người dân ở đây.
Vấn đề ở đây là chính phủ Việt Nam cũng gặp những khó khăn. Khả năng họ làm được cái gì, cái đấy tôi không dám nhận xét. Nhưng tôi chỉ nhận xét một vấn đề là. Cho đến bây giờ, Việt Nam vẫn chưa đưa ra được một chiến lược rõ ràng, để đối đầu, hoặc là chống lại những ảnh hưởng và những hành động sai trái từ phía Trung Quốc.
Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều. Chính phủ Việt Nam nỗ lực rất nhiều, nhưng chỉ là nỗ lực trong những biện pháp gọi là ‘‘tình thế’’, tức là giải quyết những vấn đề trước mắt, chứ còn để cho một tầm lâu dài, để thống nhất và đưa ra được một chiến lược khiến cả nước cùng chụm lại, thì tôi vẫn nghĩ rằng Việt Nam vẫn đang loay hoay.
Với tư cách một nhà nghiên cứu về Biển Đông, tôi khẳng định rằng tranh chấp Biển Đông sẽ kéo dài hàng trăm năm kế tiếp, chứ không chỉ là giải quyết ngay trong thời gian này. Tuy nhiên, mỗi thời gian sẽ có một nhiệm vụ. Việc chính phủ Việt Nam bằng mọi giá phải làm được, đó là phải giữ được các vùng biển, mà Việt Nam sẽ được hưởng theo các quy định của Công ước về Luật biển, trong đó có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam sẽ được hưởng và Việt Nam sẽ phải làm mọi cách để giải quyết vấn đề đó.
Và vì vậy, bảo vệ quyền của ngư dân cũng là bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển của Việt Nam được sự công nhận của Công ước Luật biển 1982.
RFI : Xin cảm ơn Luật gia Hoàng Việt.