Cuộc họp được tổ chức tại tư dinh Đại sứ Mỹ ở La Haye và trước lúc vào họp, hai lãnh đạo Đông Bắc Á đều ít nhiều tỏ thiện chí, đặc biệt là Nhật Bản.
Theo hãng AFP, trước lúc mở ra cuộc họp tay ba Mỹ-Nhật- Hàn, Thủ tướng Abe tuyên bố hy vọng là các bên « sẽ có một cuộc thảo luận thẳng thắn về các vấn đề an ninh ở Đông Á ». Ông tỏ ý hy vọng rằng cuộc họp này « sẽ là bước đầu tiên » để tăng cường hợp tác với Seoul.
Về phần Hàn Quốc, thái độ có phần cứng rắn hơn khi phát ngôn viên của Tổng thống Park Geun Hye không nói gì đến Nhật Bản mà chỉ cho rằng « Phần lớn các cuộc thảo luận phải được dành cho Bắc Triều Tiên », đặc biệt là « vấn đề hạt nhân ».
Trong thời gian gần đây, Seoul đã lên án ông Abe - nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa triệt để - về chuyến thăm hôm 26/12/2013 đến đền Yasukuni tại Tokyo, nơi tôn vinh 2,5 triệu tử sĩ Nhật Bản, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh bị kết án sau năm 1945.
Tổng thống Hàn Quốc cũng bày tỏ nỗi lo ngại về khả năng Tokyo « xét lại » lời xin lỗi chính thức vào năm 1993 về các hành vi tội ác của Nhật thời họ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, trong đó có hồ sơ buộc phụ nữ Triều Tiên và một số nước khác làm gái giải sầu phục vụ quân đội Nhật.
Ngày 14/03/2014 Thủ tướng Abe đã cam đoan là ông không hề có ý định nuốt lại lời xin lỗi. Phản ứng của Tổng thống Park sau đó tuy nhiên vẫn dè dặt. Bà đánh giá là tuyên bố có ông Abe « có tính chất trấn an », nhưng vẫn tỏ vẻ hoài nghi về thực tâm của Nhật Bản.
Trong một bài phỏng vấn giành cho một tờ báo Đức, bà Park Geun Hye cho rằng « Chính phủ Nhật Bản phải gửi tín hiệu rõ ràng và có hành động cụ thể để khôi phục lại sự tin tưởng ».
Căng thẳng nẩy sinh giữa Seoul và Tokyo đã khiến cho Hoa Kỳ hết sức lo ngại vì Nhật Bản và Hàn Quốc đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược xoay trục qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.
Theo hãng AFP, trước lúc mở ra cuộc họp tay ba Mỹ-Nhật- Hàn, Thủ tướng Abe tuyên bố hy vọng là các bên « sẽ có một cuộc thảo luận thẳng thắn về các vấn đề an ninh ở Đông Á ». Ông tỏ ý hy vọng rằng cuộc họp này « sẽ là bước đầu tiên » để tăng cường hợp tác với Seoul.
Về phần Hàn Quốc, thái độ có phần cứng rắn hơn khi phát ngôn viên của Tổng thống Park Geun Hye không nói gì đến Nhật Bản mà chỉ cho rằng « Phần lớn các cuộc thảo luận phải được dành cho Bắc Triều Tiên », đặc biệt là « vấn đề hạt nhân ».
Trong thời gian gần đây, Seoul đã lên án ông Abe - nổi tiếng với quan điểm dân tộc chủ nghĩa triệt để - về chuyến thăm hôm 26/12/2013 đến đền Yasukuni tại Tokyo, nơi tôn vinh 2,5 triệu tử sĩ Nhật Bản, trong đó có 14 tội phạm chiến tranh bị kết án sau năm 1945.
Tổng thống Hàn Quốc cũng bày tỏ nỗi lo ngại về khả năng Tokyo « xét lại » lời xin lỗi chính thức vào năm 1993 về các hành vi tội ác của Nhật thời họ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, trong đó có hồ sơ buộc phụ nữ Triều Tiên và một số nước khác làm gái giải sầu phục vụ quân đội Nhật.
Ngày 14/03/2014 Thủ tướng Abe đã cam đoan là ông không hề có ý định nuốt lại lời xin lỗi. Phản ứng của Tổng thống Park sau đó tuy nhiên vẫn dè dặt. Bà đánh giá là tuyên bố có ông Abe « có tính chất trấn an », nhưng vẫn tỏ vẻ hoài nghi về thực tâm của Nhật Bản.
Trong một bài phỏng vấn giành cho một tờ báo Đức, bà Park Geun Hye cho rằng « Chính phủ Nhật Bản phải gửi tín hiệu rõ ràng và có hành động cụ thể để khôi phục lại sự tin tưởng ».
Căng thẳng nẩy sinh giữa Seoul và Tokyo đã khiến cho Hoa Kỳ hết sức lo ngại vì Nhật Bản và Hàn Quốc đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược xoay trục qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ.