Theo AFP, vào lúc trưa đã cps đến 70 000 người ở quảng trường. Trả lời hãng tin Pháp, một công chức trẻ tuổi Oleksandr Zaveroukha, đến từ thành phố Goussiatyne ở miền Tây, hy vọng là chính quyền sẽ nhượng bộ và thỏa thuận với phe đối lập sẽ có kết quả. Theo người này,«chính quyền không khác gì hải tặc Somalia, bắt con tin và sau đó thương lượng. ». Thanh niên này nhận định rằng cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraina Ianoukovitch, thứ Sáu vừa qua, « không thể mang lại điều gì tốt lành », vì một cố vấn của ông Putin đã đánh giá những người phản kháng ở quãng trường Maiden chỉ là những kẻ quá khích.
Những người chiếm đóng quãng trường khẳng định họ không lùi bước, đấu tranh đến cùng. Họ muốn phe đối lập không chỉ hô hào trên bục diễn đàn, mà phải cương quyết hơn, đòi bầu cử trước thời hạn, một hiến pháp mới, nếu không thì tấ cả sẽ vẫn như cũ.
Theo giới quan sát, Tổng thống Ianoukovitch, trên nguyên tắc, có một số chọn lựa, nhưng ông cũng đang bị nhiều sức ép. Sức ép mạnh nhất dĩ nhiên là từ phía Nga, đã trợ giúp tài chính, 15 tỷ đô la, hạ 1/3 giá khí đốt, đánh đổi với việc Ukraina không ký thỏa thuận liên kết với Châu Âu. Trợ giúp trên rất cần thiết vào lúc Ukraina gần như mất khả năng chi trả, ông Ianoukovitch hầu như giao cho Nga quyền định đoạt.
Hiện nay thì Nga, cũng như Hoa Kỳ, Châu Âu đang chờ đợi ông Ianoukovitch cử một Thủ tướng mới thay thế ông Mykola Azarof, đã từ nhiệm ngày 28/01. Nhưng theo đánh giá chung, Tổng thống Ukraina khó tìm được một người có thể làm vừa lòng cả 3 khối : Nga muốn Kiev tôn trọng các cam kết, Hoa Kỳ và Châu Âu muốn một chính phủ ‘kỹ thuật’, đoàn kết quốc gia mà trong đó phe đối lập có một ảnh hưởng thực sự.
Những người chiếm đóng quãng trường khẳng định họ không lùi bước, đấu tranh đến cùng. Họ muốn phe đối lập không chỉ hô hào trên bục diễn đàn, mà phải cương quyết hơn, đòi bầu cử trước thời hạn, một hiến pháp mới, nếu không thì tấ cả sẽ vẫn như cũ.
Theo giới quan sát, Tổng thống Ianoukovitch, trên nguyên tắc, có một số chọn lựa, nhưng ông cũng đang bị nhiều sức ép. Sức ép mạnh nhất dĩ nhiên là từ phía Nga, đã trợ giúp tài chính, 15 tỷ đô la, hạ 1/3 giá khí đốt, đánh đổi với việc Ukraina không ký thỏa thuận liên kết với Châu Âu. Trợ giúp trên rất cần thiết vào lúc Ukraina gần như mất khả năng chi trả, ông Ianoukovitch hầu như giao cho Nga quyền định đoạt.
Hiện nay thì Nga, cũng như Hoa Kỳ, Châu Âu đang chờ đợi ông Ianoukovitch cử một Thủ tướng mới thay thế ông Mykola Azarof, đã từ nhiệm ngày 28/01. Nhưng theo đánh giá chung, Tổng thống Ukraina khó tìm được một người có thể làm vừa lòng cả 3 khối : Nga muốn Kiev tôn trọng các cam kết, Hoa Kỳ và Châu Âu muốn một chính phủ ‘kỹ thuật’, đoàn kết quốc gia mà trong đó phe đối lập có một ảnh hưởng thực sự.