Le Figaro đưa tít trên trang nhất “Putin khai mạc Thế vận hội mang dấu ấn sự hùng mạnh của nước Nga”. Tại buổi lễ, người xem được thấy toàn bộ lịch sử nước Nga vĩ đại. Thế nhưng, sự hoành tráng lộng lẫy của lễ khai mạc cũng không che đậy được “Mặt trái của chiếc mề đay” như tựa đề nhận định bài viết trong mục Tranh luận trên trang 16.
Tác giả bài viết Thomas Gomart, giám đốc phát triển chiến lược của Ifri ghi nhận, hiện nay ông Putin đang phải đối mặt với ba thách thức lớn: khủng hoảng Ukraina, sự đình trệ kinh tế và các thỏa thuận thương mại với các quốc gia châu Âu và châu Á. Trong khi đó, ngay trong nước, uy tín của tổng thống Nga đã sụt giảm đáng kể. Hơn 50% người Nga không tán đồng với các chính sách của chính phủ.
Nhật báo thiên tả Libération cũng đồng thanh tương ứng khi đi sâu vào chi tiết. Tờ báo cho rằng lễ khai mạc “vượt quá mức dự án do Putin đề xướng”. Thật ra đây là dịp để ông Putin chứng tỏ với toàn thế giới về đất nước mà ông ta đã xây dựng nên trong 14 năm cầm quyền”, Libération nhận định trong bài viết đề tựa “Những đỉnh cao vinh quang dành cho Vladimir Putin”. Bởi vì đối với tổng thống Nga, Sotchi còn tượng trưng cho sự trở lại trên chính trường quốc tế một nước Nga hùng cường và hiện đại.
Trên một góc độ nào đó, ông Putin cũng đã thắng cược, vì “ông đã thực hiện được một cách ngoạn mục những gì đã hứa vào năm 2007”, theo như nhận xét của ông Jean-Claude Killy, chủ tịch ủy ban điều phối cho Uỷ ban Thế vận Quốc tế. Sotchi đã biến thành “tấm gương phản chiếu những gì mà chính người dân Nga gọi là nước Nga mới”.
Cả khu vực dành để tổ chức các cuộc tranh tài đã được “thay da đổi thịt”. Từ một khu vực không được ai biết đến, một thành phố nghèo nàn với những vườn rau củ, nay mọc lên một khu thể thao Olympic khổng lồ, với những tòa nhà bằng kính, những sân vận động, khách sạn hạng sang, một khu vui chơi giải trí. Ở trên cao, hai trạm trượt tuyết cao cấp được xây dựng cùng với một con lộ mới và một đường tàu để phục vụ khách du lịch.
Libération tự hỏi: “Thay da đổi thịt ngoạn mục nhưng với giá nào?”. Ngay từ đầu, “công trường lớn nhất thế kỷ” đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Hàng ngàn người dân bị di dời và nhiều người trong số họ vẫn chưa tìm được chỗ tái định cư như chính quyền cam kết. Hậu quả về môi trường cũng khôn lường. Các chất thải xây dựng chất đống gây ra các vụ sạt lở đất, làm ô nhiễm nguồn nước và biến cả khu vực sinh sống thành một khu chứa rác công nghiệp. Đó là chưa kể đến tình trạng vi phạm nhân quyền. Công nhân nhập cư bị bóc lột và đối xử tệ: bị giữ lương, đánh đập hay chửi mắng, tuyển dụng không có hợp đồng, bị trục xuất…
Nếu Sotchi là một kỳ Thế vận hội đầy tham vọng nhất của lịch sử, thì nó cũng là một kỳ Olympic đắt nhất (ngốn hết 37 tỷ đô-la). “Chính việc phải chạy đua với thời gian để hoàn tất các hạng mục đúng hạn đã dẫn đến việc vượt ngân sách”, theo như giải thích của một nhà cung cấp các màn ảnh lớn cho Thế vận hội của Pháp.
Nhưng phần đông giới quan sát quốc tế nhận thấy rằng yếu tố khiến Sotchi trở nên đắt nhất đó là do tham nhũng. Nhiều hợp đồng béo bở được giao cho các nhân vật thân cận với Putin. Một thăm dò do trung tâm Levada thực hiện cho thấy đa số những người được hỏi đều cho rằng việc “vượt ngân sách” là do tham nhũng và việc tổ chức Thế vận hội là dịp để các quan chức cao cấp trục lợi cá nhân.
Tác giả bài viết Thomas Gomart, giám đốc phát triển chiến lược của Ifri ghi nhận, hiện nay ông Putin đang phải đối mặt với ba thách thức lớn: khủng hoảng Ukraina, sự đình trệ kinh tế và các thỏa thuận thương mại với các quốc gia châu Âu và châu Á. Trong khi đó, ngay trong nước, uy tín của tổng thống Nga đã sụt giảm đáng kể. Hơn 50% người Nga không tán đồng với các chính sách của chính phủ.
Nhật báo thiên tả Libération cũng đồng thanh tương ứng khi đi sâu vào chi tiết. Tờ báo cho rằng lễ khai mạc “vượt quá mức dự án do Putin đề xướng”. Thật ra đây là dịp để ông Putin chứng tỏ với toàn thế giới về đất nước mà ông ta đã xây dựng nên trong 14 năm cầm quyền”, Libération nhận định trong bài viết đề tựa “Những đỉnh cao vinh quang dành cho Vladimir Putin”. Bởi vì đối với tổng thống Nga, Sotchi còn tượng trưng cho sự trở lại trên chính trường quốc tế một nước Nga hùng cường và hiện đại.
Trên một góc độ nào đó, ông Putin cũng đã thắng cược, vì “ông đã thực hiện được một cách ngoạn mục những gì đã hứa vào năm 2007”, theo như nhận xét của ông Jean-Claude Killy, chủ tịch ủy ban điều phối cho Uỷ ban Thế vận Quốc tế. Sotchi đã biến thành “tấm gương phản chiếu những gì mà chính người dân Nga gọi là nước Nga mới”.
Cả khu vực dành để tổ chức các cuộc tranh tài đã được “thay da đổi thịt”. Từ một khu vực không được ai biết đến, một thành phố nghèo nàn với những vườn rau củ, nay mọc lên một khu thể thao Olympic khổng lồ, với những tòa nhà bằng kính, những sân vận động, khách sạn hạng sang, một khu vui chơi giải trí. Ở trên cao, hai trạm trượt tuyết cao cấp được xây dựng cùng với một con lộ mới và một đường tàu để phục vụ khách du lịch.
Libération tự hỏi: “Thay da đổi thịt ngoạn mục nhưng với giá nào?”. Ngay từ đầu, “công trường lớn nhất thế kỷ” đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ. Hàng ngàn người dân bị di dời và nhiều người trong số họ vẫn chưa tìm được chỗ tái định cư như chính quyền cam kết. Hậu quả về môi trường cũng khôn lường. Các chất thải xây dựng chất đống gây ra các vụ sạt lở đất, làm ô nhiễm nguồn nước và biến cả khu vực sinh sống thành một khu chứa rác công nghiệp. Đó là chưa kể đến tình trạng vi phạm nhân quyền. Công nhân nhập cư bị bóc lột và đối xử tệ: bị giữ lương, đánh đập hay chửi mắng, tuyển dụng không có hợp đồng, bị trục xuất…
Nếu Sotchi là một kỳ Thế vận hội đầy tham vọng nhất của lịch sử, thì nó cũng là một kỳ Olympic đắt nhất (ngốn hết 37 tỷ đô-la). “Chính việc phải chạy đua với thời gian để hoàn tất các hạng mục đúng hạn đã dẫn đến việc vượt ngân sách”, theo như giải thích của một nhà cung cấp các màn ảnh lớn cho Thế vận hội của Pháp.
Nhưng phần đông giới quan sát quốc tế nhận thấy rằng yếu tố khiến Sotchi trở nên đắt nhất đó là do tham nhũng. Nhiều hợp đồng béo bở được giao cho các nhân vật thân cận với Putin. Một thăm dò do trung tâm Levada thực hiện cho thấy đa số những người được hỏi đều cho rằng việc “vượt ngân sách” là do tham nhũng và việc tổ chức Thế vận hội là dịp để các quan chức cao cấp trục lợi cá nhân.