Trong phiên kiểm điểm UPR tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 05/02 vừa qua, đã có tổng cộng 107 quốc gia tham gia phát biểu, chất vấn phái đoàn Việt Nam ( do thứ trưởng Hà Kim Ngọc dẫn đầu ).
Nhóm làm việc đã tổng hợp những khuyến nghị từ những nước tham gia đối thoại với Việt Nam trong khuôn khổ UPR ngày 05/02, đặc biệt là các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội, bảo đảm tự do ngôn luận cả trên Internet, bảo đảm cho các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ NGO hoạt động tự do, chấm dứt việc truy tố những người biểu tình ôn hòa, trả tự do cho các tù nhân bị giam vì lý do chính trị và tôn giáo.
Những khuyến nghị của Nhóm làm việc cũng bao gồm đề nghị Việt Nam sửa đổi những điều luật về an ninh quốc gia vẫn được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát và bảo đảm cho Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam theo đúng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Các nước cũng khuyến nghị Việt Nam tạm ngưng thi hành án tử hình và giảm bớt các tội danh có thể lãnh án tử hình, nỗ lực chống phân biệt đối xử với phụ nữ và bảo đảm bình đẳng giới, nỗ lực chống nạn mãi dâm trẻ em.
Trong số các khuyến nghị của Nhóm làm việc, có đề nghị Việt Nam mời thêm các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc t ế, đồng thời nghiên cứu việc thành lập một định chế nhân quyền quốc gia ở Việt Nam. Họ cũng khuyến nghị Việt Nam phê chuẩn nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn mà Hà Nội vừa ký kết.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo quốc gia của Việt Nam còn sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc xem xét thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng sau phiên kiểm điêm UPR khoảng 5 tháng. Từ đây đến đó, Việt Nam phải phúc đáp những khuyến nghị nói trên.
Trong phiên kiểm điểm UPR lần đầu vào năm 2009, chỉ có 60 nước tham gia phát biểu và các nước này đưa ra 123 khuyến nghị, trong đó chỉ có 96 khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận thi hành.
Chưa biết là Việt Nam sẽ chấp nhận thi hành những khuyến nghị nào và sẽ thi hành những khuyến nghị đó ra sao, nhưng trong phiên kiểm điểm UPR vừa qua, Việt Nam, với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền, đã bị chỉ trích nặng nề do tình trạng nhân quyền bị các tổ chức quốc tế đánh giá là đang xấu đi, đặc biệt thể hiện qua việc sách nhiễu, bắt bớ và kết án tù nhiều nhà báo, blogger, công dân mạng chỉ vì họ hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong bản thông cáo đưa ra hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải có phản ứng về những vi phạm liên tục quyền tự do thông tin và những hành động trấn áp những người làm thông tin độc lập ở Việt Nam.
Phóng viên không biên giới đề nghị các nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhắc nhở Hà Nội về những cam kết của Việt Nam khi ứng cử vào Hội đồng này, đặc biệt kêu gọi các nước này có hành động khẩn cấp can thiệp cho luật sư Lê Quốc Quân, hiện đang tuyệt thực đến ngày thứ 8 trong tù để phản đối điều kiện giam giữ.
Nhóm làm việc đã tổng hợp những khuyến nghị từ những nước tham gia đối thoại với Việt Nam trong khuôn khổ UPR ngày 05/02, đặc biệt là các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do lập hội, bảo đảm tự do ngôn luận cả trên Internet, bảo đảm cho các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ NGO hoạt động tự do, chấm dứt việc truy tố những người biểu tình ôn hòa, trả tự do cho các tù nhân bị giam vì lý do chính trị và tôn giáo.
Những khuyến nghị của Nhóm làm việc cũng bao gồm đề nghị Việt Nam sửa đổi những điều luật về an ninh quốc gia vẫn được sử dụng để đàn áp các quyền phổ quát và bảo đảm cho Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam theo đúng những tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Các nước cũng khuyến nghị Việt Nam tạm ngưng thi hành án tử hình và giảm bớt các tội danh có thể lãnh án tử hình, nỗ lực chống phân biệt đối xử với phụ nữ và bảo đảm bình đẳng giới, nỗ lực chống nạn mãi dâm trẻ em.
Trong số các khuyến nghị của Nhóm làm việc, có đề nghị Việt Nam mời thêm các Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền quốc t ế, đồng thời nghiên cứu việc thành lập một định chế nhân quyền quốc gia ở Việt Nam. Họ cũng khuyến nghị Việt Nam phê chuẩn nhiều công ước quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc chống tra tấn mà Hà Nội vừa ký kết.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Báo cáo quốc gia của Việt Nam còn sẽ được trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc xem xét thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội đồng sau phiên kiểm điêm UPR khoảng 5 tháng. Từ đây đến đó, Việt Nam phải phúc đáp những khuyến nghị nói trên.
Trong phiên kiểm điểm UPR lần đầu vào năm 2009, chỉ có 60 nước tham gia phát biểu và các nước này đưa ra 123 khuyến nghị, trong đó chỉ có 96 khuyến nghị được Việt Nam chấp nhận thi hành.
Chưa biết là Việt Nam sẽ chấp nhận thi hành những khuyến nghị nào và sẽ thi hành những khuyến nghị đó ra sao, nhưng trong phiên kiểm điểm UPR vừa qua, Việt Nam, với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền, đã bị chỉ trích nặng nề do tình trạng nhân quyền bị các tổ chức quốc tế đánh giá là đang xấu đi, đặc biệt thể hiện qua việc sách nhiễu, bắt bớ và kết án tù nhiều nhà báo, blogger, công dân mạng chỉ vì họ hành xử quyền tự do ngôn luận.
Trong bản thông cáo đưa ra hôm qua, tổ chức Phóng viên không biên giới, trụ sở tại Paris, đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phải có phản ứng về những vi phạm liên tục quyền tự do thông tin và những hành động trấn áp những người làm thông tin độc lập ở Việt Nam.
Phóng viên không biên giới đề nghị các nước thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhắc nhở Hà Nội về những cam kết của Việt Nam khi ứng cử vào Hội đồng này, đặc biệt kêu gọi các nước này có hành động khẩn cấp can thiệp cho luật sư Lê Quốc Quân, hiện đang tuyệt thực đến ngày thứ 8 trong tù để phản đối điều kiện giam giữ.