Theo bà Jen Psaki, động thái của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng tại vùng Biển Đông, nơi đã xẩy ra một số vụ đụng độ nhỏ trong những năm gần đây. Đối với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ : « Việc đưa ra các hạn chế đối với hoạt động đánh bắt cá của các nước khác tại những khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông là một hành động khiêu khích và chứa đựng nguy hiểm tiềm tàng ».
Bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn như trên trong phản ứng liên quan đến sự kiện từ ngày 01/01/2014, tỉnh Hải Nam bắt đầu áp dụng các quy định thông qua hồi tháng 11 năm ngoái, yêu cầu mọi tàu cá hay khảo sát của nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc trước khi tiến vào hoạt động ở Biển Đông, khu vực nằm dưới quyền quản lý hành chính của Hải Nam.
Điều đáng quan ngại, đối với phía Mỹ, là các quy định kể trên « dường như được áp dụng cho khu vực biển nằm bên trong cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc ». Vấn đề, theo bà Psaki, là cho đến nay « Trung Quốc chưa đưa ra được bất kỳ lời giải thích nào hay cơ sở nào theo luật lệ quốc tế, để chứng minh các yêu sách chủ quyền rộng khắp đó ».
Một nguyên do khác khiến Mỹ thêm quan ngại là tính chất đơn phương trong quyết định của Trung Quốc.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại rằng lập trường xuyên suốt của Washington là « tất cả các bên liên quan cần tránh các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và cản trở triển vọng giải quyết các bất đồng thông qua con đường ngoại giao hay bằng biện pháp hòa bình khác ».
Do đó, theo bà Psaki, việc Trung Quốc thông qua luật lệ đòi hỏi chủ quyền trên một vùng đang tranh chấp hiển nhiên là một mối quan ngại đối với Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã tỏ thái độ cứng rắn như trên trong phản ứng liên quan đến sự kiện từ ngày 01/01/2014, tỉnh Hải Nam bắt đầu áp dụng các quy định thông qua hồi tháng 11 năm ngoái, yêu cầu mọi tàu cá hay khảo sát của nước ngoài phải xin phép chính quyền Trung Quốc trước khi tiến vào hoạt động ở Biển Đông, khu vực nằm dưới quyền quản lý hành chính của Hải Nam.
Điều đáng quan ngại, đối với phía Mỹ, là các quy định kể trên « dường như được áp dụng cho khu vực biển nằm bên trong cái gọi là đường chín đoạn của Trung Quốc ». Vấn đề, theo bà Psaki, là cho đến nay « Trung Quốc chưa đưa ra được bất kỳ lời giải thích nào hay cơ sở nào theo luật lệ quốc tế, để chứng minh các yêu sách chủ quyền rộng khắp đó ».
Một nguyên do khác khiến Mỹ thêm quan ngại là tính chất đơn phương trong quyết định của Trung Quốc.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ đã nhắc lại rằng lập trường xuyên suốt của Washington là « tất cả các bên liên quan cần tránh các hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng và cản trở triển vọng giải quyết các bất đồng thông qua con đường ngoại giao hay bằng biện pháp hòa bình khác ».
Do đó, theo bà Psaki, việc Trung Quốc thông qua luật lệ đòi hỏi chủ quyền trên một vùng đang tranh chấp hiển nhiên là một mối quan ngại đối với Hoa Kỳ.