Tính đến chiều ngày 09/01/2014, dù là nước bị tác hại nặng nề nhất trong trường hợp Trung Quốc áp dụng nghiêm ngặt quy định vừa có hiệu lực, như thông lệ, chính quyền Hà Nội không thấy có phản ứng chính thức.
Báo chí Việt Nam đã bắt đầu đưa tin về bước leo thang mới này, nhưng còn rất nhỏ giọt, cho dù như tờ Thanh Niên trên mạng đã nhận định : « Trung Quốc 'ra lệnh cấm phi lý trên Biển Đông' ».
Phản ứng duy nhất ghi nhận được vào cuối ngày là của Hội Nghề cá Việt Nam, thông qua tiết lộ của một vị phó chủ tịch với truyền thông nước ngoài, theo đó Hội này sẽ có kiến nghị phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc.
Thái độ thận trọng của Việt Nam khác hẳn với lời phản đối công khai và cấp thời của Đài Loan.
Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan vào hôm nay, 09/01, chính quyền hải đảo này không công nhận quy định mới của Trung Quốc về đánh bắt cá ở Biển Đông, buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép trước để có thể hoạt động trong khu vực.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, các quần đảo trong vùng Biển Đông là lãnh thổ cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc - tên chính thức của Đài Loan - về lịch sử , địa lý và luật pháp quốc tế, do đó : « Cộng hòa Trung Hoa (tức Đài Loan) không công nhận bất cứ động thái hoặc tuyên bố đơn phương của bất kỳ nước nào ».
Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế và không nên có bất cứ hành động nào làm tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đài Loan cùng với 4 nước ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei hiện đang tranh chấp một phần hay toàn bộ Biển Đông với Trung Quốc.
Trong số các nước Đông Nam Á, Philippines là quốc gia nhạy bén nhất đối với tình hình Biển Đông. Ngay tối ngày 08/01/2014, ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết là Manila đang kiểm chứng các thông tin về quy định đánh cá mới của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong một tin nhắn trả lời báo chí nước này, ông Hernandez tiết lộ : « Chúng tôi đang xác minh thông tin với các đại sứ quán của Philippines tại Bắc Kinh và Hà Nội ».
Báo chí Việt Nam đã bắt đầu đưa tin về bước leo thang mới này, nhưng còn rất nhỏ giọt, cho dù như tờ Thanh Niên trên mạng đã nhận định : « Trung Quốc 'ra lệnh cấm phi lý trên Biển Đông' ».
Phản ứng duy nhất ghi nhận được vào cuối ngày là của Hội Nghề cá Việt Nam, thông qua tiết lộ của một vị phó chủ tịch với truyền thông nước ngoài, theo đó Hội này sẽ có kiến nghị phản đối việc làm sai trái của Trung Quốc.
Thái độ thận trọng của Việt Nam khác hẳn với lời phản đối công khai và cấp thời của Đài Loan.
Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan vào hôm nay, 09/01, chính quyền hải đảo này không công nhận quy định mới của Trung Quốc về đánh bắt cá ở Biển Đông, buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép trước để có thể hoạt động trong khu vực.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan, các quần đảo trong vùng Biển Đông là lãnh thổ cố hữu của Trung Hoa Dân Quốc - tên chính thức của Đài Loan - về lịch sử , địa lý và luật pháp quốc tế, do đó : « Cộng hòa Trung Hoa (tức Đài Loan) không công nhận bất cứ động thái hoặc tuyên bố đơn phương của bất kỳ nước nào ».
Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế và không nên có bất cứ hành động nào làm tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực.
Đài Loan cùng với 4 nước ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei hiện đang tranh chấp một phần hay toàn bộ Biển Đông với Trung Quốc.
Trong số các nước Đông Nam Á, Philippines là quốc gia nhạy bén nhất đối với tình hình Biển Đông. Ngay tối ngày 08/01/2014, ông Raul Hernandez, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines cho biết là Manila đang kiểm chứng các thông tin về quy định đánh cá mới của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong một tin nhắn trả lời báo chí nước này, ông Hernandez tiết lộ : « Chúng tôi đang xác minh thông tin với các đại sứ quán của Philippines tại Bắc Kinh và Hà Nội ».