Theo trang mạng Washington Free Beacon, đã loan tin rất sớm (ngày 07/01/2014) về quy định này, đây là lần đầu tiên mà Trung Quốc luật hóa một cách rõ ràng đòi hỏi chủ quyền của họ trên vùng Biển Đông đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei…
Nhiều nhà phân tích, theo trang mạng nói trên, nhận định rằng động thái Trung Quốc sẽ làm dấy lên những căng thẳng mới trong khu vực. Chuyên gia về Trung Quốc John Tkacik, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, thẩm định : « Đây là một diễn biến thực sự có ý nghĩa, nhưng không phải là bất ngờ ».
Theo chuyên gia này, quyết định của tỉnh Hải Nam nằm trong chiến lược từng bước xiết chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, mà bước trước đây chính là việc công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò rất mơ hồ về mặt pháp lý. Biện pháp cấp tỉnh vừa được ban hành, theo ông Tkacik, có thể là một quả bóng nhằm thăm dò phản ứng của khu vực và quốc tế.
Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là « một hành động leo thang quan trọng của Trung Quốc trong việc áp đặt quyền tài phán của họ trên các vùng mà họ đòi chủ quyền của họ ở Biển Đông », có mục tiêu hợp pháp hóa một loạt những vụ chặn bắt, bắn phá, tịch thu tài sản, bắt nộp phạt mà Trung Quốc đã tiến hành từ trước đây đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.
Theo Giáo sư Thayer, chỗ yếu trong các quy định mới của Trung Quốc chính là tính chất pháp lý. Nếu Trung Quốc thực hiện công việc mà họ gọi là thực thi luật pháp trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, thì các hành vi đó sẽ bị đồng hóa với hoạt động cướp biển do một Nhà nước tiến hành.
Một số chuyên gia đã ghi nhận tính chất bao quát của khu vực nơi Trung Quốc áp dụng các quy định mới. Phải chăng là đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới không phải là mọi nước, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia ?
Đây chính là ý kiến của ông Lâm Úc Phương (Lin Yu-fang), một dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng Đài Loan. Theo nhân vật này, được báo chí Đài Loan trích dẫn hôm 08/01, động thái của Trung Quốc nhắm cụ thể vào Việt Nam và Philippines, vốn bắt đầu tăng cường khả năng quân sự của mình trong khu vực trong những năm gần đây.
Lập luận của dân biểu Đài Loan phải chăng đã được thực tế chứng minh ? Bản tin trên tờ Washington Free Beacon ghi nhận là chỉ mới hôm 03/01, một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa . Đối với tờ báo, đây là hành động đầu tiên của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc nhằm áp dụng quy định mới.
Trong những ngày tới đây, tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ sôi sục trở lại, vì khó có thể nghĩ rằng các láng giềng của Trung Quốc sẽ răm rắp tuân lệnh của chính quyền tỉnh Hải Nam.
Nhiều nhà phân tích, theo trang mạng nói trên, nhận định rằng động thái Trung Quốc sẽ làm dấy lên những căng thẳng mới trong khu vực. Chuyên gia về Trung Quốc John Tkacik, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, thẩm định : « Đây là một diễn biến thực sự có ý nghĩa, nhưng không phải là bất ngờ ».
Theo chuyên gia này, quyết định của tỉnh Hải Nam nằm trong chiến lược từng bước xiết chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc trên vùng Biển Đông, mà bước trước đây chính là việc công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò rất mơ hồ về mặt pháp lý. Biện pháp cấp tỉnh vừa được ban hành, theo ông Tkacik, có thể là một quả bóng nhằm thăm dò phản ứng của khu vực và quốc tế.
Đối với giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam có thể được coi là « một hành động leo thang quan trọng của Trung Quốc trong việc áp đặt quyền tài phán của họ trên các vùng mà họ đòi chủ quyền của họ ở Biển Đông », có mục tiêu hợp pháp hóa một loạt những vụ chặn bắt, bắn phá, tịch thu tài sản, bắt nộp phạt mà Trung Quốc đã tiến hành từ trước đây đối với ngư dân Việt Nam và Philippines.
Theo Giáo sư Thayer, chỗ yếu trong các quy định mới của Trung Quốc chính là tính chất pháp lý. Nếu Trung Quốc thực hiện công việc mà họ gọi là thực thi luật pháp trong vùng hải phận quốc tế ở Biển Đông, thì các hành vi đó sẽ bị đồng hóa với hoạt động cướp biển do một Nhà nước tiến hành.
Một số chuyên gia đã ghi nhận tính chất bao quát của khu vực nơi Trung Quốc áp dụng các quy định mới. Phải chăng là đối tượng mà Trung Quốc nhắm tới không phải là mọi nước, mà chỉ tập trung vào một số quốc gia ?
Đây chính là ý kiến của ông Lâm Úc Phương (Lin Yu-fang), một dân biểu thuộc Quốc Dân Đảng Đài Loan. Theo nhân vật này, được báo chí Đài Loan trích dẫn hôm 08/01, động thái của Trung Quốc nhắm cụ thể vào Việt Nam và Philippines, vốn bắt đầu tăng cường khả năng quân sự của mình trong khu vực trong những năm gần đây.
Lập luận của dân biểu Đài Loan phải chăng đã được thực tế chứng minh ? Bản tin trên tờ Washington Free Beacon ghi nhận là chỉ mới hôm 03/01, một chiếc tàu tuần tra Trung Quốc đã tấn công một tàu cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa . Đối với tờ báo, đây là hành động đầu tiên của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc nhằm áp dụng quy định mới.
Trong những ngày tới đây, tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ sôi sục trở lại, vì khó có thể nghĩ rằng các láng giềng của Trung Quốc sẽ răm rắp tuân lệnh của chính quyền tỉnh Hải Nam.