Theo hãng tin Nhật Kyodo, Ngoại trưởng Kishida đã tuyên bố với các phóng viên : « Nếu các quy định đó ảnh hưởng đến quyền tự do lưu thông trên biển, chúng ta cần phải hợp tác với các nước khác để gửi một thông điệp rõ ràng đến Trung Quốc ».
Theo các quy định của tỉnh Hải Nam, quyền tự do lưu thông đó không còn nữa, vì lẽ các tàu cá nước ngoài phải được phép trước của Trung Quốc, khi vào vùng biển thuộc thẩm quyền của Hải Nam, mà vùng này lại rất rộng lớn dựa trên các đòi hỏi chủ quyền đơn phương của Trung Quốc.
Cho đến nay, các bên đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông - Philippines, Việt Nam và Đài Loan - đã phản đối các quy định này, trong lúc cường quốc châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ cũng đánh giá việc làm của tỉnh Hải Nam là một hành động khiêu khích.
Tokyo hiện cũng rất bất bình trước việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông, bao trùm lên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng bị Trung Quốc tranh giành, và liên tục đưa tàu đến khiêu khích.
Theo tin từ Tân Hoa Xã, được nhật báo Asahi Shimbun trích dẫn, trong năm 2013 vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện 50 chuyến tuần tra tại vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bên cạnh đó, lực lượng Tuần duyên thuộc Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc tiết lộ rằng các đội tàu tuần tra xa bờ của họ trong năm qua, đã thực hiện tổng công 262 ngày tuần tra, tiếp cận và theo dõi 18 hòn đảo và bãi đá đang do Việt Nam và Philippines kiểm soát tại vùng quần đảo Trường Sa.
Ông Lưu Tứ Quý (Liu Cigui), giám đốc Cục Hải dương Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng trong năm nay, sự hiện diện của Trung Quốc tại các vùng kể trên sẽ trở thành « chuyện thường nhật ».
Theo các quy định của tỉnh Hải Nam, quyền tự do lưu thông đó không còn nữa, vì lẽ các tàu cá nước ngoài phải được phép trước của Trung Quốc, khi vào vùng biển thuộc thẩm quyền của Hải Nam, mà vùng này lại rất rộng lớn dựa trên các đòi hỏi chủ quyền đơn phương của Trung Quốc.
Cho đến nay, các bên đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông - Philippines, Việt Nam và Đài Loan - đã phản đối các quy định này, trong lúc cường quốc châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ cũng đánh giá việc làm của tỉnh Hải Nam là một hành động khiêu khích.
Tokyo hiện cũng rất bất bình trước việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông, bao trùm lên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật Bản quản lý, nhưng bị Trung Quốc tranh giành, và liên tục đưa tàu đến khiêu khích.
Theo tin từ Tân Hoa Xã, được nhật báo Asahi Shimbun trích dẫn, trong năm 2013 vừa qua, Trung Quốc đã thực hiện 50 chuyến tuần tra tại vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Bên cạnh đó, lực lượng Tuần duyên thuộc Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc tiết lộ rằng các đội tàu tuần tra xa bờ của họ trong năm qua, đã thực hiện tổng công 262 ngày tuần tra, tiếp cận và theo dõi 18 hòn đảo và bãi đá đang do Việt Nam và Philippines kiểm soát tại vùng quần đảo Trường Sa.
Ông Lưu Tứ Quý (Liu Cigui), giám đốc Cục Hải dương Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng trong năm nay, sự hiện diện của Trung Quốc tại các vùng kể trên sẽ trở thành « chuyện thường nhật ».