Liên quan tới chủ đề đầu tiên, tác giả đặt câu hỏi liệu tiền thuế của công dân có bị chi cho các sự kiện này hay không. Câu trả lời là có. Vì, Valérie Trierweiler có một ngân sách riêng cho ví trí đệ nhất phu nhân của mình. Trong trường hợp bà không còn giữ vị trí này thì phải hủy ngay những chi phí trên. Bài báo cho rằng tổng thống đang có nguy cơ bị coi là người đàn ông chịu ảnh hưởng của phụ nữ. Một người đàn ông gần như chẳng bao giờ nói về đời tư của mình. Thế nhưng, người Pháp biết hết những bất đồng trong cuộc sống gia đình của họ nhờ những người phụ nữ đã chung sống với ông. Từ sau vụ Cahuzac, nền Cộng hòa mẫu mực không còn được như thế nữa. Tác giả hài hước nhận xét thật khó không thể mỉm cười khi đọc lại lời cam kết của ông : « Tôi, tổng thống của nước Cộng hòa, tôi sẽ làm theo cách để ứng xử của mình phải mẫu mực mọi lúc ».
Vấn đề an ninh của tổng thống cũng được L’Express phân tích. Tác giả đặt câu hỏi, nếu không phải là ống kính của paparazzi, mà là một nòng súng thì hậu quả sẽ ra sao ? Khi các cuộc hẹn hò bí mật luôn diễn ra tại một nơi, nguy cơ sẽ tăng lên hơn nhiều. Ngoài sơ hở trên, François Hollande luôn thể hiện là một tổng thống « bình thường », gần gũi với người dân trong các sự kiện. Không chỉ những lần di chuyển bằng xe máy tới gặp bạn gái mới, tổng thống Pháp thường nhiều lần tới các cuộc hẹn mang tính cá nhân bằng ô tô hay xe máy chỉ với một vệ sĩ thân cận.
Tờ Le Nouvel Observateur nhận định « vụ Closer » đưa ra ánh sáng cá tính một người đàn ông bị mắc bẫy trong những nhập nhằng của chính mình. Để hiểu François Hollande, phải hiểu rõ hai từ. Một từ mà ông rất thích là « tự do ». Từ thứ hai mà ông thực hiện là « đoạn tuyệt ». Hai từ này vừa thích hợp trong chính trị cũng như trong đời tư của ông.
Ngoài báo chí Pháp, báo chí quốc tế cũng rất quan tâm tới chuyện tình cảm của tổng thống Pháp. Tờ Le Courrier international tổng hợp một số bài báo trong số ra tuần này. Theo tờ The Daily Telegraph, phát hành tại Luân Đôn, Hollande chưa bao giờ tự quyết định được và thường để phụ nữ dắt mũi. Tờ báo cũng đặt vấn đề phải xem lại vị trí của Valérie Trierweiler. Nếu bà bị thay thế, người đóng thuế nên đặt câu hỏi tại sao trong thời gian qua họ phải trả chi phí cho bà với tư cách là đệ nhất phu nhân.
Từ Hồng Kông, tờ Shun Po cũng nhìn nhận đời tư của tổng thống Pháp. Vụ việc này chứng tỏ rằng ông chưa bao giờ thu mình trong hình ảnh một người đàn ông hoàn hảo. Nhân tiện, tờ báo đặt câu hỏi, còn ở Hồng Kông, đến bao giờ người ta mới sẵn sàng chấp nhận một người độc thân hay một người đồng tính đứng đầu cơ quan hành pháp.
Theo François Godement, Pháp vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với Trung Quốc. Khi đề cập tới Liên hiệp châu Âu, Bắc Kinh không bao giờ quy thành một khối, mà chú ý tới sự đa dạng của các nước thành viên. Ngay từ năm 1964, sau khi đã cắt đứt quan hệ với Liên Xô, chính quyền của chủ tịch Mao cần những nguồn cung cấp về trang thiết bị lớn. Chủ tịch Mao đã nói thẳng : «Người Pháp có thể trang bị cho chúng ta với giá không đắt ». Thời kì này, nước Đức còn chưa có mặt thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Trong khi đó, nước Anh lại là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ. Vì thế, nước Pháp trở thành giải pháp thay thế. Thế nhưng, trong thời gian đầu quan hệ, hai nước chưa thúc đẩy hợp tác kinh tế. Từ khoảng 30 năm trở lại đây, mỗi đời tổng thống Pháp cố để lại dấu ấn trong quan hệ với Bắc Kinh từ chính trị tới kinh tế.
Về vai trò của Pháp trong hai cực Mỹ và Trung Quốc, chuyên gia cho rằng Trung Quốc hiểu sẽ không có lợi ích trong thương lượng song phương với Mỹ. Trong khi đó, với Paris, Bắc Kinh có thể kết hợp tại châu Phi. Ví dụ như tại Mali, người Trung Quốc đã có mặt trong hàng ngũ lính gìn giữ hòa bình. Ngoài vấn đề quân sự, hai nước còn có thể hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp hay y tế. Cho dù Pháp xuất khẩu hàng sang Trung Quốc ít hơn bốn lần so với Đức, chuyên gia vẫn tỏ ra khả quan vào tương lai thương mại song phương. Ông công nhận là Pháp không mạnh và đang đi sau trong lĩnh vực máy móc-công cụ đang rất được thị trường Trung Quốc quan tâm. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn còn làm người Pháp mơ tưởng nhờ vào thế hệ tương lai của đất nước đông dân nhất hành tinh. Ngoài ra, nước Pháp còn có lợi thế về nghệ thuật sống quyến rũ giới nhà giàu Trung Quốc. Chắc chắn Đức là đất nước để mua ô tô nhưng nước Pháp là nơi người ta tới.
Tờ báo cho biết, cách đây ít lâu, không một người Việt nào nói đến an toàn thực phẩm. Nhưng từ năm ngoái, vấn đề này trở thành tựa lớn của báo chí. Những tin đồn về nho nhiễm thuốc trừ sâu và thịt lợn bẩn, tiếp theo là hàng giả từ Trung Quốc, đã thức tỉnh người tiêu dùng. Trước đây, họ không hề để ý tới nguồn gốc thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Nhưng từ khi các phương tiện truyền thông đề cập tới vấn đề này nhiều hơn thì người tiêu dùng càng tỏ ra lo lắng hơn.
Nền nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn được thực hiện trên quy mô nhỏ, phần lớn nông dân cá thể làm việc trên diện tích đất khoảng nửa héc-ta. Nhưng từ những năm 1970, sản phẩm sạch không còn phổ biến nữa. Đất nước đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực nặng nề. Vì thế, hoá chất được phép sử dụng để nâng cao năng suất. Cuối những năm 1980, quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã đẩy mạnh sự phụ thuộc vào các sản phẩm hoá học. Lần đầu tiên người nông dân trồng rau với mục đích sinh lợi và thấy phân bón là biện pháp dễ dàng nhất để tăng năng suất. Một người kinh doanh “hàng sạch” nhận xét : « Người ta muốn kiếm tiền nhanh, thế là họ sử dụng hàng tá hoá chất để vụ mùa phát triển hơn. Kết quả là 20 năm sau, mọi người đều biết các chất hoá học này nguy hiểm thế nào với con người ».
Về phía mình, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á lại hành động trái ngược hoàn toàn. Họ năng động trong việc loại bỏ nông nghiệp truyền thống để thông qua các hình thức sản xuất trên quy mô lớn và quốc tế hoá. Và việc ra nhập thị trường thế giới phải có cái giá của nó.Vào những năm 1960, Thái Lan đã công nghiệp hoá mạnh mẽ hệ thống nông nghiệp của mình và từ những năm 1990, đã tỏ ra rất nhiệt tình trong các hiệp ước tự do mậu dịch quốc tế. Nhưng hiếm khi người sản xuất có lợi trong các thoả thuận này. Hiện nay, rất nhiều nông dân Thái Lan rơi vào cảnh nợ nần và, ở Bangkok, người tiêu dùng đổ xô tới chợ của những nhà sản xuất nhỏ để tìm sản phẩm sạch.
Liệu Việt Nam có quay lại ngành nông nghiệp sạch với quy mô nhỏ không ? Đó là hi vọng của một tiểu thương trong lĩnh vực này. Vì theo ông, đây là vấn đề thiết thực nếu muốn gìn giữ Việt Nam.
Đe dọa qua webcam, lừa tình, chiếm đoạt tiền…, internet trở thành mảnh đất săn lí tưởng. “Scam 419” là tên gọi của lừa đảo qua mạng, chiểu theo điều luật hình sự của Nigeria trừng phạt tội này. Những bức thư điện tử lừa đảo đầu tiên cũng xuất phát từ quốc gia trên. Bắt đầu từ dụ dỗ chuyển tiền thừa kế của các doanh nhân giàu có, những kẻ lừa đảo dùng nhiều chiêu mới công phu hơn, như tạo ra những chuyện tình lãng mạn, giả vờ trúng số, thậm chí là những hợp đồng trúng thầu giả.
Sau khi Nigeria truy quét vấn nạn này, những kẻ lưu manh chuyển sang hoạt động tại đất nước Bờ Biển Nga từ 10 năm nay. Từ những cybercafé, những « kẻ giật dây » chăm chú tìm kiếm con mồi của mình. Một nhà hoạt động tình nguyện cho tổ chức giúp đỡ nạn nhân, Aven, nhận xét : « Đây là cuộc gặp gỡ giữa hai sự khốn khó. Khốn khó về tình cảm tại phương Tây. Và khốn khó về kinh tế tại châu Phi ». Nhiều nạn nhân trắng tay song cảnh sát Pháp từ chối can thiệp vì những nạn nhân này đã tự nguyện chuyển tiền cho « người tình » của mình tại châu Phi.
Vấn đề an ninh của tổng thống cũng được L’Express phân tích. Tác giả đặt câu hỏi, nếu không phải là ống kính của paparazzi, mà là một nòng súng thì hậu quả sẽ ra sao ? Khi các cuộc hẹn hò bí mật luôn diễn ra tại một nơi, nguy cơ sẽ tăng lên hơn nhiều. Ngoài sơ hở trên, François Hollande luôn thể hiện là một tổng thống « bình thường », gần gũi với người dân trong các sự kiện. Không chỉ những lần di chuyển bằng xe máy tới gặp bạn gái mới, tổng thống Pháp thường nhiều lần tới các cuộc hẹn mang tính cá nhân bằng ô tô hay xe máy chỉ với một vệ sĩ thân cận.
Tờ Le Nouvel Observateur nhận định « vụ Closer » đưa ra ánh sáng cá tính một người đàn ông bị mắc bẫy trong những nhập nhằng của chính mình. Để hiểu François Hollande, phải hiểu rõ hai từ. Một từ mà ông rất thích là « tự do ». Từ thứ hai mà ông thực hiện là « đoạn tuyệt ». Hai từ này vừa thích hợp trong chính trị cũng như trong đời tư của ông.
Ngoài báo chí Pháp, báo chí quốc tế cũng rất quan tâm tới chuyện tình cảm của tổng thống Pháp. Tờ Le Courrier international tổng hợp một số bài báo trong số ra tuần này. Theo tờ The Daily Telegraph, phát hành tại Luân Đôn, Hollande chưa bao giờ tự quyết định được và thường để phụ nữ dắt mũi. Tờ báo cũng đặt vấn đề phải xem lại vị trí của Valérie Trierweiler. Nếu bà bị thay thế, người đóng thuế nên đặt câu hỏi tại sao trong thời gian qua họ phải trả chi phí cho bà với tư cách là đệ nhất phu nhân.
Từ Hồng Kông, tờ Shun Po cũng nhìn nhận đời tư của tổng thống Pháp. Vụ việc này chứng tỏ rằng ông chưa bao giờ thu mình trong hình ảnh một người đàn ông hoàn hảo. Nhân tiện, tờ báo đặt câu hỏi, còn ở Hồng Kông, đến bao giờ người ta mới sẵn sàng chấp nhận một người độc thân hay một người đồng tính đứng đầu cơ quan hành pháp.
Trung Quốc còn làm người Pháp mơ tưởng không ?
Ngày 24/01/1964, tướng de Gaulle chính thức công nhận chế độ Mao Trạch Đông. Đánh giá 50 năm quan hệ « đặc biệt », đôi khi sóng gió, giữa hai nước Pháp-Trung, tờ Le Nouvel Observateur phỏng vấn François Godement, Giám đốc nghiên cứu tại Ủy ban châu Âu về quan hệ quốc tế, trong bài : « Trung Quốc còn làm người Pháp mơ tưởng không ? »Theo François Godement, Pháp vẫn giữ một vai trò quan trọng đối với Trung Quốc. Khi đề cập tới Liên hiệp châu Âu, Bắc Kinh không bao giờ quy thành một khối, mà chú ý tới sự đa dạng của các nước thành viên. Ngay từ năm 1964, sau khi đã cắt đứt quan hệ với Liên Xô, chính quyền của chủ tịch Mao cần những nguồn cung cấp về trang thiết bị lớn. Chủ tịch Mao đã nói thẳng : «Người Pháp có thể trang bị cho chúng ta với giá không đắt ». Thời kì này, nước Đức còn chưa có mặt thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Trong khi đó, nước Anh lại là đồng minh thân cận của Hoa Kỳ. Vì thế, nước Pháp trở thành giải pháp thay thế. Thế nhưng, trong thời gian đầu quan hệ, hai nước chưa thúc đẩy hợp tác kinh tế. Từ khoảng 30 năm trở lại đây, mỗi đời tổng thống Pháp cố để lại dấu ấn trong quan hệ với Bắc Kinh từ chính trị tới kinh tế.
Về vai trò của Pháp trong hai cực Mỹ và Trung Quốc, chuyên gia cho rằng Trung Quốc hiểu sẽ không có lợi ích trong thương lượng song phương với Mỹ. Trong khi đó, với Paris, Bắc Kinh có thể kết hợp tại châu Phi. Ví dụ như tại Mali, người Trung Quốc đã có mặt trong hàng ngũ lính gìn giữ hòa bình. Ngoài vấn đề quân sự, hai nước còn có thể hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp hay y tế. Cho dù Pháp xuất khẩu hàng sang Trung Quốc ít hơn bốn lần so với Đức, chuyên gia vẫn tỏ ra khả quan vào tương lai thương mại song phương. Ông công nhận là Pháp không mạnh và đang đi sau trong lĩnh vực máy móc-công cụ đang rất được thị trường Trung Quốc quan tâm. Thế nhưng, Trung Quốc vẫn còn làm người Pháp mơ tưởng nhờ vào thế hệ tương lai của đất nước đông dân nhất hành tinh. Ngoài ra, nước Pháp còn có lợi thế về nghệ thuật sống quyến rũ giới nhà giàu Trung Quốc. Chắc chắn Đức là đất nước để mua ô tô nhưng nước Pháp là nơi người ta tới.
Quay về đất sạch
Bận tâm với vấn đề sức khoẻ thực phẩm, người Việt Nam khám phá lại ngành nông nghiệp sạch và có trách nhiệm, đã biến mất từ cách đây gần 40 năm. Tờ Le Courrier International trích dịch lại một bài viết đăng trên trang The Diplomat, phát hành tại Tokyo, phản ánh lo lắng của người tiêu dùng Việt Nam, cũng như tương lai của lĩnh vực mới này.Tờ báo cho biết, cách đây ít lâu, không một người Việt nào nói đến an toàn thực phẩm. Nhưng từ năm ngoái, vấn đề này trở thành tựa lớn của báo chí. Những tin đồn về nho nhiễm thuốc trừ sâu và thịt lợn bẩn, tiếp theo là hàng giả từ Trung Quốc, đã thức tỉnh người tiêu dùng. Trước đây, họ không hề để ý tới nguồn gốc thức ăn tiêu thụ hàng ngày. Nhưng từ khi các phương tiện truyền thông đề cập tới vấn đề này nhiều hơn thì người tiêu dùng càng tỏ ra lo lắng hơn.
Nền nông nghiệp Việt Nam chủ yếu vẫn được thực hiện trên quy mô nhỏ, phần lớn nông dân cá thể làm việc trên diện tích đất khoảng nửa héc-ta. Nhưng từ những năm 1970, sản phẩm sạch không còn phổ biến nữa. Đất nước đã phải trải qua một cuộc khủng hoảng lương thực nặng nề. Vì thế, hoá chất được phép sử dụng để nâng cao năng suất. Cuối những năm 1980, quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã đẩy mạnh sự phụ thuộc vào các sản phẩm hoá học. Lần đầu tiên người nông dân trồng rau với mục đích sinh lợi và thấy phân bón là biện pháp dễ dàng nhất để tăng năng suất. Một người kinh doanh “hàng sạch” nhận xét : « Người ta muốn kiếm tiền nhanh, thế là họ sử dụng hàng tá hoá chất để vụ mùa phát triển hơn. Kết quả là 20 năm sau, mọi người đều biết các chất hoá học này nguy hiểm thế nào với con người ».
Về phía mình, chính phủ các quốc gia Đông Nam Á lại hành động trái ngược hoàn toàn. Họ năng động trong việc loại bỏ nông nghiệp truyền thống để thông qua các hình thức sản xuất trên quy mô lớn và quốc tế hoá. Và việc ra nhập thị trường thế giới phải có cái giá của nó.Vào những năm 1960, Thái Lan đã công nghiệp hoá mạnh mẽ hệ thống nông nghiệp của mình và từ những năm 1990, đã tỏ ra rất nhiệt tình trong các hiệp ước tự do mậu dịch quốc tế. Nhưng hiếm khi người sản xuất có lợi trong các thoả thuận này. Hiện nay, rất nhiều nông dân Thái Lan rơi vào cảnh nợ nần và, ở Bangkok, người tiêu dùng đổ xô tới chợ của những nhà sản xuất nhỏ để tìm sản phẩm sạch.
Liệu Việt Nam có quay lại ngành nông nghiệp sạch với quy mô nhỏ không ? Đó là hi vọng của một tiểu thương trong lĩnh vực này. Vì theo ông, đây là vấn đề thiết thực nếu muốn gìn giữ Việt Nam.
Lừa đảo « kiểu Nigéria »
Chắc chắn ít nhất một lần, những người sử dụng hộp thư điện tử nhận được những bức thư kiểu thông báo trúng số hay tìm người thừa kế. Thường những bức thư này tự động rơi vào hộp «spams », tuy nhiên một số người vẫn nhận được trong hộp thư đến và nhiều người trong số họ đã nhẹ dạ tin vào nội dung những bức thư này. Tờ Le Nouvel Observateur phản ánh vấn nạn này trong bài : « Lừa đảo "kiểu Nigéria" ».Đe dọa qua webcam, lừa tình, chiếm đoạt tiền…, internet trở thành mảnh đất săn lí tưởng. “Scam 419” là tên gọi của lừa đảo qua mạng, chiểu theo điều luật hình sự của Nigeria trừng phạt tội này. Những bức thư điện tử lừa đảo đầu tiên cũng xuất phát từ quốc gia trên. Bắt đầu từ dụ dỗ chuyển tiền thừa kế của các doanh nhân giàu có, những kẻ lừa đảo dùng nhiều chiêu mới công phu hơn, như tạo ra những chuyện tình lãng mạn, giả vờ trúng số, thậm chí là những hợp đồng trúng thầu giả.
Sau khi Nigeria truy quét vấn nạn này, những kẻ lưu manh chuyển sang hoạt động tại đất nước Bờ Biển Nga từ 10 năm nay. Từ những cybercafé, những « kẻ giật dây » chăm chú tìm kiếm con mồi của mình. Một nhà hoạt động tình nguyện cho tổ chức giúp đỡ nạn nhân, Aven, nhận xét : « Đây là cuộc gặp gỡ giữa hai sự khốn khó. Khốn khó về tình cảm tại phương Tây. Và khốn khó về kinh tế tại châu Phi ». Nhiều nạn nhân trắng tay song cảnh sát Pháp từ chối can thiệp vì những nạn nhân này đã tự nguyện chuyển tiền cho « người tình » của mình tại châu Phi.