Cuộc biểu diễn chống Putin khiến hai nghệ sĩ trả phải trả giá bằng gần hai năm tù đày, tuy nhiên, hai người đã nhận được nhiều ủng hộ của giới nghệ sĩ, giới bảo vệ nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Trả lời phỏng vấn AFP, ca sĩ Nadezhda Tolokonnikova nói một cách châm biếm rằng một phần nhờ ở án tù của chính quyền Nga, mà ban nhạc đã trở nên nổi tiếng khắp hành tinh.
Ca sĩ Nadezhda Tolokonnikova, 24 tuổi, và Maria Alyokhina, 25 tuổi tuyên bố khi trở về Nga, họ sẽ yêu cầu xem xét lại bản án tù. Mới đây, 12/12/2013, tòa án tối cao của Nga đã chỉ thị xem xét lại vụ án hai nữ ca sĩ ban nhạc Pussy Riot. Theo tòa án cấp cao của Nga, tòa cấp dưới đã không đưa ra được các bằng chứng cho thấy cuộc trình diễn « lời cầu nguyện bằng nhạc punk » của hai phụ nữ nói trên xuất phát từ « nỗi hận thù chống lại một nhóm xã hội », như tội danh mà họ bị kết án.
Hai ca sĩ vừa được trả tự do theo lệnh ân xá mới đây của Tổng thống Putin (ngay trước khi hai cô mãn hạn tù), cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nhưng lần này tới tư cách cá nhân, chứ không phải với tư cách của nhóm nhạc. Ca sĩ Nadezhda Tolokonnikova khẳng định sẽ họ tiếp tục các hoạt động chính trị với việc « thành lập một tổ chức phi chính phủ để bảo vệ quyền của các tù nhân ».
Mùa hè năm ngoái, Festival phim độc lập Sundance (Mỹ), được coi là liên hoan phim độc lập lớn nhất thế giới, đã trao giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo cho bộ phim tài liệu Anh Quốc "Pussy Riot—A Punk Prayer" (dài 1 giờ 27 phút), do hai đạo diễn Maxim Pozdorovkin và Mike Lerner thực hiện. Pussy Riot đã trở thành một biểu tượng của các phong trào xã hội chống lại sự cai trị độc đoán tại nước Nga.
Ca sĩ Nadezhda Tolokonnikova, 24 tuổi, và Maria Alyokhina, 25 tuổi tuyên bố khi trở về Nga, họ sẽ yêu cầu xem xét lại bản án tù. Mới đây, 12/12/2013, tòa án tối cao của Nga đã chỉ thị xem xét lại vụ án hai nữ ca sĩ ban nhạc Pussy Riot. Theo tòa án cấp cao của Nga, tòa cấp dưới đã không đưa ra được các bằng chứng cho thấy cuộc trình diễn « lời cầu nguyện bằng nhạc punk » của hai phụ nữ nói trên xuất phát từ « nỗi hận thù chống lại một nhóm xã hội », như tội danh mà họ bị kết án.
Hai ca sĩ vừa được trả tự do theo lệnh ân xá mới đây của Tổng thống Putin (ngay trước khi hai cô mãn hạn tù), cũng hứa hẹn sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh cho nhân quyền, nhưng lần này tới tư cách cá nhân, chứ không phải với tư cách của nhóm nhạc. Ca sĩ Nadezhda Tolokonnikova khẳng định sẽ họ tiếp tục các hoạt động chính trị với việc « thành lập một tổ chức phi chính phủ để bảo vệ quyền của các tù nhân ».
Mùa hè năm ngoái, Festival phim độc lập Sundance (Mỹ), được coi là liên hoan phim độc lập lớn nhất thế giới, đã trao giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo cho bộ phim tài liệu Anh Quốc "Pussy Riot—A Punk Prayer" (dài 1 giờ 27 phút), do hai đạo diễn Maxim Pozdorovkin và Mike Lerner thực hiện. Pussy Riot đã trở thành một biểu tượng của các phong trào xã hội chống lại sự cai trị độc đoán tại nước Nga.