Hãng tin Pháp AFP, trích lời ông Tri Budiarto, Giám đốc phụ trách các chiến dịch ứng phó khẩn cấp thuộc Cơ quan chống thiên tai quốc gia (NDMA), cho biết là vào hôm qua, ngọn Sinabung đã « nhiều lần » phun đá cháy bỏng và tro lên tới độ cao 5.000 mét.
Theo ông Budiarto, nham thạch nóng chảy, rỉ ra từ miệng núi lửa cách nay 2 tuần, đã trào ra và chảy xuống các thung lũng dưới chân núi. Tính ra số người phải chạy đi lánh nạn ở nơi khác đã lên đến 25.516 người, so với 20.000 người vào tuần trước.
Theo AFP, ngon núi lửa Sinabung, sau một giấc ngủ kéo dài gần một thế kỷ, đã thức giấc một lần vào tháng Chín năm 2010, và vào tháng Tám năm ngoái. Vụ phun trào lần này đã bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái.
Núi lửa phun trào không phải là sự kiện hiếm hoi tại Indonesia. Là quốc gia nằm trên « vành đai lửa » của Thái Bình Dương, Indonesia là nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất trên thế giới, với 129 ngọn sẵn sàng phun lên bất cứ lúc nào. Vào cuối năm 2010, núi lửa Merapi ở miền Trung Java đã phun trào dữ dội, làm cho hơn 350 người thiệt mạng.
Theo ông Budiarto, nham thạch nóng chảy, rỉ ra từ miệng núi lửa cách nay 2 tuần, đã trào ra và chảy xuống các thung lũng dưới chân núi. Tính ra số người phải chạy đi lánh nạn ở nơi khác đã lên đến 25.516 người, so với 20.000 người vào tuần trước.
Theo AFP, ngon núi lửa Sinabung, sau một giấc ngủ kéo dài gần một thế kỷ, đã thức giấc một lần vào tháng Chín năm 2010, và vào tháng Tám năm ngoái. Vụ phun trào lần này đã bắt đầu vào tháng 9 năm ngoái.
Núi lửa phun trào không phải là sự kiện hiếm hoi tại Indonesia. Là quốc gia nằm trên « vành đai lửa » của Thái Bình Dương, Indonesia là nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất trên thế giới, với 129 ngọn sẵn sàng phun lên bất cứ lúc nào. Vào cuối năm 2010, núi lửa Merapi ở miền Trung Java đã phun trào dữ dội, làm cho hơn 350 người thiệt mạng.