Phát biểu trên kênh truyền hình ANC, Tướng Emmanuel Bautista, Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines thừa nhận rằng tình hình một năm qua cho thấy là việc phòng thủ và bảo vệ lãnh thổ tại vùng Biển Đông đang thực sự bị đe dọa, và để có thể bảo vệ đường bờ biển rất dài của mình một cách có hiệu quả, Philippines cần thêm 6 hộ tống hạm.
Trước mắt, lãnh đạo quân đội Philippines xác nhận là nước ông đang đặt mua hai tàu khu trục nhỏ của Mỹ, và hy vọng có thể được giao trong vòng vài năm tới đây.
Ngân quỹ dùng vào việc mua thêm tàu chiến này đến từ khoản viện trợ 40 triệu đô la vừa được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry loan báo nhân chuyến thăm Philippines vào tháng 12 vừa qua.
Trong thời gian hai năm gần đây, Philippines đã được đồng minh Hoa Kỳ cung cấp cho hai hộ tống hạm cũ được tân trang lại, và hai chiếc này hiện được giao phó nhiệm vụ tuần tra trong khu vực Biển Đông.
Vào tháng Tư năm 2012, chiếc BRP Gregorio del Pilar – chiến hạm đầu tiên do Mỹ bàn giao – đã chạm trán với tàu Trung Quốc tại vùng bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông, ngoài khơi hòn đảo chính của Philippines là Luzon.
Trước áp lực của lực lượng Trung Quốc, hải quân Philippines đã phải rút lui, và bãi Scaborough mà Manila tuyên bố chủ quyền đã bị Bắc Kinh kiểm soát trong thực tế sau vụ đối đầu đó.
Sau vụ Scarborough, tháng Năm 2013, Trung Quốc lại có dấu hiệu nhòm ngó thêm vùng bãi Ayungin (tên quốc tế là Second Thomas Shoal – Tên Việt Nam là Bãi cỏ mây) ở quần đảo Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát trên thực tế, với một toán lính đồn trú thường trực tại chỗ, bên trên một chiếc tàu mắc cạn trên bãi đá.
Gần đây hơn, trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc liên tục tung ra những bài viết của các « chuyên gia quân sự », kêu gọi chính quyền Bắc Kinh phải tấn công chiếm luôn Đảo Thị Tứ, đảo san hô thuộc diện lớn thứ hai tại quần đảo Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát.
Theo các nhà phân tích, một trong những lý do khiến Philippines trở thành đối tượng bị Trung Quốc tập trung tấn công trên vấn đề chủ quyền tại Biển Đông, đó là vì nước này hầu như không có được một lực lượng hải quân đúng nghĩa.
Chỉ sau khi bị Trung Quốc liên tục chèn ép, Manila mới nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường lực lượng tuần duyên và tuần dương, và đã cầu viện đến đồng minh Hoa Kỳ, và sau đó là Nhật Bản.
Trước mắt, lãnh đạo quân đội Philippines xác nhận là nước ông đang đặt mua hai tàu khu trục nhỏ của Mỹ, và hy vọng có thể được giao trong vòng vài năm tới đây.
Ngân quỹ dùng vào việc mua thêm tàu chiến này đến từ khoản viện trợ 40 triệu đô la vừa được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry loan báo nhân chuyến thăm Philippines vào tháng 12 vừa qua.
Trong thời gian hai năm gần đây, Philippines đã được đồng minh Hoa Kỳ cung cấp cho hai hộ tống hạm cũ được tân trang lại, và hai chiếc này hiện được giao phó nhiệm vụ tuần tra trong khu vực Biển Đông.
Vào tháng Tư năm 2012, chiếc BRP Gregorio del Pilar – chiến hạm đầu tiên do Mỹ bàn giao – đã chạm trán với tàu Trung Quốc tại vùng bãi cạn Scarborough thuộc Biển Đông, ngoài khơi hòn đảo chính của Philippines là Luzon.
Trước áp lực của lực lượng Trung Quốc, hải quân Philippines đã phải rút lui, và bãi Scaborough mà Manila tuyên bố chủ quyền đã bị Bắc Kinh kiểm soát trong thực tế sau vụ đối đầu đó.
Sau vụ Scarborough, tháng Năm 2013, Trung Quốc lại có dấu hiệu nhòm ngó thêm vùng bãi Ayungin (tên quốc tế là Second Thomas Shoal – Tên Việt Nam là Bãi cỏ mây) ở quần đảo Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát trên thực tế, với một toán lính đồn trú thường trực tại chỗ, bên trên một chiếc tàu mắc cạn trên bãi đá.
Gần đây hơn, trong những ngày qua, báo chí Trung Quốc liên tục tung ra những bài viết của các « chuyên gia quân sự », kêu gọi chính quyền Bắc Kinh phải tấn công chiếm luôn Đảo Thị Tứ, đảo san hô thuộc diện lớn thứ hai tại quần đảo Trường Sa, hiện do Philippines kiểm soát.
Theo các nhà phân tích, một trong những lý do khiến Philippines trở thành đối tượng bị Trung Quốc tập trung tấn công trên vấn đề chủ quyền tại Biển Đông, đó là vì nước này hầu như không có được một lực lượng hải quân đúng nghĩa.
Chỉ sau khi bị Trung Quốc liên tục chèn ép, Manila mới nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường lực lượng tuần duyên và tuần dương, và đã cầu viện đến đồng minh Hoa Kỳ, và sau đó là Nhật Bản.