Trung Quốc từng bị người Việt xem là cướp biển như trong cuộc biểu tình gần sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội ngày 03/07/2011. Theo Gs Úc Carl Thayer, tấn công tàu cá nước ngoài trong hải phận quốc tế ở Biển Đông là hành vi hải tặc của một Nhà nước.
Reuters
Sau một năm tương đối yên tĩnh, ngay trong những ngày đầu năm 2014 này, Biển Đông lại có dấu hiệu dậy sóng trở lại, với quyết định của chính quyền Trung Quốc được gọi nôm na là « cấm tàu cá nước ngoài », do tỉnh Hải Nam ban hành từ cuối năm 2013, nhưng bắt đầu có hiệu lực kể từ 01/01/2014. Trong tình hình đó, xử lý ổn thỏa quan hệ với Trung Quốc trong tương quan với hồ sơ Biển Đông, đã được cho là thách thức đối ngoại gay go nhất cho chính quyền Việt Nam trong năm 2014 này.
Đối với các nhà quan sát, quyết định của tỉnh Hải Nam hết sức phi lý, thậm chí phi pháp, mà đối tượng chủ yếu bị nhắm tới là Việt Nam. Theo các thông tin báo chí, đây là những quy định nằm trong những « Biện pháp thực hiện Luật Ngư nghiệp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của tỉnh Hải Nam », được chính quyền tỉnh này thông qua vào cuối năm ngoái 2013, nhưng chỉ bắt đầu có hiệu lực kể từ tháng Giêng năm nay.
Đáng chú ý nhất trong các quy định này là quyền mà tỉnh Hải Nam tự giao cho mình là chặn giữ, xua đuổi, có thể tịch thu tài sản, xử phạt hành chính, mọi tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý để đánh cá hay khảo sát. Muốn hoạt động trong vùng « cấm », tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Bắc Kinh.
Từ đường lưỡi bò đến vùng cấm tàu cá ngoại quốc
Vấn đề đặt ra là vùng biển mà tỉnh Hải Nam được trao quyền quản lý lại rất rộng lớn, bao trùm phần lớn Biển Đông mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, dựa theo một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà họ tự đặt ra. Hải Nam chính là nơi đặt « thành phố Tam Sa », đơn vị hành chánh được Bắc Kinh trao nhiệm vụ điều hành vùng Biển Đông rộng lớn bao gồm cả những nơi đang tranh chấp với các láng giềng mà nước đứng đầu danh sách là Việt Nam.
Trong một bài nhận định nóng công bố hôm 09/01 vừa qua – một hôm sau khi thông tin về những quy định này được tiết lộ trên báo chí - về hành động leo thang của tỉnh Hải Nam trong hồ sơ Biển Đông, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu tại Học viện Quốc phòng Úc đã ghi nhận ngay tính chất đi ngược lại luật lệ quốc tế trong các quy định của tỉnh Hải Nam.
Đối với giáo sư Thayer, các tác hại có thể thấy được của hành động đó là phá hoại triển vọng thương thảo về một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông đang manh nha giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và ba nước ASEAN là Việt Nam, Philippines và Malaysia có nguy cơ căng thẳng trở lại vì các vùng thuộc thẩm quyền chế tài gắt gao của tỉnh Hải Nam lại là những vùng thường đánh bắt của ngư dân ba nước Đông Nam Á.
Trong bài trả lời phỏng vấn qua thư điện tử của Ban Việt ngữ RFI nhân dịp đầu năm, về các thách thức mà Việt Nam phải đối phó trong năm 2014 này, Giáo sư Carl Thayer đã cho rằng Biển Đông hoàn toàn có thể trở lại thành điểm nóng đối với Việt Nam trong năm nay, khiến cho cách xử lý quan hệ với Trung Quốc trở thành thách thức đối ngoại hàng đầu của Việt Nam.
Phải xóa bỏ "văn hóa" tham nhũng
Tuy nhiên, theo Giáo sư Thayer, thách thức quan trọng nhất đối với chính quyền Việt Nam trong năm 2014 vừa bắt đầu này là vấn đề đối nội, liên quan đến kinh tế và tham nhũng.
GS Carl Thayer : Vấn đề kinh tế và tham nhũng sẽ là những thách thức chính yếu. Việt Nam phải đẩy mạnh tăng trưởng GDP. Điều đó đòi hỏi Viêt Nam phải cải tổ doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực ngân hàng. Và Việt Nam cũng sẽ phải tham gia khối Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP để đảm bảo khả năng hội nhập kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Việt Nam cũng phải tiếp tục thực hiện việc đưa ra trước công lý những kẻ có trách nhiệm trong những vụ tham nhũng quy mô lớn tại các tập đoàn nhà nước, chẳng hạn như Vinalines. Chiến dịch chống tham nhũng phải được mở rộng ra những người trong đảng và chính phủ, kể cả Bộ Công an, những thành phần hỗ trợ và hưởng lợi từ nạn tham nhũng.
Quản lý quan hệ với Trung Quốc sẽ là vấn đề đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam .
RFI : Thách thức quan trọng nhất đối với Việt Nam là gì ?
GS Carl Thayer : Thách thức quan trọng nhất là xóa bỏ thứ văn hóa hỗ trợ tham nhũng. Việt Nam không thể hy vọng chấm dứt nạn tham nhũng trừ phi cởi trói báo chí và tạo ra một ngành tư pháp và cơ quan điều tra độc lập. Tiến trình đó phải được thực hiện bên ngoài khuôn khổ của các phe nhóm chính trị và các thế lực bao che.
Do việc Việt Nam đang chuẩn bị cho đại hội Đảng sắp tới, chiến dịch chống tham nhũng sẽ bị chính trị hóa. Chần chờ và đấu đá phe nhóm liên tục sẽ chỉ góp phần làm xói mòn tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai áp lực từ Bắc Kinh : Nhận nhà thầu Trung Quốc và đồng khai thác Biển Đông
RFI : Về những vấn đề mà chính quyền Việt Nam phải đối mặt trong năm 2014, Giáo sư đã nói rằng « Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc sẽ là vấn đề đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ». Cụ thể là như thế nào ?
GS Carl Thayer : Việt Nam bị một khoản thâm thủng mậu dịch khổng lồ 19 tỷ đô la với Trung Quốc và đang tìm kiếm một sự thay đổi trong thủ tục hành chính của Trung Quốc để giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn.
Về phần Trung Quốc, họ đang gây áp lực buộc Việt Nam nhận các khoản cho vay ưu đãi để tài trợ cho các đề án phát triển hạ tầng cơ sở đường bộ và đường sắt rất quy mô tại Việt Nam, và sẽ do các công ty Trung Quốc thực hiện. Trung Quốc cũng tiếp tục ép Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên biển, bao gồm cả việc cùng nhau phát triển. Cả hai địa hạt trên đều rất nhạy cảm tại Việt Nam, cả đối với xã hội nói chung, lẫn trong các tầng lớp thuộc đảng cầm quyền.
Thách thức đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam là làm sao quản lý mối quan hệ với Trung Quốc mà không kích động thêm các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong công chúng.
Quy định đánh cá mới của tỉnh Hải Nam - chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa - có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Thách thức đối với Việt Nam không chỉ là quản lý tốt vấn đề mới nhất đó, mà còn là ngăn không cho hồ sơ Hoàng Sa trở thành một vấn đề gây tổn hại cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN khác. Nhiều nước ASEAN xem tranh chấp Hoàng Sa là một vấn đề hoàn toàn song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, và ngần ngại trong việc công khai hậu thuẫn Việt Nam trên hồ sơ này.
Vụ "cấm tàu" : Việt Nam phản ứng chậm nhưng mạnh
RFI : Đánh giá của Giáo sư ra sao về phản ứng của Việt Nam trước quyết định của tỉnh Hải Nam ? Một số người cho rằng, Hà Nội phản ứng vừa chậm, vừa quá nhẹ so với phản ứng từ Đài Bắc, Washington và Manila.
GS Carl Thayer : Trong thực tế, Việt Nam đã phản ứng hai ngày sau khi chính quyền Trung Quốc công khai hóa các quy định đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, sau khi Đài Loan, Philippines và Hoa Kỳ đã có phản ứng.
Phản ứng tương đối chậm trễ của Việt Nam có thể bắt nguồn từ hai yếu tố. Đầu tiên hết, có thể là Việt Nam đã muốn đợi cho đến khi các quốc gia khác phản ứng trước rồi sau đó mới tham gia. Yếu tố thứ hai liên quan đến cơ chế ra quyết định trong một nhà nước độc đảng.
Ngoại trưởng Việt Nam đồng thời là Phó Thủ tướng. Trên nguyên tắc, ông ấy đã có thể tiếp cận ngay với Thủ tướng Chính phủ để xin cho công bố một bản thông cáo. Hiện vẫn chưa rõ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có phải tham khảo ý kiến với một hoặc nhiều thành viên của Bộ Chính trị để tìm kiếm sự đồng thuận hay không.
Ngược lại, Hội đồng Đại lục của Đài Loan (MAC) là cơ chế chịu trách nhiệm trực tiếp về các quan hệ với Trung Quốc, do đó đã ở vị trí tốt nhất để có thể phản ứng ngay lập tức. Hội đồng MAC do một quan chức ngang cấp bộ trưởng lãnh đạo. Còn ở Philippines và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng của họ đều có thẩm quyền để phản ứng ngay, và họ cũng có thể liên lạc ngay lập tức với Tổng thống nước họ trong trường hợp cần sự đồng ý của người đứng đầu Nhà nước.
Tuyên bố của Việt Nam không « quá mềm » so với lời lẽ của Đài Loan, Philippines và Hoa Kỳ. Tuyên bố của Việt Nam khá chi tiết và cụ thể.
Diễn biến các sự kiện là như sau : Ngày 08/01, sau khi Trung Quốc công bố quy định của tỉnh Hải Nam, Đài Loan là phía đầu tiên có phản ứng. Vào tối thứ Tư, ngày 08/01, Hội đồng Đại lục cho ra một tuyên bố gồm hai đoạn, xác định là Đài Loan không công nhận các quy định mới của tỉnh Hải Nam.
Mỹ phản ứng vào ngày hôm sau, thứ Năm 09/01 (theo giờ Washington). Bà Jen Psaki, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, tuyên bố rằng các quy định của Trung Quốc mang tính chất "khiêu khích và nguy hiểm."
Philippines phản ứng hai ngày sau đó, hôm 10/01. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói trong một cuộc họp báo rằng Philippines đã « hết sức quan ngại » trước các quy định mới và « đó là một hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Diễn biến đó làm căng thẳng leo thang, làm tình hình ở Biển Đông phức tạp thêm một cách không cần thiết, và đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực. »
Mãi đến thứ Sáu, ngày 10/01, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới cho ra một tuyên bố, xác định rằng các quy định mới của Trung Quốc « bất hợp pháp và vô giá trị » và « làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông ». Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc « hủy bỏ những việc làm sai trái » và « đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực. »
Tuyên bố Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng xác định rằng các hành động của Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông và bản Thỏa thuận năm 2011 về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
RFI : Trong nhận định ngày 09/01 về quyết định của tỉnh Hải Nam, Giáo sư có nói rằng : « Trung Quốc có quyền hợp pháp để ban hành một chỉ thị hành chính mà phạm vi áp dụng bao trùm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa ». Xin Giáo sư giải thích thêm ?
GS Carl Thayer : Trung Quốc hiện đang quản lý quần đảo Hoàng Sa và hầu hết các nước Đông Nam Á đều sẽ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong bài viết của tôi, tôi đã phân biệt rõ ba vùng biển khác nhau : (1) lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc có quyền chủ quyền và tài phán ; (2) lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Hoàng Sa hiện đang có tranh chấp với Việt Nam. Theo luật quốc tế, Trung Quốc không được quyền hành động đơn phương để phá vỡ hiện trạng, và Trung Quốc bị bắt buộc phải hợp tác và tự kiềm chế để không dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực cho đến khi tranh chấp được giải quyết ; và (3) vùng biển quốc tế.
Việt Nam có cả một quá trình liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa bằng cách phản đối mọi hành động của Trung Quốc nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Đây là một điều cần thiết trong luật pháp quốc tế để giúp Việt Nam duy trì các tuyên bố chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, một cách thực tế, chắc chắn là sẽ không có quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, hoặc thậm chí ASEAN nào, có lập trường ủng hộ Việt Nam (trong vấn đề Hoàng Sa).
Biển Đông sẽ nóng nếu Bắc Kinh không sửa chữa sai lầm của Hải Nam
RFI : Với quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam về tàu cá nước ngoài, phải chăng - một lần nữa - Biển Đông sẽ là vấn đề nóng nhất đối với chính quyền Việt Nam trong năm ?
GS Carl Thayer : Việc Biển Đông có trở thành một vấn đề nóng trong năm 2014 hay không, phụ thuộc vào việc chính quyền trung ương Trung Quốc có dấn thân vào hồ sơ này hay không, và ra lệnh cho chính quyền tỉnh Hải Nam phải điều chỉnh các quy định sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cần nhớ lại rằng khi chính quyền thành phố Tam Sa ban hành quy định về chặn bắt và khám soát tàu trong vùng biển của họ, chính quyền trung ương Trung Quốc đã phải nói rõ là điều đó chỉ áp dụng cho vùng biển nằm bên trong đường cơ sở mà thôi.
Nói cách khác, các quy định của tỉnh Hải Nam (trên nguyên tắc) được áp dụng cho ba vùng biển khác nhau : (1) hải phận quốc tế ; (2) vùng biển tranh chấp (xung quanh quần đảo Hoàng Sa và các thực thể địa lý khác tại quần đảo Trường Sa) ; và (3) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đảo Hải Nam.
Theo luật quốc tế, Trung Quốc không thể thực thi các quy định vừa ban hành trong vùng biển quốc tế. Các hành động như vậy đồng nghĩa với điều tôi gọi là « hành vi hải tặc của một Nhà nước ».
Trong trường hợp của luật pháp quốc tế liên quan đến các vùng biển đang tranh chấp, Trung Quốc có nghĩa vụ không hành động đơn phương để làm thay đổi hiện trạng. Trung Quốc bị bắt buộc phải hợp tác với các quốc gia khác là một bên tranh chấp.
Còn đối với Hải Nam, Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế EEZ chung quanh đảo này (trừ phi có sự chồng lấn với vùng EEZ của nước khác). Khu vực chồng lên nhau sẽ là một vùng tranh chấp.
Cuối cùng, tỉnh Hải Nam đã nhận là họ có thẩm quyền hành chính đối với 57% Biển Đông. Tuy nhiên, họ không có phương tiện để thực thi các quy định của mình. Điều đó dẫn đến khả năng chính quyền địa phương có thể chọn lọc đối tượng áp dụng các quy định.
Họ có thể hướng sự chú ý tới Philippines, trong khi tìm cách trấn an Malaysia và Indonesia rằng ngư dân hai nước này sẽ không bị ảnh hưởng. Căn cứ vào diễn biến trong quan hệ song phương với Việt Nam, tỉnh Hải Nam có thể bật hay là tắt cách áp dụng có chọn lọc các quy định vừa ban hành đối với ngư dân Việt Nam.
Biển Đông sẽ nổi bật tại ASEAN 2014
RFI : Giáo sư có nghĩ rằng Việt Nam sẽ có ảnh hưởng nhất định trên Miến Điện để nước Chủ tịch ASEAN lần này để nêu bật vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự năm nay ?
GS Carl Thayer : Các quan chức Miến Điện mà tôi đã tiếp xúc nhân các hội nghị gần đây ở Phnom Penh và Seoul đều xác định rằng nước họ, trong tư cách Chủ tịch ASEAN, sẽ kiên quyết thúc đẩy sự đồng thuận trong toàn khối về hồ sơ Biển Đông với tất cả các thành viên ngoài ASEAN, bao gồm cả Trung Quốc.
Các quan chức nói trên đều thừa nhận rằng Biển Đông là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, không chỉ vì ảnh hưởng của Trung Quốc, mà còn là vì Miến Điện đang trong thời kỳ chuyển tiếp trong vấn đề phát triển quan hệ với các nước khác.
Hiện có một nhóm nòng cốt trong số các quốc gia ASEAN đã nhất trí với nhau là phải thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử (DOC) với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Singapore và Thái Lan. Điều này sẽ đảm bảo khả năng vấn đề Biển Đông được nêu bật trong chương trình nghị sự của ASEAN.
Các hành động của tỉnh Hải Nam, nếu không bị chính quyền trung ương Trung Quốc kềm hãm, chắc chắn sẽ làm cho Biển Đông trở thành một vấn đề được ASEAN ưu tiên xem xét.
Đáng chú ý nhất trong các quy định này là quyền mà tỉnh Hải Nam tự giao cho mình là chặn giữ, xua đuổi, có thể tịch thu tài sản, xử phạt hành chính, mọi tàu cá nước ngoài tự ý đi vào vùng biển do tỉnh Hải Nam quản lý để đánh cá hay khảo sát. Muốn hoạt động trong vùng « cấm », tàu cá nước ngoài phải xin phép chính quyền Bắc Kinh.
Từ đường lưỡi bò đến vùng cấm tàu cá ngoại quốc
Vấn đề đặt ra là vùng biển mà tỉnh Hải Nam được trao quyền quản lý lại rất rộng lớn, bao trùm phần lớn Biển Đông mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền, dựa theo một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà họ tự đặt ra. Hải Nam chính là nơi đặt « thành phố Tam Sa », đơn vị hành chánh được Bắc Kinh trao nhiệm vụ điều hành vùng Biển Đông rộng lớn bao gồm cả những nơi đang tranh chấp với các láng giềng mà nước đứng đầu danh sách là Việt Nam.
Trong một bài nhận định nóng công bố hôm 09/01 vừa qua – một hôm sau khi thông tin về những quy định này được tiết lộ trên báo chí - về hành động leo thang của tỉnh Hải Nam trong hồ sơ Biển Đông, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu tại Học viện Quốc phòng Úc đã ghi nhận ngay tính chất đi ngược lại luật lệ quốc tế trong các quy định của tỉnh Hải Nam.
Đối với giáo sư Thayer, các tác hại có thể thấy được của hành động đó là phá hoại triển vọng thương thảo về một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông đang manh nha giữa ASEAN và Trung Quốc, đồng thời khiến cho quan hệ giữa Trung Quốc và ba nước ASEAN là Việt Nam, Philippines và Malaysia có nguy cơ căng thẳng trở lại vì các vùng thuộc thẩm quyền chế tài gắt gao của tỉnh Hải Nam lại là những vùng thường đánh bắt của ngư dân ba nước Đông Nam Á.
Trong bài trả lời phỏng vấn qua thư điện tử của Ban Việt ngữ RFI nhân dịp đầu năm, về các thách thức mà Việt Nam phải đối phó trong năm 2014 này, Giáo sư Carl Thayer đã cho rằng Biển Đông hoàn toàn có thể trở lại thành điểm nóng đối với Việt Nam trong năm nay, khiến cho cách xử lý quan hệ với Trung Quốc trở thành thách thức đối ngoại hàng đầu của Việt Nam.
Phải xóa bỏ "văn hóa" tham nhũng
Tuy nhiên, theo Giáo sư Thayer, thách thức quan trọng nhất đối với chính quyền Việt Nam trong năm 2014 vừa bắt đầu này là vấn đề đối nội, liên quan đến kinh tế và tham nhũng.
GS Carl Thayer : Vấn đề kinh tế và tham nhũng sẽ là những thách thức chính yếu. Việt Nam phải đẩy mạnh tăng trưởng GDP. Điều đó đòi hỏi Viêt Nam phải cải tổ doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực ngân hàng. Và Việt Nam cũng sẽ phải tham gia khối Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP để đảm bảo khả năng hội nhập kinh tế toàn cầu trong tương lai.
Việt Nam cũng phải tiếp tục thực hiện việc đưa ra trước công lý những kẻ có trách nhiệm trong những vụ tham nhũng quy mô lớn tại các tập đoàn nhà nước, chẳng hạn như Vinalines. Chiến dịch chống tham nhũng phải được mở rộng ra những người trong đảng và chính phủ, kể cả Bộ Công an, những thành phần hỗ trợ và hưởng lợi từ nạn tham nhũng.
Quản lý quan hệ với Trung Quốc sẽ là vấn đề đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam .
RFI : Thách thức quan trọng nhất đối với Việt Nam là gì ?
GS Carl Thayer : Thách thức quan trọng nhất là xóa bỏ thứ văn hóa hỗ trợ tham nhũng. Việt Nam không thể hy vọng chấm dứt nạn tham nhũng trừ phi cởi trói báo chí và tạo ra một ngành tư pháp và cơ quan điều tra độc lập. Tiến trình đó phải được thực hiện bên ngoài khuôn khổ của các phe nhóm chính trị và các thế lực bao che.
Do việc Việt Nam đang chuẩn bị cho đại hội Đảng sắp tới, chiến dịch chống tham nhũng sẽ bị chính trị hóa. Chần chờ và đấu đá phe nhóm liên tục sẽ chỉ góp phần làm xói mòn tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai áp lực từ Bắc Kinh : Nhận nhà thầu Trung Quốc và đồng khai thác Biển Đông
RFI : Về những vấn đề mà chính quyền Việt Nam phải đối mặt trong năm 2014, Giáo sư đã nói rằng « Quản lý mối quan hệ với Trung Quốc sẽ là vấn đề đối ngoại quan trọng nhất của Việt Nam ». Cụ thể là như thế nào ?
GS Carl Thayer : Việt Nam bị một khoản thâm thủng mậu dịch khổng lồ 19 tỷ đô la với Trung Quốc và đang tìm kiếm một sự thay đổi trong thủ tục hành chính của Trung Quốc để giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn.
Về phần Trung Quốc, họ đang gây áp lực buộc Việt Nam nhận các khoản cho vay ưu đãi để tài trợ cho các đề án phát triển hạ tầng cơ sở đường bộ và đường sắt rất quy mô tại Việt Nam, và sẽ do các công ty Trung Quốc thực hiện. Trung Quốc cũng tiếp tục ép Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trên biển, bao gồm cả việc cùng nhau phát triển. Cả hai địa hạt trên đều rất nhạy cảm tại Việt Nam, cả đối với xã hội nói chung, lẫn trong các tầng lớp thuộc đảng cầm quyền.
Thách thức đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam là làm sao quản lý mối quan hệ với Trung Quốc mà không kích động thêm các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong công chúng.
Quy định đánh cá mới của tỉnh Hải Nam - chủ yếu nhằm mục đích kiểm soát tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa - có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Thách thức đối với Việt Nam không chỉ là quản lý tốt vấn đề mới nhất đó, mà còn là ngăn không cho hồ sơ Hoàng Sa trở thành một vấn đề gây tổn hại cho quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN khác. Nhiều nước ASEAN xem tranh chấp Hoàng Sa là một vấn đề hoàn toàn song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, và ngần ngại trong việc công khai hậu thuẫn Việt Nam trên hồ sơ này.
Vụ "cấm tàu" : Việt Nam phản ứng chậm nhưng mạnh
RFI : Đánh giá của Giáo sư ra sao về phản ứng của Việt Nam trước quyết định của tỉnh Hải Nam ? Một số người cho rằng, Hà Nội phản ứng vừa chậm, vừa quá nhẹ so với phản ứng từ Đài Bắc, Washington và Manila.
GS Carl Thayer : Trong thực tế, Việt Nam đã phản ứng hai ngày sau khi chính quyền Trung Quốc công khai hóa các quy định đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam, sau khi Đài Loan, Philippines và Hoa Kỳ đã có phản ứng.
Phản ứng tương đối chậm trễ của Việt Nam có thể bắt nguồn từ hai yếu tố. Đầu tiên hết, có thể là Việt Nam đã muốn đợi cho đến khi các quốc gia khác phản ứng trước rồi sau đó mới tham gia. Yếu tố thứ hai liên quan đến cơ chế ra quyết định trong một nhà nước độc đảng.
Ngoại trưởng Việt Nam đồng thời là Phó Thủ tướng. Trên nguyên tắc, ông ấy đã có thể tiếp cận ngay với Thủ tướng Chính phủ để xin cho công bố một bản thông cáo. Hiện vẫn chưa rõ là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có phải tham khảo ý kiến với một hoặc nhiều thành viên của Bộ Chính trị để tìm kiếm sự đồng thuận hay không.
Ngược lại, Hội đồng Đại lục của Đài Loan (MAC) là cơ chế chịu trách nhiệm trực tiếp về các quan hệ với Trung Quốc, do đó đã ở vị trí tốt nhất để có thể phản ứng ngay lập tức. Hội đồng MAC do một quan chức ngang cấp bộ trưởng lãnh đạo. Còn ở Philippines và Hoa Kỳ, Ngoại trưởng của họ đều có thẩm quyền để phản ứng ngay, và họ cũng có thể liên lạc ngay lập tức với Tổng thống nước họ trong trường hợp cần sự đồng ý của người đứng đầu Nhà nước.
Tuyên bố của Việt Nam không « quá mềm » so với lời lẽ của Đài Loan, Philippines và Hoa Kỳ. Tuyên bố của Việt Nam khá chi tiết và cụ thể.
Diễn biến các sự kiện là như sau : Ngày 08/01, sau khi Trung Quốc công bố quy định của tỉnh Hải Nam, Đài Loan là phía đầu tiên có phản ứng. Vào tối thứ Tư, ngày 08/01, Hội đồng Đại lục cho ra một tuyên bố gồm hai đoạn, xác định là Đài Loan không công nhận các quy định mới của tỉnh Hải Nam.
Mỹ phản ứng vào ngày hôm sau, thứ Năm 09/01 (theo giờ Washington). Bà Jen Psaki, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ, tuyên bố rằng các quy định của Trung Quốc mang tính chất "khiêu khích và nguy hiểm."
Philippines phản ứng hai ngày sau đó, hôm 10/01. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao nói trong một cuộc họp báo rằng Philippines đã « hết sức quan ngại » trước các quy định mới và « đó là một hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Diễn biến đó làm căng thẳng leo thang, làm tình hình ở Biển Đông phức tạp thêm một cách không cần thiết, và đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực. »
Mãi đến thứ Sáu, ngày 10/01, Bộ Ngoại giao Việt Nam mới cho ra một tuyên bố, xác định rằng các quy định mới của Trung Quốc « bất hợp pháp và vô giá trị » và « làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông ». Tuyên bố kêu gọi Trung Quốc « hủy bỏ những việc làm sai trái » và « đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực. »
Tuyên bố Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng xác định rằng các hành động của Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông và bản Thỏa thuận năm 2011 về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
RFI : Trong nhận định ngày 09/01 về quyết định của tỉnh Hải Nam, Giáo sư có nói rằng : « Trung Quốc có quyền hợp pháp để ban hành một chỉ thị hành chính mà phạm vi áp dụng bao trùm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa ». Xin Giáo sư giải thích thêm ?
GS Carl Thayer : Trung Quốc hiện đang quản lý quần đảo Hoàng Sa và hầu hết các nước Đông Nam Á đều sẽ không muốn bị lôi kéo vào một cuộc tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Trong bài viết của tôi, tôi đã phân biệt rõ ba vùng biển khác nhau : (1) lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc có quyền chủ quyền và tài phán ; (2) lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế xung quanh quần đảo Hoàng Sa hiện đang có tranh chấp với Việt Nam. Theo luật quốc tế, Trung Quốc không được quyền hành động đơn phương để phá vỡ hiện trạng, và Trung Quốc bị bắt buộc phải hợp tác và tự kiềm chế để không dùng hoặc đe dọa dùng vũ lực cho đến khi tranh chấp được giải quyết ; và (3) vùng biển quốc tế.
Việt Nam có cả một quá trình liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa bằng cách phản đối mọi hành động của Trung Quốc nhằm củng cố đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Đây là một điều cần thiết trong luật pháp quốc tế để giúp Việt Nam duy trì các tuyên bố chủ quyền của mình.
Tuy nhiên, một cách thực tế, chắc chắn là sẽ không có quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, hoặc thậm chí ASEAN nào, có lập trường ủng hộ Việt Nam (trong vấn đề Hoàng Sa).
Biển Đông sẽ nóng nếu Bắc Kinh không sửa chữa sai lầm của Hải Nam
RFI : Với quyết định của chính quyền tỉnh Hải Nam về tàu cá nước ngoài, phải chăng - một lần nữa - Biển Đông sẽ là vấn đề nóng nhất đối với chính quyền Việt Nam trong năm ?
GS Carl Thayer : Việc Biển Đông có trở thành một vấn đề nóng trong năm 2014 hay không, phụ thuộc vào việc chính quyền trung ương Trung Quốc có dấn thân vào hồ sơ này hay không, và ra lệnh cho chính quyền tỉnh Hải Nam phải điều chỉnh các quy định sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cần nhớ lại rằng khi chính quyền thành phố Tam Sa ban hành quy định về chặn bắt và khám soát tàu trong vùng biển của họ, chính quyền trung ương Trung Quốc đã phải nói rõ là điều đó chỉ áp dụng cho vùng biển nằm bên trong đường cơ sở mà thôi.
Nói cách khác, các quy định của tỉnh Hải Nam (trên nguyên tắc) được áp dụng cho ba vùng biển khác nhau : (1) hải phận quốc tế ; (2) vùng biển tranh chấp (xung quanh quần đảo Hoàng Sa và các thực thể địa lý khác tại quần đảo Trường Sa) ; và (3) vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đảo Hải Nam.
Theo luật quốc tế, Trung Quốc không thể thực thi các quy định vừa ban hành trong vùng biển quốc tế. Các hành động như vậy đồng nghĩa với điều tôi gọi là « hành vi hải tặc của một Nhà nước ».
Trong trường hợp của luật pháp quốc tế liên quan đến các vùng biển đang tranh chấp, Trung Quốc có nghĩa vụ không hành động đơn phương để làm thay đổi hiện trạng. Trung Quốc bị bắt buộc phải hợp tác với các quốc gia khác là một bên tranh chấp.
Còn đối với Hải Nam, Trung Quốc có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế EEZ chung quanh đảo này (trừ phi có sự chồng lấn với vùng EEZ của nước khác). Khu vực chồng lên nhau sẽ là một vùng tranh chấp.
Cuối cùng, tỉnh Hải Nam đã nhận là họ có thẩm quyền hành chính đối với 57% Biển Đông. Tuy nhiên, họ không có phương tiện để thực thi các quy định của mình. Điều đó dẫn đến khả năng chính quyền địa phương có thể chọn lọc đối tượng áp dụng các quy định.
Họ có thể hướng sự chú ý tới Philippines, trong khi tìm cách trấn an Malaysia và Indonesia rằng ngư dân hai nước này sẽ không bị ảnh hưởng. Căn cứ vào diễn biến trong quan hệ song phương với Việt Nam, tỉnh Hải Nam có thể bật hay là tắt cách áp dụng có chọn lọc các quy định vừa ban hành đối với ngư dân Việt Nam.
Biển Đông sẽ nổi bật tại ASEAN 2014
RFI : Giáo sư có nghĩ rằng Việt Nam sẽ có ảnh hưởng nhất định trên Miến Điện để nước Chủ tịch ASEAN lần này để nêu bật vấn đề Biển Đông trong chương trình nghị sự năm nay ?
GS Carl Thayer : Các quan chức Miến Điện mà tôi đã tiếp xúc nhân các hội nghị gần đây ở Phnom Penh và Seoul đều xác định rằng nước họ, trong tư cách Chủ tịch ASEAN, sẽ kiên quyết thúc đẩy sự đồng thuận trong toàn khối về hồ sơ Biển Đông với tất cả các thành viên ngoài ASEAN, bao gồm cả Trung Quốc.
Các quan chức nói trên đều thừa nhận rằng Biển Đông là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, không chỉ vì ảnh hưởng của Trung Quốc, mà còn là vì Miến Điện đang trong thời kỳ chuyển tiếp trong vấn đề phát triển quan hệ với các nước khác.
Hiện có một nhóm nòng cốt trong số các quốc gia ASEAN đã nhất trí với nhau là phải thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử (DOC) với Trung Quốc, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Singapore và Thái Lan. Điều này sẽ đảm bảo khả năng vấn đề Biển Đông được nêu bật trong chương trình nghị sự của ASEAN.
Các hành động của tỉnh Hải Nam, nếu không bị chính quyền trung ương Trung Quốc kềm hãm, chắc chắn sẽ làm cho Biển Đông trở thành một vấn đề được ASEAN ưu tiên xem xét.