Và « con cọp lớn », không ai khác chính là Chu Vĩnh Khang, cựu nhân vật số 9 của Đảng Cộng sản, cựu lãnh đạo ngành an ninh, gương mặt nổi bật của ngành dầu khí Trung Quốc. Liên quan đến chủ đề này, nhật báo Le Figaro số ra hôm nay 15/01/2014 dành nguyên trang 12 cho bài điều tra đề tựa « Sự sụp đổ báo trước của ‘Sa hoàng’ an ninh Trung Quốc ».
Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, vừa về hưu năm rồi, từng là nhân vật quyền lực thứ ba, đứng sau cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo. Và vì ông cũng là một trong số các nhân vật đáng ghét nhất … nên ông tự biến mình thành một mục tiêu tấn công lý tưởng cho dàn lãnh đạo mới. Theo tin tức từ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, được Le Figaro trích dẫn lại, do đang trong vòng bị điều tra về tội tham nhũng và biển thủ công quỹ, Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia kể từ trung tuần tháng 12/2013.
Chu Vĩnh Khang phạm tội « khi quân » ?
Nhưng theo nhiều nguồn tin báo chí trong nước, ông Chu còn bị nghi ngờ tổ chức mưu sát vợ trước của mình. Lúc còn là bí thư tại tỉnh Tứ Xuyên giai đoạn 1999-2002, hình như Chu Vĩnh Khang có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ khác, trong đó có cô Giả Tiểu Hoa, người dẫn chương trình cho đài truyền hình CCTV và là vợ chính thức hiện nay của ông Chu. Khi cô Giả thông báo có thai, Chu Vĩnh Khang cam kết ly dị vợ. Thế nhưng, ít lâu sau, người vợ đầu của ông Chu đã tử nạn trong một tai nạn xe ô-tô bí ẩn.
Nhiều trang mạng Trung Quốc ở nước ngoài còn cho là ông Chu có vai trò quan trọng trong các vụ ám sát tàn nhẫn các nhà đối lập chính trị, một nhân vật quân sự quan trọng và ba doanh nhân khác. Các trang mạng này khẳng định rằng ông Chu có dự tính làm đảo chính để lật đổ chủ tịch Tập Cận Bình bằng cách tổ chức ám sát ông Tập, và nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình và phe cánh của mình.
Thế nhưng, các tài liệu nội bộ được phân phát cho các ủy viên của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản sẽ không đề cập đến các tội mưu toan đảo chính và mưu sát. Nhà báo độc lập Cao Vũ nhận định « Chính quyền không được lợi lộc gì khi đưa các tội danh đó vào. Chủ đề này quá nhạy cảm ». Cũng theo quan sát của nữ nhà báo trên Tập Cận Bình và các thân cận của ông nắm đủ bằng chứng là Chu Vĩnh Khang đã phạm phải một tội khác tương đương với « tội khi quân » ngay trước khi diễn ra Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 18.
Cô giải thích « Những thông tin về tài sản mà gia đình Tập Cận Bình và cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo thâu tóm bị phan phui trên báo chí nước ngoài xuất phát từ bộ phận 610. Ban đầu, cơ quan này chuyên trách thu thập các thông tin về giáo phái Pháp Luân Công ở nước ngoài. Nhưng sau đó bị đổi hướng để điều tra về tài sản ngoài lãnh thổ của các nhân vật lãnh đạo quan trọng của đảng. Bộ phận 610 lúc ấy do một thân cận của ông Chu lãnh đạo. Dĩ nhiên trong con mắt của đảng, những mưu toan bôi nhọ đó là không thể nào tha thứ được ».
Trên bình diện chính trị, ông Chu được xem như là nhân vật quyền lực thứ tư sau Đảng, chính phủ, và quân đội. Ông nắm trong tay quyền kiểm soát toàn bộ ngành cảnh sát, các lực lượng dân quân, biện lý, tòa án cũng như toàn hệ thống trại lao cải và được hưởng một ngân sách khổng lồ. Ông cũng chính là người điều phối mọi hoạt động phản gián của đất nước, như bộ phận Guoanbu đầy quyền lực.
Cũng theo nữ ký giả Cao, « Dưới danh nghĩa an ninh quốc gia, ông Chu đã hình thành phe cánh của mình ở đó mọi sự lạm dụng đều được bỏ qua. Tình hình thảm hại tại Tây Tạng và Tân Cương một phần lớn là kết quả của chính sách tồi tệ của ông Chu. Chiến lược đàn áp chỉ làm phân cực thêm mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các bộ tộc thiểu số trong nước ».
Xử Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình đang nhổ răng cọp ?
Điều đáng chú ý là bình thường đảng cộng sản Trung Quốc thường xử lý nội bộ khi cho hạ bệ các quan chức cao cấp. Lần này, nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua việc hạ nhục Chu Vĩnh Khang trước công chúng. Le Figaro nhận định giả như Tập Cận Bình quyết điều khiển phiên xử công khai chống ông Chu bằng cách đưa ra bản án nặng nhất như tử hình hay tù chung thân, rõ ràng đây là lần đầu tiên kể từ sau phiên xử bè lũ bốn tên năm 1970, chủ tịch Tập phá vỡ một thông lệ. Theo đó các quan chức lãnh đạo cao cấp sẽ được hưởng quyền miễn trừ trọn đời, dù không còn tại chức nữa.
Theo Le Figaro, các thế lực ủng hộ ông Chu ngay trong lòng bộ máy đảng Cộng sản, nhất là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, những người phản đối các chính sách cải cách kinh tế theo hướng tự do đã cố ngăn cản Tập Cận Bình. Về điểm này, nữ ký giả độc lập Cao Vũ có hướng giải thích như sau : « Giang Trạch Dân thật sự rất tức giận và cách đây nhiều tháng ông ta đã đánh tiếng cho ông Tập biết điều đó. Ông ta cho biết sẵn sàng phơi bày trước công chúng những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và điều đó có thể gây tổn hại đến hình ảnh Tập Cận Bình. Chính vì vậy mà Tập Cận Bình bắt đầu nhổ từng chiếc răng con cọp trước khi xẻ thịt chúng ».
Ngay từ giữa tháng 12/2012, các tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang lần lượt bị nhổ bật và gần đây nhất là vụ bắt giữ Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang. Khi tung ra chiến dịch chống tham nhũng, Tập Cận Bình hứa rằng sẽ đánh từ « muỗi » (ám chỉ các viên chức nhỏ) cho đến « cọp » (các quan chức cao cấp), chắc chắn trong đầu ông Tập đã nghĩ đến Chu Vĩnh Khang.
Cuối cùng, Le Figaro kết luận việc đánh đổ Chu Vĩnh Khang, ông hoàng ngành an ninh Trung Quốc cho phép Tập Cận Bình củng cố quyền lực và nắm lấy quyền kiểm soát ngành an ninh đất nước. Không những thế, qua việc quyết đi đến cùng, Tập Cận Bình có thể vô hiệu hóa hoàn toàn phe cánh Giang Trạch Dân đồng thời đánh đi một cảnh báo trọng lượng cho mọi đối thủ tiềm tàng.
Chu Vĩnh Khang, 71 tuổi, vừa về hưu năm rồi, từng là nhân vật quyền lực thứ ba, đứng sau cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo. Và vì ông cũng là một trong số các nhân vật đáng ghét nhất … nên ông tự biến mình thành một mục tiêu tấn công lý tưởng cho dàn lãnh đạo mới. Theo tin tức từ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, được Le Figaro trích dẫn lại, do đang trong vòng bị điều tra về tội tham nhũng và biển thủ công quỹ, Chu Vĩnh Khang đã bị quản thúc tại gia kể từ trung tuần tháng 12/2013.
Chu Vĩnh Khang phạm tội « khi quân » ?
Nhưng theo nhiều nguồn tin báo chí trong nước, ông Chu còn bị nghi ngờ tổ chức mưu sát vợ trước của mình. Lúc còn là bí thư tại tỉnh Tứ Xuyên giai đoạn 1999-2002, hình như Chu Vĩnh Khang có quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ khác, trong đó có cô Giả Tiểu Hoa, người dẫn chương trình cho đài truyền hình CCTV và là vợ chính thức hiện nay của ông Chu. Khi cô Giả thông báo có thai, Chu Vĩnh Khang cam kết ly dị vợ. Thế nhưng, ít lâu sau, người vợ đầu của ông Chu đã tử nạn trong một tai nạn xe ô-tô bí ẩn.
Nhiều trang mạng Trung Quốc ở nước ngoài còn cho là ông Chu có vai trò quan trọng trong các vụ ám sát tàn nhẫn các nhà đối lập chính trị, một nhân vật quân sự quan trọng và ba doanh nhân khác. Các trang mạng này khẳng định rằng ông Chu có dự tính làm đảo chính để lật đổ chủ tịch Tập Cận Bình bằng cách tổ chức ám sát ông Tập, và nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình và phe cánh của mình.
Thế nhưng, các tài liệu nội bộ được phân phát cho các ủy viên của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản sẽ không đề cập đến các tội mưu toan đảo chính và mưu sát. Nhà báo độc lập Cao Vũ nhận định « Chính quyền không được lợi lộc gì khi đưa các tội danh đó vào. Chủ đề này quá nhạy cảm ». Cũng theo quan sát của nữ nhà báo trên Tập Cận Bình và các thân cận của ông nắm đủ bằng chứng là Chu Vĩnh Khang đã phạm phải một tội khác tương đương với « tội khi quân » ngay trước khi diễn ra Đại hội đảng Cộng sản lần thứ 18.
Cô giải thích « Những thông tin về tài sản mà gia đình Tập Cận Bình và cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo thâu tóm bị phan phui trên báo chí nước ngoài xuất phát từ bộ phận 610. Ban đầu, cơ quan này chuyên trách thu thập các thông tin về giáo phái Pháp Luân Công ở nước ngoài. Nhưng sau đó bị đổi hướng để điều tra về tài sản ngoài lãnh thổ của các nhân vật lãnh đạo quan trọng của đảng. Bộ phận 610 lúc ấy do một thân cận của ông Chu lãnh đạo. Dĩ nhiên trong con mắt của đảng, những mưu toan bôi nhọ đó là không thể nào tha thứ được ».
Trên bình diện chính trị, ông Chu được xem như là nhân vật quyền lực thứ tư sau Đảng, chính phủ, và quân đội. Ông nắm trong tay quyền kiểm soát toàn bộ ngành cảnh sát, các lực lượng dân quân, biện lý, tòa án cũng như toàn hệ thống trại lao cải và được hưởng một ngân sách khổng lồ. Ông cũng chính là người điều phối mọi hoạt động phản gián của đất nước, như bộ phận Guoanbu đầy quyền lực.
Cũng theo nữ ký giả Cao, « Dưới danh nghĩa an ninh quốc gia, ông Chu đã hình thành phe cánh của mình ở đó mọi sự lạm dụng đều được bỏ qua. Tình hình thảm hại tại Tây Tạng và Tân Cương một phần lớn là kết quả của chính sách tồi tệ của ông Chu. Chiến lược đàn áp chỉ làm phân cực thêm mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các bộ tộc thiểu số trong nước ».
Xử Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình đang nhổ răng cọp ?
Điều đáng chú ý là bình thường đảng cộng sản Trung Quốc thường xử lý nội bộ khi cho hạ bệ các quan chức cao cấp. Lần này, nhiều dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình sẽ không bỏ qua việc hạ nhục Chu Vĩnh Khang trước công chúng. Le Figaro nhận định giả như Tập Cận Bình quyết điều khiển phiên xử công khai chống ông Chu bằng cách đưa ra bản án nặng nhất như tử hình hay tù chung thân, rõ ràng đây là lần đầu tiên kể từ sau phiên xử bè lũ bốn tên năm 1970, chủ tịch Tập phá vỡ một thông lệ. Theo đó các quan chức lãnh đạo cao cấp sẽ được hưởng quyền miễn trừ trọn đời, dù không còn tại chức nữa.
Theo Le Figaro, các thế lực ủng hộ ông Chu ngay trong lòng bộ máy đảng Cộng sản, nhất là cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, những người phản đối các chính sách cải cách kinh tế theo hướng tự do đã cố ngăn cản Tập Cận Bình. Về điểm này, nữ ký giả độc lập Cao Vũ có hướng giải thích như sau : « Giang Trạch Dân thật sự rất tức giận và cách đây nhiều tháng ông ta đã đánh tiếng cho ông Tập biết điều đó. Ông ta cho biết sẵn sàng phơi bày trước công chúng những mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và điều đó có thể gây tổn hại đến hình ảnh Tập Cận Bình. Chính vì vậy mà Tập Cận Bình bắt đầu nhổ từng chiếc răng con cọp trước khi xẻ thịt chúng ».
Ngay từ giữa tháng 12/2012, các tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang lần lượt bị nhổ bật và gần đây nhất là vụ bắt giữ Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang. Khi tung ra chiến dịch chống tham nhũng, Tập Cận Bình hứa rằng sẽ đánh từ « muỗi » (ám chỉ các viên chức nhỏ) cho đến « cọp » (các quan chức cao cấp), chắc chắn trong đầu ông Tập đã nghĩ đến Chu Vĩnh Khang.
Cuối cùng, Le Figaro kết luận việc đánh đổ Chu Vĩnh Khang, ông hoàng ngành an ninh Trung Quốc cho phép Tập Cận Bình củng cố quyền lực và nắm lấy quyền kiểm soát ngành an ninh đất nước. Không những thế, qua việc quyết đi đến cùng, Tập Cận Bình có thể vô hiệu hóa hoàn toàn phe cánh Giang Trạch Dân đồng thời đánh đi một cảnh báo trọng lượng cho mọi đối thủ tiềm tàng.