Phản ứng của phía Hàn Quốc ra sao ? Từ Busan, đặc phái viên Stéphane Lagarde tường thuật :
Hành động tẩy chay khu công nghiệp Kaesong xẩy ra một hôm trước ngày phát lương. Theo hãng thông tấn Yonhap, sau khi truyền thông Bình Nhưỡng ra lệnh, 53 ngàn công nhân Bắc Triều Tiên hành động như một người: không ai đến nhà máy làm việc.
Vụ việc này đã xảy ra đúng như lo ngại của chủ tịch Hiệp hội các công ty Hàn Quốc đầu tư ở Kaesong. Ông kêu gọi chính phủ can thiệp : « Hiệp hội các xí nghiệp vừa và nhỏ của chúng tôi cần đối thoại với chính quyền Bắc Triều Tiên. Chúng tôi cần chính phủ cho phép đưa một phái đoàn sang Bình Nhưỡng ».
Thành lập vào năm 2004, Kaesong là biểu tượng của chính sách hòa giải giữa hai miền nam bắc và đây là lần đầu tiên bị đình chỉ hoạt động. Tổng thống Phác Cận Huệ (Park Geun Hye) thẩm định là Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên tấn công vào uy tín nhưng dứt khoát Seoul không nhường nhịn áp lực, không rơi vào vòng lẩn quẩn : Sợ áp lực phải nhượng bộ bằng viện trợ, được viện trợ , Bình Nhưỡng lại gây áp lực.
Hành động tẩy chay khu công nghiệp Kaesong xẩy ra một hôm trước ngày phát lương. Theo hãng thông tấn Yonhap, sau khi truyền thông Bình Nhưỡng ra lệnh, 53 ngàn công nhân Bắc Triều Tiên hành động như một người: không ai đến nhà máy làm việc.
Vụ việc này đã xảy ra đúng như lo ngại của chủ tịch Hiệp hội các công ty Hàn Quốc đầu tư ở Kaesong. Ông kêu gọi chính phủ can thiệp : « Hiệp hội các xí nghiệp vừa và nhỏ của chúng tôi cần đối thoại với chính quyền Bắc Triều Tiên. Chúng tôi cần chính phủ cho phép đưa một phái đoàn sang Bình Nhưỡng ».
Thành lập vào năm 2004, Kaesong là biểu tượng của chính sách hòa giải giữa hai miền nam bắc và đây là lần đầu tiên bị đình chỉ hoạt động. Tổng thống Phác Cận Huệ (Park Geun Hye) thẩm định là Hàn Quốc bị Bắc Triều Tiên tấn công vào uy tín nhưng dứt khoát Seoul không nhường nhịn áp lực, không rơi vào vòng lẩn quẩn : Sợ áp lực phải nhượng bộ bằng viện trợ, được viện trợ , Bình Nhưỡng lại gây áp lực.