Tập Cận Bình hứa hẹn sẽ đánh « cả ruồi lẫn cọp » trong cuộc thập tự chinh chống tham nhũng của ông ta. Trong những tháng gần đây, chủ tịch Trung Quốc rất thích xơi những con mồi lớn. Và dần dà cùng với việc trưng các chiến lợi phẩm lên bảng thành tích săn mồi, « chiến dịch bàn tay sạch » của ông ta ngày càng giống một cuộc thanh trừng chính trị.
Bản án tử hình dành cho nhà tỉ phú hầm mỏ Lưu Hán vào tháng trước là một bằng chứng mới. Thân cận với nhiều nhân vật quyền thế, doanh nhân này không giấu giếm thú chơi xe sang, yêu thích những món sơn hào hải vị, rượu vang thượng hạng của Pháp và kể cả cờ bạc. Nhưng dường như ông ta đã chọn sai phe cánh, trong cuộc đấu tranh quyền lực đỉnh cao của Đảng, diễn ra âm thầm trong bóng tối. Lưu Hán và người em là Liu Wei (Lưu Duy) bị tòa án Hàm Ninh (Xianning) kết tội « tổ chức và điều hành một nhóm mafia », « sát nhân » và « các tội phạm khác ».
Theo tòa án, « băng nhóm » của anh em họ Lưu hoành hành tại tỉnh Tứ Xuyên, đã giết hại tám người và làm bị thương nhiều người khác trong hai mươi năm qua. Tòa bình luận : « Họ có ý đồ cực xấu, các hành động của họ vô cùng tàn bạo, gây ảnh hưởng xã hội hết sức tồi tệ và tội ác của họ là rất nghiêm trọng ».
Truyền thông Trung Quốc còn nhấn mạnh, Lưu Hán là trung tâm của một mạng lưới mà Tập Cận Bình chừng như tập trung mọi tấn công vào : đó là mạng lưới của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang). Người lãnh đạo toàn ngành an ninh trước đây, cho đến lúc nghỉ hưu năm 2012, là một trong những nhân vật quyền lực nhất của chế độ, được miêu tả như một Dick Cheney (cựu Phó tổng thống Mỹ) trộn lẫn với J.Edgar Hoover (cựu giám đốc FBI) của Trung Quốc.
Bị nghi ngờ là âm mưu lật đổ Tập Cận Bình và bị kết tội tham nhũng, nay Chu Vĩnh Khang là lãnh đạo Trung Quốc cao cấp nhất bị điều tra, kể từ khi đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949 cho đến nay.
Mạng lưới trên đây bắt nguồn từ dầu lửa, tại Tứ Xuyên, nơi Chu Vĩnh Khang là Bí thư Tỉnh ủy. Cũng tại đây, năm 1997 Lưu Hán đã thành lập tập đoàn Hán Long, lúc hưng thịnh nhất thu dụng 12.000 người trên khắp thế giới, có doanh số hàng năm 2,5 tỉ đô la.
Theo báo chí nhà nước, Lưu Hán đã chi ra « rất nhiều tiền » để được một « lãnh đạo cao cấp »- rất có thể là Chu Vĩnh Khang, ban ơn mưa móc vào năm 2001 và sau đó công việc làm ăn của ông ta đã phất lên như diều gặp gió. Nhưng cuộc sống giàu sang của ông bỗng dưng kết thúc khi Tập Cận Bình chính thức lên ngôi vào tháng 3/2013. Lưu Hán bị bắt.
Hơn một chục người thân cận với Chu Vĩnh Khang đã bị rơi rụng từ mùa thu rồi. Bản thân ông Chu là người tâm phúc của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, vẫn đang duy trì một mạng lưới khá mạnh. Báo chí có thời gian xầm xì rằng cựu chủ tịch cũng đang trong tập ngắm của ông Tập. Tuy vậy gần đây Tập Cận Bình đã cho phép ông Giang Trạch Dân xuất hiện để gặp gỡ Vladimir Putin, dập tắt tin đồn.
Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mà người con gái bị cáo giác trong các vụ tham nhũng và gia đình sở hữu khối tài sản khổng lồ theo như điều tra New York Times, cũng đang ngồi trên đống lửa. Điều này ngăn trở mọi mưu toan chống đối nhân vật cầm quyền hiện tại. Bài viết kết luận, trong thế giới riêng mập mờ của đảng cầm quyền duy nhất, các lãnh đạo cao cấp của đảng từ nay hiểu rằng, một sai lầm dù nhỏ nhất cũng có thể chết người.
Các « khỏa quan » là mục tiêu của chiến dịch bàn tay sạch
Le Figaro cũng cho biết, các « khỏa quan » (Luo Guan) hay « quan chức trần trụi » - từ dùng để chỉ những người gởi vợ con ra ngoại quốc sống một cuộc sống vàng son, chờ đến khi hưu trí "hạ cánh an toàn" sẽ sang theo - nay là trung tâm của chiến dịch chống tham nhũng. Từ tháng Giêng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định các quan chức tham ô này không thể được thăng cấp, còn tỉnh Quảng Đông còn đi xa hơn khi giáng cấp họ.
Theo Nhân dân Nhật báo, Quảng Đông tung ra một đợt điều tra rộng rãi để xác định có bao nhiêu quan chức gởi vợ con ra nước ngoài. Tất cả các « khỏa quan » được lệnh phải đưa gia đình về nước, nếu không sẽ bị giáng xuống làm những công việc thấp hơn, kể cả những người đang giữ chức vụ cao. Chẳng hạn Fang Xuan, phó bí thư Quảng Châu đã bị cho về hưu sớm, và có lẽ đang phải chờ đợi những tin tức xấu hơn.
Các « khỏa quan » thuộc nhóm có nguy cơ cao, vì chiếm đến 40% trong các vụ bê bối về tài chính và 80% các vụ tham ô. Nhiều người đã chuyển tiền bạc và đưa gia đình mình ra nước ngoài để tránh bị trừng phạt. Theo Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, khoảng 18.000 « khỏa quan » đã chuyển 100 tỉ euro ra ngoại quốc từ năm 1990 đến 2008.
Bản án tử hình dành cho nhà tỉ phú hầm mỏ Lưu Hán vào tháng trước là một bằng chứng mới. Thân cận với nhiều nhân vật quyền thế, doanh nhân này không giấu giếm thú chơi xe sang, yêu thích những món sơn hào hải vị, rượu vang thượng hạng của Pháp và kể cả cờ bạc. Nhưng dường như ông ta đã chọn sai phe cánh, trong cuộc đấu tranh quyền lực đỉnh cao của Đảng, diễn ra âm thầm trong bóng tối. Lưu Hán và người em là Liu Wei (Lưu Duy) bị tòa án Hàm Ninh (Xianning) kết tội « tổ chức và điều hành một nhóm mafia », « sát nhân » và « các tội phạm khác ».
Theo tòa án, « băng nhóm » của anh em họ Lưu hoành hành tại tỉnh Tứ Xuyên, đã giết hại tám người và làm bị thương nhiều người khác trong hai mươi năm qua. Tòa bình luận : « Họ có ý đồ cực xấu, các hành động của họ vô cùng tàn bạo, gây ảnh hưởng xã hội hết sức tồi tệ và tội ác của họ là rất nghiêm trọng ».
Truyền thông Trung Quốc còn nhấn mạnh, Lưu Hán là trung tâm của một mạng lưới mà Tập Cận Bình chừng như tập trung mọi tấn công vào : đó là mạng lưới của cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang). Người lãnh đạo toàn ngành an ninh trước đây, cho đến lúc nghỉ hưu năm 2012, là một trong những nhân vật quyền lực nhất của chế độ, được miêu tả như một Dick Cheney (cựu Phó tổng thống Mỹ) trộn lẫn với J.Edgar Hoover (cựu giám đốc FBI) của Trung Quốc.
Bị nghi ngờ là âm mưu lật đổ Tập Cận Bình và bị kết tội tham nhũng, nay Chu Vĩnh Khang là lãnh đạo Trung Quốc cao cấp nhất bị điều tra, kể từ khi đảng Cộng sản lên nắm quyền năm 1949 cho đến nay.
Mạng lưới trên đây bắt nguồn từ dầu lửa, tại Tứ Xuyên, nơi Chu Vĩnh Khang là Bí thư Tỉnh ủy. Cũng tại đây, năm 1997 Lưu Hán đã thành lập tập đoàn Hán Long, lúc hưng thịnh nhất thu dụng 12.000 người trên khắp thế giới, có doanh số hàng năm 2,5 tỉ đô la.
Theo báo chí nhà nước, Lưu Hán đã chi ra « rất nhiều tiền » để được một « lãnh đạo cao cấp »- rất có thể là Chu Vĩnh Khang, ban ơn mưa móc vào năm 2001 và sau đó công việc làm ăn của ông ta đã phất lên như diều gặp gió. Nhưng cuộc sống giàu sang của ông bỗng dưng kết thúc khi Tập Cận Bình chính thức lên ngôi vào tháng 3/2013. Lưu Hán bị bắt.
Hơn một chục người thân cận với Chu Vĩnh Khang đã bị rơi rụng từ mùa thu rồi. Bản thân ông Chu là người tâm phúc của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, vẫn đang duy trì một mạng lưới khá mạnh. Báo chí có thời gian xầm xì rằng cựu chủ tịch cũng đang trong tập ngắm của ông Tập. Tuy vậy gần đây Tập Cận Bình đã cho phép ông Giang Trạch Dân xuất hiện để gặp gỡ Vladimir Putin, dập tắt tin đồn.
Cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo, mà người con gái bị cáo giác trong các vụ tham nhũng và gia đình sở hữu khối tài sản khổng lồ theo như điều tra New York Times, cũng đang ngồi trên đống lửa. Điều này ngăn trở mọi mưu toan chống đối nhân vật cầm quyền hiện tại. Bài viết kết luận, trong thế giới riêng mập mờ của đảng cầm quyền duy nhất, các lãnh đạo cao cấp của đảng từ nay hiểu rằng, một sai lầm dù nhỏ nhất cũng có thể chết người.
Các « khỏa quan » là mục tiêu của chiến dịch bàn tay sạch
Le Figaro cũng cho biết, các « khỏa quan » (Luo Guan) hay « quan chức trần trụi » - từ dùng để chỉ những người gởi vợ con ra ngoại quốc sống một cuộc sống vàng son, chờ đến khi hưu trí "hạ cánh an toàn" sẽ sang theo - nay là trung tâm của chiến dịch chống tham nhũng. Từ tháng Giêng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định các quan chức tham ô này không thể được thăng cấp, còn tỉnh Quảng Đông còn đi xa hơn khi giáng cấp họ.
Theo Nhân dân Nhật báo, Quảng Đông tung ra một đợt điều tra rộng rãi để xác định có bao nhiêu quan chức gởi vợ con ra nước ngoài. Tất cả các « khỏa quan » được lệnh phải đưa gia đình về nước, nếu không sẽ bị giáng xuống làm những công việc thấp hơn, kể cả những người đang giữ chức vụ cao. Chẳng hạn Fang Xuan, phó bí thư Quảng Châu đã bị cho về hưu sớm, và có lẽ đang phải chờ đợi những tin tức xấu hơn.
Các « khỏa quan » thuộc nhóm có nguy cơ cao, vì chiếm đến 40% trong các vụ bê bối về tài chính và 80% các vụ tham ô. Nhiều người đã chuyển tiền bạc và đưa gia đình mình ra nước ngoài để tránh bị trừng phạt. Theo Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc, khoảng 18.000 « khỏa quan » đã chuyển 100 tỉ euro ra ngoại quốc từ năm 1990 đến 2008.