Trang nhất báo Le Monde và chuyên mục « Quốc tế » của Le Figaro đăng ảnh quân của phe khủng bố đang chĩa súng chuẩn bị hành hình lính Irak bị bắt. Các bức ảnh được chụp từ video do phe khủng bố thuộc Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Cận Đông đăng tải trên internet thứ 7 ngày 14 tháng 6 vừa qua và được Le Monde phản ánh dưới tựa đề : « Tại Irak, phe Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông tăng cường gieo rắc sợ hãi nhờ internet ».
Bài xã luận trên trang nhất của Le Monde nhận định rằng tình hình căng thẳng tại Irak đã khiến hai kẻ thù lâu đời là Iran và Hoa Kỳ nối lại các cuộc thương thảo. Cả hai quốc gia đều nhất trí giúp đỡ chính phủ của thủ tướng Irak, Nouri Al-Maliki, trước sự tấn công mạnh mẽ của phe Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Cận Đông.
Tác giả bài xã luận đặt câu hỏi liệu tình hình đang diễn ra tại Irak hiện nay có tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán về vấn đề hạt nhân với Iran đã được nối lại từ ngày 16 tháng 6 vừa qua ? Các bên tham gia đàm phán đưa ra thời hạn ngày 20 tháng 7 để đạt được một thỏa thuận về hai vấn đề chính : thứ nhất, đảm bảo chương trình hạt nhân của Téhéran không dẫn đến các mục tiêu quân sự ; thứ hai, dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Iran.
Song, cho tới nay, cuộc đàm phán vẫn đang trong ngõ cụt. Nếu vấn đề hạt nhân đạt được thỏa thuận, đây sẽ là cơ hội dẫn tới việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nhà nước Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Iran. Đó cũng sẽ là một dấu hiệu « hạ hỏa » cho vấn đề Syria. Nó sẽ lay chuyển vết rạn nứt chiến tranh lạnh giữa Washington và Matxcơva: một bên ủng hộ phe nổi dậy dòng Sunni chống lại chế độ Bachar Al-Assad, còn bên kia giúp đỡ Iran bảo vệ Tổng thống Syria. Cả Hoa Kỳ và Iran đều biết sẽ không có sự ổn định lâu dài tại Irak nếu không có sự ổn định tại Syria. Phải hành động trên cả hai chiến tuyến, vì đó là cùng một cuộc chiến.
Tờ Le Figaro nhận định : « Irak áp đặt vào cuộc khủng hoảng về nguyên tử tại Iran » và tờ Les Echos đánh giá : « Khủng hoảng buộc Iran và Hoa Kỳ xích lại gần nhau » sau 30 năm căng thẳng. Xung đột tại Irak làm đảo lộn chính sách ngoại giao tại Trung Đông. Liên minh giữa Iran và Hoa Kỳ có thể gây ngạc nhiên. Iran có đa phần người Shia. Quốc gia này có thể có tiếng nói trọng lượng tới chính phủ Irak, cũng thuộc dòng Shia, đẩy lùi ý định của người Hồi giáo dòng Sunni thành lập một nhà nước riêng trên lãnh thổ các nước Irak và Syria.
Tới thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ và Iran ưu tiên đường lối ngoại giao. Mọi khả năng hợp tác quân sự bị loại trừ. Cả hai quốc gia trên muốn thuyết phục thủ tướng Irak, Al Maliki, để phong trào Sunni tham gia vào chính phủ mới. Nếu chiến lược này thất bại, các biện pháp quân sự sẽ lại được đưa ra bàn bạc. Tổng thống Barack Obama kiên quyết phản đối can thiệp thực địa nhưng không loại trừ các khả năng oanh tạc với sự tham gia của các máy bay không người lái.
Tờ La Croix nhìn nhận vấn đề Irak trên khía cạnh của Syria dưới dòng tựa : « Tại Syria, vấn đề Irak có thể có lợi cho Bachar Al-Assad ». Chế độ của tổng thống Syria tin rằng việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Cận Đông tiến vào Irak sẽ khiến phương Tây ngừng ủng hộ cho phe đối lập của Syria.
Bài xã luận trên trang nhất của Le Monde nhận định rằng tình hình căng thẳng tại Irak đã khiến hai kẻ thù lâu đời là Iran và Hoa Kỳ nối lại các cuộc thương thảo. Cả hai quốc gia đều nhất trí giúp đỡ chính phủ của thủ tướng Irak, Nouri Al-Maliki, trước sự tấn công mạnh mẽ của phe Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Cận Đông.
Tác giả bài xã luận đặt câu hỏi liệu tình hình đang diễn ra tại Irak hiện nay có tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán về vấn đề hạt nhân với Iran đã được nối lại từ ngày 16 tháng 6 vừa qua ? Các bên tham gia đàm phán đưa ra thời hạn ngày 20 tháng 7 để đạt được một thỏa thuận về hai vấn đề chính : thứ nhất, đảm bảo chương trình hạt nhân của Téhéran không dẫn đến các mục tiêu quân sự ; thứ hai, dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Iran.
Song, cho tới nay, cuộc đàm phán vẫn đang trong ngõ cụt. Nếu vấn đề hạt nhân đạt được thỏa thuận, đây sẽ là cơ hội dẫn tới việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nhà nước Hoa Kỳ và Cộng hòa Hồi giáo Iran. Đó cũng sẽ là một dấu hiệu « hạ hỏa » cho vấn đề Syria. Nó sẽ lay chuyển vết rạn nứt chiến tranh lạnh giữa Washington và Matxcơva: một bên ủng hộ phe nổi dậy dòng Sunni chống lại chế độ Bachar Al-Assad, còn bên kia giúp đỡ Iran bảo vệ Tổng thống Syria. Cả Hoa Kỳ và Iran đều biết sẽ không có sự ổn định lâu dài tại Irak nếu không có sự ổn định tại Syria. Phải hành động trên cả hai chiến tuyến, vì đó là cùng một cuộc chiến.
Tờ Le Figaro nhận định : « Irak áp đặt vào cuộc khủng hoảng về nguyên tử tại Iran » và tờ Les Echos đánh giá : « Khủng hoảng buộc Iran và Hoa Kỳ xích lại gần nhau » sau 30 năm căng thẳng. Xung đột tại Irak làm đảo lộn chính sách ngoại giao tại Trung Đông. Liên minh giữa Iran và Hoa Kỳ có thể gây ngạc nhiên. Iran có đa phần người Shia. Quốc gia này có thể có tiếng nói trọng lượng tới chính phủ Irak, cũng thuộc dòng Shia, đẩy lùi ý định của người Hồi giáo dòng Sunni thành lập một nhà nước riêng trên lãnh thổ các nước Irak và Syria.
Tới thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ và Iran ưu tiên đường lối ngoại giao. Mọi khả năng hợp tác quân sự bị loại trừ. Cả hai quốc gia trên muốn thuyết phục thủ tướng Irak, Al Maliki, để phong trào Sunni tham gia vào chính phủ mới. Nếu chiến lược này thất bại, các biện pháp quân sự sẽ lại được đưa ra bàn bạc. Tổng thống Barack Obama kiên quyết phản đối can thiệp thực địa nhưng không loại trừ các khả năng oanh tạc với sự tham gia của các máy bay không người lái.
Tờ La Croix nhìn nhận vấn đề Irak trên khía cạnh của Syria dưới dòng tựa : « Tại Syria, vấn đề Irak có thể có lợi cho Bachar Al-Assad ». Chế độ của tổng thống Syria tin rằng việc tổ chức Nhà nước Hồi giáo và Cận Đông tiến vào Irak sẽ khiến phương Tây ngừng ủng hộ cho phe đối lập của Syria.