Trong lá thư gởi cho chủ tịch Thượng và Hạ viện Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama cho biết :« Kể từ ngày 15/6, khoảng 275 quân nhân Mỹ đã bắt đầu được triển khai tại Irak để tăng cường an ninh cho các nhân viên Mỹ tại đây và bảo vệ tòa đại sứ ở Bagdad. Lực lượng này được trang bị tác chiến, sẽ bảo vệ cho các công dân và cơ quan Mỹ nếu cần thiết, cho đến khi nào tình hình an ninh cho thấy sự hiện diện của họ không còn cần thiết nữa ».
Tiến công như vũ bão vào tuần trước, quân thánh chiến EIIL (Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông) đã chiếm được nhiều thành phố trong đó có thành phố lớn thứ nhì Irak là Moussoul cùng với tỉnh Ninive, và thành phố Tikrit thủ phủ tỉnh Salaheddine.
Sau khi chiếm được thành phố chiến lược Tal Afar, hôm nay quân nổi dậy tấn công vào Baqouba, thành phố nằm cách thủ đô 60 km về hướng đông bắc. Quân đội khẳng định đã đẩy lùi được địch quân, nhưng nhiều người dân cho biết phe nổi dậy đã kiểm soát thành phố, và 200.000 người, tức phân nửa dân cư Tal Afar đã phải chạy loạn.
Quân chính phủ sau nhiều ngày rối loạn hàng ngũ, hôm Chủ nhật cho biết đã chủ động được trên chiến trường, tái chiếm hai thành phố phía bắc và tiêu diệt 279 quân nổi dậy. Về phía EIIL vốn nổi tiếng với các vụ hành hình tại Syria, loan báo đã sát hại 1.700 người si-ít thuộc lực lượng không quân. Tuy tin này không thể xác nhận được, nhưng đã khiến Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo, Tổng thống Obama đang nghiên cứu tỉ mỉ từng phương án, kể cả việc tấn công bằng máy bay không người lái. Vị tổng thống từng không ngừng khẳng định sẽ lật sang trang mới sau một thập kỷ chiến tranh tại Afghanistan và Irak, nay một lần nữa lại phải đối mặt với cuộc xung đột Irak và Syria, vì cả hai có liên quan chặt chẽ với nhau.
Từ Genève, hôm nay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cảnh báo, cuộc tấn công của EIIL tại Irak gây quan ngại về một cuộc xung đột giữa phe Hồi giáo sun-nit và si-it, có nguy cơ vượt khỏi biên giới các nước liên quan. Ông đặc biệt lo ngại trước các vụ thảm sát của EIIL.
Ban Ki Moon tuyên bố : « Tôi cực lực lên án tất cả các vụ tấn công khủng bố, sát hại thường dân và bắt cóc các nhà ngoại giao. Đây là việc vi phạm nhân quyền không thể chấp nhận được, và tất cả những kẻ vi phạm sẽ phải trả lời trước pháp luật ».
Tiến công như vũ bão vào tuần trước, quân thánh chiến EIIL (Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Trung Đông) đã chiếm được nhiều thành phố trong đó có thành phố lớn thứ nhì Irak là Moussoul cùng với tỉnh Ninive, và thành phố Tikrit thủ phủ tỉnh Salaheddine.
Sau khi chiếm được thành phố chiến lược Tal Afar, hôm nay quân nổi dậy tấn công vào Baqouba, thành phố nằm cách thủ đô 60 km về hướng đông bắc. Quân đội khẳng định đã đẩy lùi được địch quân, nhưng nhiều người dân cho biết phe nổi dậy đã kiểm soát thành phố, và 200.000 người, tức phân nửa dân cư Tal Afar đã phải chạy loạn.
Quân chính phủ sau nhiều ngày rối loạn hàng ngũ, hôm Chủ nhật cho biết đã chủ động được trên chiến trường, tái chiếm hai thành phố phía bắc và tiêu diệt 279 quân nổi dậy. Về phía EIIL vốn nổi tiếng với các vụ hành hình tại Syria, loan báo đã sát hại 1.700 người si-ít thuộc lực lượng không quân. Tuy tin này không thể xác nhận được, nhưng đã khiến Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo, Tổng thống Obama đang nghiên cứu tỉ mỉ từng phương án, kể cả việc tấn công bằng máy bay không người lái. Vị tổng thống từng không ngừng khẳng định sẽ lật sang trang mới sau một thập kỷ chiến tranh tại Afghanistan và Irak, nay một lần nữa lại phải đối mặt với cuộc xung đột Irak và Syria, vì cả hai có liên quan chặt chẽ với nhau.
Từ Genève, hôm nay Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cảnh báo, cuộc tấn công của EIIL tại Irak gây quan ngại về một cuộc xung đột giữa phe Hồi giáo sun-nit và si-it, có nguy cơ vượt khỏi biên giới các nước liên quan. Ông đặc biệt lo ngại trước các vụ thảm sát của EIIL.
Ban Ki Moon tuyên bố : « Tôi cực lực lên án tất cả các vụ tấn công khủng bố, sát hại thường dân và bắt cóc các nhà ngoại giao. Đây là việc vi phạm nhân quyền không thể chấp nhận được, và tất cả những kẻ vi phạm sẽ phải trả lời trước pháp luật ».