Ngày mai, 15/04/2014, Trung Quốc sẽ công bố các số liệu kinh tế của ba tháng đầu năm nay. Theo nhóm 13 chuyên gia được AFP tham khảo ý kiến, trong quý một 2014, tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc – PIB chỉ tăng 7,3% so với cùng thời kỳ này năm ngoái, trong khi đó, tăng trưởng trong quý bốn năm 2013 là 7,7%.
Theo nhận định của bà Tôn Quân Vĩ (Sun Junwei), kinh tế gia thuộc ngân hàng HSBC : « Bước khởi đầu năm rất ảm đạm và những con số thống kê chính được công bố trong những tháng qua tương đối thất vọng ». Về phần mình, chuyên gia Trần Gia Dao (Wendy Chen), ở ngân hàng Nomura, nhấn mạnh : «Tình hình đã tiếp tục tồi tệ hơn và mức sản xuất công nghiệp cũng như đầu tư tư bản cố định cho thấy rõ sự suy giảm chung ».
Từ năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một chương trình cải cách kinh tế và tài chính đầy tham vọng và giờ đây, dường như Bắc Kinh chấp nhận thích ứng với việc giảm tốc độ phát triển kinh tế, với mục tiêu đề ra là tăng trưởng ở mức 7,5% trong năm 2014. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc, tính trung bình cả năm, sẽ chỉ đạt 7,4%. Năm ngoái, tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc tăng 7,7%, tương đương với tỷ lệ của năm 2012, có nghĩa là mức thấp nhất kể từ 13 năm qua.
Đầu tháng Tư, Bắc Kinh thông báo một số biện pháp, như giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường đầu tư vào mạng lưới đường sắt. Theo chuyên gia Tôn Quân Vĩ, các hỗ trợ này sẽ có tác động kể từ cuối quý hai và góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế. Thế nhưng, từ nay đến lúc đó, tăng trưởng có thể còn giảm mạnh hơn. Kinh tế gia Trần Gia Dao cho rằng, nếu tình hình vẫn tiếp tục ảm đạm, chính quyền có thể lại áp dụng các biện pháp tiền tệ mềm dẻo, khuyến khích về thuế khóa.
Theo nhiều nhà phân tích, một trong những biện pháp này có thể là giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các cơ sở tài chính, qua đó, khuyến khích việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Ngược lại, tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết là Bắc Kinh sẽ không đưa ra các biện pháp bổ sung đáng kể để kích thích hoạt động kinh tế. Trên thực tế, theo nhà phân tích Đường Kiến Vĩ (Tang Kianwei), thuộc Ngân hàng Giao Thông Trung Quốc, « không thể có một kế hoạch tái thúc đẩy tăng trưởng trên quy mô lớn » vì chính phủ đang tập trung tiến hành cải cách.
Từ một năm qua, Trung Quốc đề ra mục tiêu tái cân bằng mô hình tăng trưởng, chú trọng vào việc nâng cao nhu cầu tiêu thụ trong nước và phát triển lĩnh vực tư nhân, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu cũng như hạn chế đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vốn là hai động lực chính của tăng trưởng trong các thập niên qua.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng khuyến khích phân bổ lại tín dụng để sử dụng có hiệu quả, bởi vì cho đến nay, các tập đoàn lớn của Nhà nước vẫn thu hút nguồn vốn khổng lồ, nhưng làm ăn ít lãi, còn ngành công nghiệp nặng thì hoạt động quá tải.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF dự báo : Trong năm 2014, Trung Quốc có mức tăng trưởng là 7,5% và năm 2015, là 7,3%, với điều kiện Bắc Kinh tiếp tục các nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế, hướng tới một mô hình phát triển bền vững.
Một số chuyên gia cho rằng, rất có thể Trung Quốc áp dụng « chính sách trung dung » : Vừa tiếp tục các cải cách, vừa hỗ trợ tăng trưởng, kết hợp các điều chỉnh cơ cấu với chính sách khuyến khích, ví dụ như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này thể hiện qua phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ngày 11/04 vừa qua : « Chúng ta không cần thực hiện các chính sách lớn để tái thúc đẩy kinh tế, nhưng tình hình kinh tế có thể đòi hỏi phải có các biện pháp điều chỉnh vừa phải ».
Theo nhận định của bà Tôn Quân Vĩ (Sun Junwei), kinh tế gia thuộc ngân hàng HSBC : « Bước khởi đầu năm rất ảm đạm và những con số thống kê chính được công bố trong những tháng qua tương đối thất vọng ». Về phần mình, chuyên gia Trần Gia Dao (Wendy Chen), ở ngân hàng Nomura, nhấn mạnh : «Tình hình đã tiếp tục tồi tệ hơn và mức sản xuất công nghiệp cũng như đầu tư tư bản cố định cho thấy rõ sự suy giảm chung ».
Từ năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một chương trình cải cách kinh tế và tài chính đầy tham vọng và giờ đây, dường như Bắc Kinh chấp nhận thích ứng với việc giảm tốc độ phát triển kinh tế, với mục tiêu đề ra là tăng trưởng ở mức 7,5% trong năm 2014. Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia kinh tế cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc, tính trung bình cả năm, sẽ chỉ đạt 7,4%. Năm ngoái, tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc tăng 7,7%, tương đương với tỷ lệ của năm 2012, có nghĩa là mức thấp nhất kể từ 13 năm qua.
Đầu tháng Tư, Bắc Kinh thông báo một số biện pháp, như giảm thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường đầu tư vào mạng lưới đường sắt. Theo chuyên gia Tôn Quân Vĩ, các hỗ trợ này sẽ có tác động kể từ cuối quý hai và góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế. Thế nhưng, từ nay đến lúc đó, tăng trưởng có thể còn giảm mạnh hơn. Kinh tế gia Trần Gia Dao cho rằng, nếu tình hình vẫn tiếp tục ảm đạm, chính quyền có thể lại áp dụng các biện pháp tiền tệ mềm dẻo, khuyến khích về thuế khóa.
Theo nhiều nhà phân tích, một trong những biện pháp này có thể là giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các cơ sở tài chính, qua đó, khuyến khích việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Ngược lại, tuần trước, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết là Bắc Kinh sẽ không đưa ra các biện pháp bổ sung đáng kể để kích thích hoạt động kinh tế. Trên thực tế, theo nhà phân tích Đường Kiến Vĩ (Tang Kianwei), thuộc Ngân hàng Giao Thông Trung Quốc, « không thể có một kế hoạch tái thúc đẩy tăng trưởng trên quy mô lớn » vì chính phủ đang tập trung tiến hành cải cách.
Từ một năm qua, Trung Quốc đề ra mục tiêu tái cân bằng mô hình tăng trưởng, chú trọng vào việc nâng cao nhu cầu tiêu thụ trong nước và phát triển lĩnh vực tư nhân, giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu cũng như hạn chế đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vốn là hai động lực chính của tăng trưởng trong các thập niên qua.
Đồng thời, Bắc Kinh cũng khuyến khích phân bổ lại tín dụng để sử dụng có hiệu quả, bởi vì cho đến nay, các tập đoàn lớn của Nhà nước vẫn thu hút nguồn vốn khổng lồ, nhưng làm ăn ít lãi, còn ngành công nghiệp nặng thì hoạt động quá tải.
Tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF dự báo : Trong năm 2014, Trung Quốc có mức tăng trưởng là 7,5% và năm 2015, là 7,3%, với điều kiện Bắc Kinh tiếp tục các nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế, hướng tới một mô hình phát triển bền vững.
Một số chuyên gia cho rằng, rất có thể Trung Quốc áp dụng « chính sách trung dung » : Vừa tiếp tục các cải cách, vừa hỗ trợ tăng trưởng, kết hợp các điều chỉnh cơ cấu với chính sách khuyến khích, ví dụ như hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này thể hiện qua phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, ngày 11/04 vừa qua : « Chúng ta không cần thực hiện các chính sách lớn để tái thúc đẩy kinh tế, nhưng tình hình kinh tế có thể đòi hỏi phải có các biện pháp điều chỉnh vừa phải ».