Bên cạnh các bài báo nói về quyết tâm của « Đối lập Ukraina kiên trì đương đầu với chính quyền dù bị đàn áp thô bạo ». Đáng chú ý hơn cả là bài phân tích trên tờ Les Echos mang tựa đề « Ukraina và mối lo sợ của Nga trước khát vọng dân chủ ».
Tác giả bài viết là giáo sư Dominique Moisi giảng dậy tại trường King’s College, Luân Đôn và là một trong những chuyên gia hàng đầu của Pháp về quan hệ quốc tế. Trong bài phân tích, giáo sư Moisi đưa ra những điểm chính như sau : Không thể phủ nhận những mối liên hệ mật thiết, cả về văn hóa lẫn lịch sử giữa Ukraina với Nga. Tất cả mọi người đều biết Nga không muốn Ukraina thoát khỏi vòng ảnh hưởng của mình. Nhưng bên cạnh những tính toán chiến lược ấy điều khiến Matxcơva lo sợ hiện nay chính là « đe dọa dân chủ » : từ hơn hai tháng qua người dân Ukraina đã liên tục xuống đường chống đối chế độ của tổng thống Ianoukovitch thân Nga. Giá lạnh, hay sự thô bạo của cảnh sát không làm người biểu tình thối chí. Trước áp lực của đường phố, chính quyền Kiev đã phải nhượng bộ. Điều khiến nước Nga của ông Putin lo sợ là nguy cơ « đối lập Nga theo chân người biểu tình Ukraina » đòi dân chủ.
Về câu hỏi liệu rồi tương lai Ukraina đi về đâu giáo sư Moisi trả lời : đành rằng, đối lập Ukraina ròng rã đương đầu với chính quyền và đây là đợt biểu tình quyết liệt nhất diễn ra tại châu Âu từ những năm 1990 tới nay. Nhưng ít có khả năng Ukraina lâm vào nội chiến bởi hai lý do. Một là về phía chính quyền, tầm hoạt động của tổng thống Ianoukovitch rất hạn hẹp. Kiev chịu sức ép của Matxcơva : Putin không muốn hồ sơ Ukraina gây nhiễu trong thời gian nước Nga tổ chức Thế vận hội Olympique mùa đông Sochi. Giới tài phiệt Ukraina vốn là điểm tựa của ông Ianoukovitch bằng mọi giá muốn tránh khỏi kịch bản Ukraina bị Liên Hiệp Châu Âu hay Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế.
Yếu tố thứ hai khiến Ukraina ít có khả năng lún sâu thêm vào cảnh máu lửa là do bản thân phe đối lập đang thiếu một nhân vật lãnh đạo có tầm cỡ. Cựu vô địch quyền anh, Vitali Klitschko được tín nhiệm nhưng lại là một chính trị gia còn non nớt, thiếu kinh nghiệm. Trong bối cảnh đó chuyên gia về quan hệ quốc tế của Pháp, giáo sư Dominique Moisi cho là « Liên Hiệp Châu Âu phải ý thức được rằng, tương lai của Ukraina cũng quan trọng không kém gì tương lai của một nước thành viên trong Liên Hiệp và Bruxelles không nên nhượng bộ trước những tính toán của Matxcơva ».
Tác giả bài viết là giáo sư Dominique Moisi giảng dậy tại trường King’s College, Luân Đôn và là một trong những chuyên gia hàng đầu của Pháp về quan hệ quốc tế. Trong bài phân tích, giáo sư Moisi đưa ra những điểm chính như sau : Không thể phủ nhận những mối liên hệ mật thiết, cả về văn hóa lẫn lịch sử giữa Ukraina với Nga. Tất cả mọi người đều biết Nga không muốn Ukraina thoát khỏi vòng ảnh hưởng của mình. Nhưng bên cạnh những tính toán chiến lược ấy điều khiến Matxcơva lo sợ hiện nay chính là « đe dọa dân chủ » : từ hơn hai tháng qua người dân Ukraina đã liên tục xuống đường chống đối chế độ của tổng thống Ianoukovitch thân Nga. Giá lạnh, hay sự thô bạo của cảnh sát không làm người biểu tình thối chí. Trước áp lực của đường phố, chính quyền Kiev đã phải nhượng bộ. Điều khiến nước Nga của ông Putin lo sợ là nguy cơ « đối lập Nga theo chân người biểu tình Ukraina » đòi dân chủ.
Về câu hỏi liệu rồi tương lai Ukraina đi về đâu giáo sư Moisi trả lời : đành rằng, đối lập Ukraina ròng rã đương đầu với chính quyền và đây là đợt biểu tình quyết liệt nhất diễn ra tại châu Âu từ những năm 1990 tới nay. Nhưng ít có khả năng Ukraina lâm vào nội chiến bởi hai lý do. Một là về phía chính quyền, tầm hoạt động của tổng thống Ianoukovitch rất hạn hẹp. Kiev chịu sức ép của Matxcơva : Putin không muốn hồ sơ Ukraina gây nhiễu trong thời gian nước Nga tổ chức Thế vận hội Olympique mùa đông Sochi. Giới tài phiệt Ukraina vốn là điểm tựa của ông Ianoukovitch bằng mọi giá muốn tránh khỏi kịch bản Ukraina bị Liên Hiệp Châu Âu hay Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế.
Yếu tố thứ hai khiến Ukraina ít có khả năng lún sâu thêm vào cảnh máu lửa là do bản thân phe đối lập đang thiếu một nhân vật lãnh đạo có tầm cỡ. Cựu vô địch quyền anh, Vitali Klitschko được tín nhiệm nhưng lại là một chính trị gia còn non nớt, thiếu kinh nghiệm. Trong bối cảnh đó chuyên gia về quan hệ quốc tế của Pháp, giáo sư Dominique Moisi cho là « Liên Hiệp Châu Âu phải ý thức được rằng, tương lai của Ukraina cũng quan trọng không kém gì tương lai của một nước thành viên trong Liên Hiệp và Bruxelles không nên nhượng bộ trước những tính toán của Matxcơva ».