Theo ông Iouri Mirochnitchenko, đại diện của Tổng thống Ukraina tại Nghị viện, trong cuộc gặp nhóm dân biểu thuộc đảng Các Vùng, vào tuần trước, ông Viktor Ianoukovitch đã nêu ra hai kịch bản để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Hoặc là « ân xá cho những người biểu tình bị bắt và giải tán được những người phản đối đang chiếm giữ các công sở » hoặc « tổ chức các cuộc bầu cử trước thời hạn ».
Nghị viện Ukraina đã thông qua luật ân xá, nhưng văn bản này chưa được triển khai áp dụng.
Phe đối lập tại Nghị viện Ukraina đã không tham gia cuộc bỏ phiếu vì cho rằng đạo luật đưa ra điều kiện chỉ ân xá nếu giải tỏa được các công sở bị người biểu tình chiếm giữ.
Ông Mirochnitchenko cho biết, chính quyền vẫn hy vọng giải quyết được cuộc khủng hoảng theo kịch bản đầu, tức là ân xá những người biểu tình bị bắt, tuy vậy, kịch bản thứ hai, tức là bầu cử tổng thống và Quốc hội trước thời hạn, vẫn đang được xem xét.
Mỹ và Liên Âu nỗ lực giải quyết khủng hoảng Ukraina
Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton trở lại Kiev ngày hôm nay 04/02/2013 trong nỗ lực mới đưa Ukraina ra khỏi bế tắc. Washington và Bruxelles tìm cách thuyết phục tổng thống Viktor Ianoukovitch chọn giải pháp thỏa hiệp với đối lập và hứa tài trợ cho Kiev một khi có chính phủ mới.
Phát ngôn viên của bà Cathrine Ashton từ chối tiết lộ chương trình hành động chi tiết của người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu. Tuy nhiên, một khi trở lại thủ đô Kiev sau chuyến viếng thăm vận động hòa giải hồi tuần trước, đại diện ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu sẽ lập tức thảo luận với các lãnh tụ đối lập Ukraina và tổng thống Ianoukovitch trong hai ngày 4 và 05/02/2014.
Bruxelles và đồng minh Washington nỗ lực chung, thuyết phục tổng thống Ukraina chọn con đường thỏa hiệp với đối lập để giải quyết bế tắc chính trị kéo dài từ tháng 11/2013, sau khi chính quyền Kiev bất ngờ không ký vào thỏa thuận làm thành viên hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu, gây ra làn sóng phản kháng trong nước.
Bên cạnh áp lực chính trị, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu tỏ ý trợ giúp Kiev một ngân sách « không nhỏ » để gây sức ép tài chính trong bối cảnh Ukraina gặp khó khăn về kinh tế và thiếu hụt về tài chính.
Ngân khoản không rõ là bao nhiêu nhưng bên cạnh tiền viện trợ còn có hỗ trợ đầu tư và giúp đồng tiền Ukraina vững giá. Đổi lại, Ukraina phải tiếp tục cải cách kinh tế và chính trị dưới sự điều hành của một chính phủ tương lai. Nói đến « tương lai » tức là phải có bầu cử tổng thống và quốc hội trước kỳ hạn, mà theo yêu sách của đối lập, là ngay trong năm nay cũng như sửa đổi Hiến pháp để bớt thẩm quyền của tổng thống, tăng thẩm quyền cho Quốc hội.
Khi thông tin Tây phương có ý định viện trợ cho Ukraina, từ Matxcơva, chính quyền Nga thông báo hóa đơn dầu khí mà Kiev còn nợ của Nga tính đến cuối tháng Giêng là 3,35 tỷ euro (hơn 5 tỷ đôla). Đây là một hình thức để nhắc khéo mức độ lệ thuộc tài chính của Ukraina vào nước Nga.
Nghị viện Ukraina đã thông qua luật ân xá, nhưng văn bản này chưa được triển khai áp dụng.
Phe đối lập tại Nghị viện Ukraina đã không tham gia cuộc bỏ phiếu vì cho rằng đạo luật đưa ra điều kiện chỉ ân xá nếu giải tỏa được các công sở bị người biểu tình chiếm giữ.
Ông Mirochnitchenko cho biết, chính quyền vẫn hy vọng giải quyết được cuộc khủng hoảng theo kịch bản đầu, tức là ân xá những người biểu tình bị bắt, tuy vậy, kịch bản thứ hai, tức là bầu cử tổng thống và Quốc hội trước thời hạn, vẫn đang được xem xét.
Mỹ và Liên Âu nỗ lực giải quyết khủng hoảng Ukraina
Lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton trở lại Kiev ngày hôm nay 04/02/2013 trong nỗ lực mới đưa Ukraina ra khỏi bế tắc. Washington và Bruxelles tìm cách thuyết phục tổng thống Viktor Ianoukovitch chọn giải pháp thỏa hiệp với đối lập và hứa tài trợ cho Kiev một khi có chính phủ mới.
Phát ngôn viên của bà Cathrine Ashton từ chối tiết lộ chương trình hành động chi tiết của người đứng đầu ngành ngoại giao Châu Âu. Tuy nhiên, một khi trở lại thủ đô Kiev sau chuyến viếng thăm vận động hòa giải hồi tuần trước, đại diện ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu sẽ lập tức thảo luận với các lãnh tụ đối lập Ukraina và tổng thống Ianoukovitch trong hai ngày 4 và 05/02/2014.
Bruxelles và đồng minh Washington nỗ lực chung, thuyết phục tổng thống Ukraina chọn con đường thỏa hiệp với đối lập để giải quyết bế tắc chính trị kéo dài từ tháng 11/2013, sau khi chính quyền Kiev bất ngờ không ký vào thỏa thuận làm thành viên hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu, gây ra làn sóng phản kháng trong nước.
Bên cạnh áp lực chính trị, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu tỏ ý trợ giúp Kiev một ngân sách « không nhỏ » để gây sức ép tài chính trong bối cảnh Ukraina gặp khó khăn về kinh tế và thiếu hụt về tài chính.
Ngân khoản không rõ là bao nhiêu nhưng bên cạnh tiền viện trợ còn có hỗ trợ đầu tư và giúp đồng tiền Ukraina vững giá. Đổi lại, Ukraina phải tiếp tục cải cách kinh tế và chính trị dưới sự điều hành của một chính phủ tương lai. Nói đến « tương lai » tức là phải có bầu cử tổng thống và quốc hội trước kỳ hạn, mà theo yêu sách của đối lập, là ngay trong năm nay cũng như sửa đổi Hiến pháp để bớt thẩm quyền của tổng thống, tăng thẩm quyền cho Quốc hội.
Khi thông tin Tây phương có ý định viện trợ cho Ukraina, từ Matxcơva, chính quyền Nga thông báo hóa đơn dầu khí mà Kiev còn nợ của Nga tính đến cuối tháng Giêng là 3,35 tỷ euro (hơn 5 tỷ đôla). Đây là một hình thức để nhắc khéo mức độ lệ thuộc tài chính của Ukraina vào nước Nga.