Việt Nam là nước cuối cùng trong số 14 quốc gia được kiểm điểm định kỳ về nhân quyền trong khóa họp lần này của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, kéo dài từ ngày 27/01 đến 07/02/2014.
Đây là lần thứ hai tình trạng nhân quyền của Việt Nam được xem xét theo thủ tục UPR ( lần trước là vào năm 2009 ), nhưng lần này, Việt Nam được kiểm điểm với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong cuộc kiểm điểm lần này, phái đoàn Hà Nội được dự báo là sẽ gặp nhiều chỉ trích, do tình trạng nhân quyền Việt Nam bị xem là đã xấu đi rất nhiều so với năm 2009. Trong một báo cáo đưa ra ngày 31/01 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ phải buộc Việt Nam đưa ra những cam kết “có thể kiểm chứng được” về cải thiện tình trạng nhân quyền, mà tổ chức này cho là “rất kém cỏi”.
Các báo cáo của Human Rights Watch về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 20/06/2013, cũng như báo cáo thường niên của tổ chức này về Việt Nam, công bố ngày 21/01/2014, đều kết luận rằng chính phủ Hà Nội tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, tự do tín ngưỡng, quyền của người lao động, quyền sử dụng đất và quyền được xét xử công bằng.
HRW nhắc lại là khi được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/11/2013, Việt Nam đã chấp nhận nghĩa vụ “tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền », theo như quy định trong nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng, ngày trước ngày diễn ra phiên kiểm điểm định kỳ, chính quyền Hà Nội đã ngăn không cho nhà báo Phạm Chí Dũng rời Việt Nam sang Genève để dự hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày 04/02. UN Watch, tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Genève với nhiệm vụ giám sát Liên hiệp quốc trong các vấn đề nhân quyền và dân chủ, đã ra thông cáo ngày 02/02/2014 phản đối chính quyền Việt Nam về vụ này.
Một ví dụ khác cho thấy tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu đi đó là vụ ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève vừa xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sĩ, đồng thời tố cáo chế độ Hà Nội đã đe dọa và cầm tù nhiều các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.
Đây là lần thứ hai tình trạng nhân quyền của Việt Nam được xem xét theo thủ tục UPR ( lần trước là vào năm 2009 ), nhưng lần này, Việt Nam được kiểm điểm với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016.
Trong cuộc kiểm điểm lần này, phái đoàn Hà Nội được dự báo là sẽ gặp nhiều chỉ trích, do tình trạng nhân quyền Việt Nam bị xem là đã xấu đi rất nhiều so với năm 2009. Trong một báo cáo đưa ra ngày 31/01 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch đã kêu gọi các nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ phải buộc Việt Nam đưa ra những cam kết “có thể kiểm chứng được” về cải thiện tình trạng nhân quyền, mà tổ chức này cho là “rất kém cỏi”.
Các báo cáo của Human Rights Watch về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đã trình lên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 20/06/2013, cũng như báo cáo thường niên của tổ chức này về Việt Nam, công bố ngày 21/01/2014, đều kết luận rằng chính phủ Hà Nội tiếp tục vi phạm một cách có hệ thống các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, lập hội, tự do tín ngưỡng, quyền của người lao động, quyền sử dụng đất và quyền được xét xử công bằng.
HRW nhắc lại là khi được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 12/11/2013, Việt Nam đã chấp nhận nghĩa vụ “tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền », theo như quy định trong nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng, ngày trước ngày diễn ra phiên kiểm điểm định kỳ, chính quyền Hà Nội đã ngăn không cho nhà báo Phạm Chí Dũng rời Việt Nam sang Genève để dự hội thảo về tình hình nhân quyền Việt Nam ngày 04/02. UN Watch, tổ chức phi chính phủ trụ sở tại Genève với nhiệm vụ giám sát Liên hiệp quốc trong các vấn đề nhân quyền và dân chủ, đã ra thông cáo ngày 02/02/2014 phản đối chính quyền Việt Nam về vụ này.
Một ví dụ khác cho thấy tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng xấu đi đó là vụ ông Đặng Xương Hùng, cựu lãnh sự Việt Nam tại Genève vừa xin tỵ nạn chính trị tại Thụy Sĩ, đồng thời tố cáo chế độ Hà Nội đã đe dọa và cầm tù nhiều các nhà đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam.