Le Figaro đã bắt đầu bằng từ tiếng Tây Ban Nha « fenomenal» (phi thường). Đây không phải là lời bình về một bàn thắng của đội bóng đá Achentina, mà là tiếng nói từ trái tim của nhiều người trên hành tinh dành cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, nhân vật đã thu hút đông đảo người trên thế giới chỉ trong vòng chín tháng.
Chín tháng, hãy còn quá ngắn ngủi để trở thành Giáo hoàng. Nhất là tại Vatican, nơi các vị Giáo hoàng tập sự thường phải mất nhiều năm trời trong bộ máy Tòa Thánh. Giáo hội tìm kiếm một làn gió mới trong thiên niên kỷ mới, và Mật nghị Hồng y hôm 13/3 đã chọn ra một vị Hồng y Mỹ latinh vô danh, nay đã trở thành thần tượng được nhiều người ngưỡng mộ.
Đức Giáo hoàng Phanxicô, 77 tuổi, tuổi cao và sức lại yếu do đã bị cắt bỏ một thùy phổi vào năm 21 tuổi, đã từng bị loại một lần trong Mật nghị Hồng y năm 2005 một phần cũng vì lý do « sức khỏe không tốt ». Nay ngài đã chứng minh ngược lại, một cách hết sức ngoạn mục. Hôm 4/12 tại Roma, vị Hồng y thân tín người Honduras của ngài là Oscar Maradiaga đã nhận xét : « Đó là một ngọn núi lửa ». Tuy vậy Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm 4/7 tại Sardaigne vẫn khẳng định : « Tôi không phải là Tarzan ! »
Nhà truyền giảng tin mừng thích thêm vào chất hài hước, những câu nói độc đáo trong những thông điệp của mình. Nhưng ngài tìm cách làm giảm bớt sự cuồng nhiệt của đám đông, của hàng triệu người đã xa rời Giáo hội, đang trông đợi rất nhiều ở ngài vào cuối một năm khá âm u. Chưa có một Giáo hoàng nào kể cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị được thế giới ngưỡng mộ đến thế, với sự nhiệt thành như thế.
Nhân vật « tỉnh lẻ » siêu năng động, vừa huyền ảo vừa thực tiễn lần lượt ghi nhiều bàn thắng, làm đầy các hội trường, thu hút vô số ống kính truyền hình, hoàn toàn tương phản với người tiền nhiệm. Dư luận - cho đến nay rất thiện cảm - hoàn toàn có thể đổi chiều. Nhưng sau chín tháng trở thành Giáo hoàng, « hiện tượng Phanxicô » lại càng sôi nổi hơn.
Nhân vật của năm, một trong những người quyền lực nhất thế giới
Sự thừa nhận có thể coi là ngoạn mục nhất đến từ tạp chí Time uy tín của Mỹ. Ngày 11/12, Time đã chọn Đức Giáo hoàng Phanxicô là « Nhân vật của năm 2013 ». Đây là vị Giáo hoàng thứ ba được vinh dự này kể từ năm 1927, năm mà Time bắt đầu chọn lựa các nhân vật trong năm. Đức Giáo hoàng đầu tiên được trao danh hiệu này là Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã tổ chức Công đồng Vatican II, và tiếp đó là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, nhưng phải chờ đến tận năm 1994, tức là 16 năm sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng, trong khi Giáo hoàng Phanxicô mới cách đây một năm còn chưa được ai biết đến. Time nhận xét : « Điều quan trọng ở Giáo hoàng Phanxicô là Ngài đã nhanh chóng thu hút nhiều triệu người trước đây đã không còn hy vọng nào nơi Giáo hội ».
Hôm 30/10, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào hàng thứ tư trong danh sách các nhân vật quyền lực nhất thế giới, chỉ sau nguyên thủ các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc. Một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm ở Roma nhận xét : « Người ta không còn lắng nghe Đức Giáo hoàng tiền nhiệm là Benedicto 16. Với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Giáo hội lại được coi là một trong những tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất. Các nguyên thủ quốc gia lại quan tâm đến Vatican ».
Ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Obama công khai tuyên bố « vô cùng ấn tượng » bởi vị Giáo hoàng. Một tháng trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn có cha là một mục sư Tin Lành, đã tuyên bố bà là « fan » của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Còn Tổng thống Pháp François Hollande tuy không hào hứng mấy với cuộc hội kiến Giáo hoàng Benedicto 16, nay đã đến gõ cửa Vatican. Ủy ban châu Âu cũng không ngoại lệ : hôm 13/12 đã trao cho Giáo hoàng Phanxicô giải Người truyền thông toàn cầu của năm 2013.
Đặc biệt tạp chí uy tín của cộng đồng người đồng giới The Avocate hôm 16/12 đã dành cho trang nhất cho Đức Giáo hoàng Phanxicô với câu nói nổi tiếng của ngài : « Tôi là ai mà phán xử ? »
Công ty Mỹ The Global Language Monitor chuyên thu thập thông tin trên internet cho biết cái tên được sử dụng nhiều nhất trên mạng bằng tiếng Anh trong năm 2013 là « Pope Francis »(Đức Giáo hoàng Phanxicô). Tương tự, đây là chủ đề được thảo luận nhiều nhất của 1,2 tỉ người sử dụng Facebook trong năm nay.
Ngài cũng thành công trên mạng Twitter : tài khoản của Đức Giáo hoàng tại Twitter có đến 11 triệu người theo dõi, gấp bốn lần so với người tiền nhiệm. Vatican ước tính mỗi một tweet (tin nhắn Twitter) của ngài có ảnh hưởng đến “ít nhất 60 triệu người” vì được truyền đi hầu như vô tận.
Một làn sóng ái mộ chưa từng thấy, được khẳng định với hai cuộc thăm dò dư luận mới đây tại Hoa Kỳ. Thăm dò thứ nhất do Wall Street Journal và kênh truyền hình NBC tổ chức, công bố hôm 11/12, cho biết 57% người Mỹ có ấn tượng tích cực về Đức Giáo hoàng Phanxicô. Kết quả một cuộc thăm dò khác của Washington Post và kênh truyền hình ABC công bố cùng ngày loan báo tỉ lệ này là 64%, và nói thêm, chưa bao giờ ý kiến tích cực đối với Giáo hội Công giáo lại cao như thế : đến 62%.
Tại Ý, hiện tượng Phanxicô có thể thấy rõ qua số lượng người tham dự các buổi lễ ngày thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, từ 30 đến 60.000 người, gấp bồn lần so với trước đây. Bưu điện của quốc gia nhỏ nhất thế giới này bị tràn ngập với hai ngàn lá thư mỗi ngày gởi riêng cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, chưa kể đến thư điện tử. Nhiều tín đồ để lại số điện thoại, hy vọng một ngày nào đó sẽ nhận được một cuộc gọi từ người đứng đầu Giáo hội Công giáo. Cơ quan du lịch thành phố Roma ghi nhận số khách từ châu Mỹ latinh đến viếng Tòa Thánh tăng 20% trong năm 2013, trong khi đây là năm ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng.
Cơn sốt mộ đạo bất ngờ
Nhưng đối với Giáo hội, lại có một ngạc nhiên khác : đó là cơn sốt mộ đạo bất ngờ. Một nghiên cứu xã hội học tiến hành với 250 linh mục Ý và được công bố vào tháng 11 cho biết gần phân nửa ghi nhận « hiện tượng Phanxicô », với sự gia tăng đáng kể số người đi lễ. Ở cấp quốc gia, kết quả này cho phép các nhà xã hội học khẳng định : « Nếu phân nửa các giáo xứ chịu ảnh hưởng của ‘hiện tượng Phanxicô’, có thể nói hàng trăm ngàn người đã bắt đầu trở lại nhà thờ ».
Khuynh hướng này, theo người chủ trì nghiên cứu là Massimo Introvigne « không những không giảm đi mà ngày càng mạnh mẽ hơn ». Đức Giám mục Giovanni d’Ercole nhận thấy : « Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gây xúc động và truyền đi nhiệt huyết, đặc biệt đối với những người đã xa rời việc đạo. Họ đi xưng tội nhiều hơn và quay lại với nhà thờ ».
Theo Le Figaro, đây là khuynh hướng toàn cầu chứ không chỉ tại Ý quốc. Tại Anh, trong tháng 11 số người thường xuyên đến các giáo xứ tăng 20%, với nhiều « con chiên lạc » quay lại sau nhiều năm vắng bóng. Tương tự, Tây Ban Nha và Achentina có tỉ lệ người năng đi lễ tăng 12%...
Rất nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra tại Ý trong năm nay đã được đặt tên là Phanxicô, đây là cái tên được chọn lựa nhiều nhất trong năm 2013. Vị Giáo hoàng nổi tiếng cũng đã được đưa vào bảo tàng sáp ở Roma, và dưới dạng tượng trang trí máng cỏ Giáng sinh trong các hang đá Ý.
Một huyền thoại đã được hình thành, nhưng người làm nên huyền thoại không hề quan tâm. Phát ngôn viên của ngài là Cha Lombardi khẳng định : « Đức Giáo hoàng Phanxicô không tìm kiếm sự nổi danh cũng như thành công. Ngài chỉ thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng Phúc âm, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người trên Trái đất ».
Chín tháng, hãy còn quá ngắn ngủi để trở thành Giáo hoàng. Nhất là tại Vatican, nơi các vị Giáo hoàng tập sự thường phải mất nhiều năm trời trong bộ máy Tòa Thánh. Giáo hội tìm kiếm một làn gió mới trong thiên niên kỷ mới, và Mật nghị Hồng y hôm 13/3 đã chọn ra một vị Hồng y Mỹ latinh vô danh, nay đã trở thành thần tượng được nhiều người ngưỡng mộ.
Đức Giáo hoàng Phanxicô, 77 tuổi, tuổi cao và sức lại yếu do đã bị cắt bỏ một thùy phổi vào năm 21 tuổi, đã từng bị loại một lần trong Mật nghị Hồng y năm 2005 một phần cũng vì lý do « sức khỏe không tốt ». Nay ngài đã chứng minh ngược lại, một cách hết sức ngoạn mục. Hôm 4/12 tại Roma, vị Hồng y thân tín người Honduras của ngài là Oscar Maradiaga đã nhận xét : « Đó là một ngọn núi lửa ». Tuy vậy Đức Giáo hoàng Phanxicô hôm 4/7 tại Sardaigne vẫn khẳng định : « Tôi không phải là Tarzan ! »
Nhà truyền giảng tin mừng thích thêm vào chất hài hước, những câu nói độc đáo trong những thông điệp của mình. Nhưng ngài tìm cách làm giảm bớt sự cuồng nhiệt của đám đông, của hàng triệu người đã xa rời Giáo hội, đang trông đợi rất nhiều ở ngài vào cuối một năm khá âm u. Chưa có một Giáo hoàng nào kể cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị được thế giới ngưỡng mộ đến thế, với sự nhiệt thành như thế.
Nhân vật « tỉnh lẻ » siêu năng động, vừa huyền ảo vừa thực tiễn lần lượt ghi nhiều bàn thắng, làm đầy các hội trường, thu hút vô số ống kính truyền hình, hoàn toàn tương phản với người tiền nhiệm. Dư luận - cho đến nay rất thiện cảm - hoàn toàn có thể đổi chiều. Nhưng sau chín tháng trở thành Giáo hoàng, « hiện tượng Phanxicô » lại càng sôi nổi hơn.
Nhân vật của năm, một trong những người quyền lực nhất thế giới
Sự thừa nhận có thể coi là ngoạn mục nhất đến từ tạp chí Time uy tín của Mỹ. Ngày 11/12, Time đã chọn Đức Giáo hoàng Phanxicô là « Nhân vật của năm 2013 ». Đây là vị Giáo hoàng thứ ba được vinh dự này kể từ năm 1927, năm mà Time bắt đầu chọn lựa các nhân vật trong năm. Đức Giáo hoàng đầu tiên được trao danh hiệu này là Giáo hoàng Gioan XXIII, người đã tổ chức Công đồng Vatican II, và tiếp đó là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị, nhưng phải chờ đến tận năm 1994, tức là 16 năm sau khi ở ngôi vị Giáo hoàng, trong khi Giáo hoàng Phanxicô mới cách đây một năm còn chưa được ai biết đến. Time nhận xét : « Điều quan trọng ở Giáo hoàng Phanxicô là Ngài đã nhanh chóng thu hút nhiều triệu người trước đây đã không còn hy vọng nào nơi Giáo hội ».
Hôm 30/10, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng được tạp chí Forbes của Mỹ xếp vào hàng thứ tư trong danh sách các nhân vật quyền lực nhất thế giới, chỉ sau nguyên thủ các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc. Một nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm ở Roma nhận xét : « Người ta không còn lắng nghe Đức Giáo hoàng tiền nhiệm là Benedicto 16. Với Đức Giáo hoàng Phanxicô, Giáo hội lại được coi là một trong những tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất. Các nguyên thủ quốc gia lại quan tâm đến Vatican ».
Ngày 2/10, Tổng thống Mỹ Obama công khai tuyên bố « vô cùng ấn tượng » bởi vị Giáo hoàng. Một tháng trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel, vốn có cha là một mục sư Tin Lành, đã tuyên bố bà là « fan » của Đức Giáo hoàng Phanxicô. Còn Tổng thống Pháp François Hollande tuy không hào hứng mấy với cuộc hội kiến Giáo hoàng Benedicto 16, nay đã đến gõ cửa Vatican. Ủy ban châu Âu cũng không ngoại lệ : hôm 13/12 đã trao cho Giáo hoàng Phanxicô giải Người truyền thông toàn cầu của năm 2013.
Đặc biệt tạp chí uy tín của cộng đồng người đồng giới The Avocate hôm 16/12 đã dành cho trang nhất cho Đức Giáo hoàng Phanxicô với câu nói nổi tiếng của ngài : « Tôi là ai mà phán xử ? »
Công ty Mỹ The Global Language Monitor chuyên thu thập thông tin trên internet cho biết cái tên được sử dụng nhiều nhất trên mạng bằng tiếng Anh trong năm 2013 là « Pope Francis »(Đức Giáo hoàng Phanxicô). Tương tự, đây là chủ đề được thảo luận nhiều nhất của 1,2 tỉ người sử dụng Facebook trong năm nay.
Ngài cũng thành công trên mạng Twitter : tài khoản của Đức Giáo hoàng tại Twitter có đến 11 triệu người theo dõi, gấp bốn lần so với người tiền nhiệm. Vatican ước tính mỗi một tweet (tin nhắn Twitter) của ngài có ảnh hưởng đến “ít nhất 60 triệu người” vì được truyền đi hầu như vô tận.
Một làn sóng ái mộ chưa từng thấy, được khẳng định với hai cuộc thăm dò dư luận mới đây tại Hoa Kỳ. Thăm dò thứ nhất do Wall Street Journal và kênh truyền hình NBC tổ chức, công bố hôm 11/12, cho biết 57% người Mỹ có ấn tượng tích cực về Đức Giáo hoàng Phanxicô. Kết quả một cuộc thăm dò khác của Washington Post và kênh truyền hình ABC công bố cùng ngày loan báo tỉ lệ này là 64%, và nói thêm, chưa bao giờ ý kiến tích cực đối với Giáo hội Công giáo lại cao như thế : đến 62%.
Tại Ý, hiện tượng Phanxicô có thể thấy rõ qua số lượng người tham dự các buổi lễ ngày thứ Tư hàng tuần tại Quảng trường Thánh Phêrô, từ 30 đến 60.000 người, gấp bồn lần so với trước đây. Bưu điện của quốc gia nhỏ nhất thế giới này bị tràn ngập với hai ngàn lá thư mỗi ngày gởi riêng cho Đức Giáo hoàng Phanxicô, chưa kể đến thư điện tử. Nhiều tín đồ để lại số điện thoại, hy vọng một ngày nào đó sẽ nhận được một cuộc gọi từ người đứng đầu Giáo hội Công giáo. Cơ quan du lịch thành phố Roma ghi nhận số khách từ châu Mỹ latinh đến viếng Tòa Thánh tăng 20% trong năm 2013, trong khi đây là năm ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng.
Cơn sốt mộ đạo bất ngờ
Nhưng đối với Giáo hội, lại có một ngạc nhiên khác : đó là cơn sốt mộ đạo bất ngờ. Một nghiên cứu xã hội học tiến hành với 250 linh mục Ý và được công bố vào tháng 11 cho biết gần phân nửa ghi nhận « hiện tượng Phanxicô », với sự gia tăng đáng kể số người đi lễ. Ở cấp quốc gia, kết quả này cho phép các nhà xã hội học khẳng định : « Nếu phân nửa các giáo xứ chịu ảnh hưởng của ‘hiện tượng Phanxicô’, có thể nói hàng trăm ngàn người đã bắt đầu trở lại nhà thờ ».
Khuynh hướng này, theo người chủ trì nghiên cứu là Massimo Introvigne « không những không giảm đi mà ngày càng mạnh mẽ hơn ». Đức Giám mục Giovanni d’Ercole nhận thấy : « Đức Giáo hoàng Phanxicô đã gây xúc động và truyền đi nhiệt huyết, đặc biệt đối với những người đã xa rời việc đạo. Họ đi xưng tội nhiều hơn và quay lại với nhà thờ ».
Theo Le Figaro, đây là khuynh hướng toàn cầu chứ không chỉ tại Ý quốc. Tại Anh, trong tháng 11 số người thường xuyên đến các giáo xứ tăng 20%, với nhiều « con chiên lạc » quay lại sau nhiều năm vắng bóng. Tương tự, Tây Ban Nha và Achentina có tỉ lệ người năng đi lễ tăng 12%...
Rất nhiều trẻ sơ sinh được sinh ra tại Ý trong năm nay đã được đặt tên là Phanxicô, đây là cái tên được chọn lựa nhiều nhất trong năm 2013. Vị Giáo hoàng nổi tiếng cũng đã được đưa vào bảo tàng sáp ở Roma, và dưới dạng tượng trang trí máng cỏ Giáng sinh trong các hang đá Ý.
Một huyền thoại đã được hình thành, nhưng người làm nên huyền thoại không hề quan tâm. Phát ngôn viên của ngài là Cha Lombardi khẳng định : « Đức Giáo hoàng Phanxicô không tìm kiếm sự nổi danh cũng như thành công. Ngài chỉ thực hiện nhiệm vụ loan báo Tin mừng Phúc âm, để bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi người trên Trái đất ».