Đụng độ đã nổ ra khi những người biểu tình cố gắng cản trở các ứng cử viên nộp hồ sơ tranh cử. Họ tìm cách tràn vào sân vận động nơi đăng ký ứng cử, một số người đã ném gạch đá, bàn ghế vào đây. Lần đầu tiên kể từ nhiều ngày qua, lực lượng an ninh Thái Lan đã xịt hơi cay vào người biểu tình. Có 66 người của cả hai phe phải nhập viện trong đó có một người biểu tình bị thương nặng, một cảnh sát bị trúng đạn vào ngực đã tử vong tại bệnh viện.
Cảnh sát khẳng định những loạt đạn bắn ra không phải từ lực lượng an ninh. Phó thủ tướng Surapong Tovichakchaikul tuyên bố trên truyền hình là những người biểu tình không ôn hòa và không mang vũ khí như họ vẫn nói, lên án phe đối lập muốn « đe dọa » những người có trách nhiệm trong Ủy ban bầu cử.
Prawit Rattanapien, thành viên Ủy ban bầu cử nói với báo chí : « Chúng tôi không thể tổ chức bầu cử tự do và công bằng trong tình huống như thế này ». Ông là một trong những người phải di tản bằng trực thăng khỏi sân vận động bị người biểu tình phong tỏa.
Quyết định hoãn lại cuộc bầu cử, được xem như là một lối thoát cho cuộc khủng hoảng, hiện thuộc về phía chính phủ mà cho đến nay vẫn từ chối nhượng bộ trước áp lực của đối lập. Vì theo Hiến pháp, bầu cử phải được tổ chức trong vòng 60 ngày sau khi giải tán Quốc hội, có nghĩa là từ nay đến ngày 09/02/2014.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang lâm vào ngõ cụt, trước phong trào phản kháng chưa hề yếu đi từ hai tháng qua, huy động rất nhiều người xuống đường mỗi ngày, có hôm lên đến trên 150.000 người.
Bà Yingluck đã quyết định tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào ngày 02/02/2014. Khoảng 30 đảng chính trị cho biết sẽ tham gia cuộc bầu cử. Nhưng phe đối lập vốn chưa bao giờ thắng cử từ 20 năm qua, tuần rồi đã thông báo là sẽ tẩy chay.
Phe đối lập đòi hỏi bà Yingluck phải ra đi, lên án bà chỉ là con rối của người anh là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong sau khi bị đảo chính năm 2006. Họ muốn thay thế chính phủ hiện nay bằng một « Hội đồng nhân dân » không qua bầu cử trong vòng 18 tháng, trước khi tổ chức tuyển cử. Chính quyền cho rằng đối lập muốn tái lập tình hình tương tự năm 2006, khi quân đội can thiệp sau nhiều tháng khủng hoảng, đã làm cho trên 90 người chết.
Hiện tại quân đội vốn đã tiến hành 18 cuộc đảo chính và mưu toan đảo chính kể từ năm 1932 đến nay, từ chối can dự, còn cảnh sát cũng tỏ ra kềm chế theo lệnh của chính phủ. Cho đến hôm qua, lệnh gia hạn « luật an ninh đặc biệt » thêm hai tháng đã tăng cường thêm phạm vi hoạt động của cảnh sát.
Cảnh sát khẳng định những loạt đạn bắn ra không phải từ lực lượng an ninh. Phó thủ tướng Surapong Tovichakchaikul tuyên bố trên truyền hình là những người biểu tình không ôn hòa và không mang vũ khí như họ vẫn nói, lên án phe đối lập muốn « đe dọa » những người có trách nhiệm trong Ủy ban bầu cử.
Prawit Rattanapien, thành viên Ủy ban bầu cử nói với báo chí : « Chúng tôi không thể tổ chức bầu cử tự do và công bằng trong tình huống như thế này ». Ông là một trong những người phải di tản bằng trực thăng khỏi sân vận động bị người biểu tình phong tỏa.
Quyết định hoãn lại cuộc bầu cử, được xem như là một lối thoát cho cuộc khủng hoảng, hiện thuộc về phía chính phủ mà cho đến nay vẫn từ chối nhượng bộ trước áp lực của đối lập. Vì theo Hiến pháp, bầu cử phải được tổ chức trong vòng 60 ngày sau khi giải tán Quốc hội, có nghĩa là từ nay đến ngày 09/02/2014.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang lâm vào ngõ cụt, trước phong trào phản kháng chưa hề yếu đi từ hai tháng qua, huy động rất nhiều người xuống đường mỗi ngày, có hôm lên đến trên 150.000 người.
Bà Yingluck đã quyết định tổ chức bầu cử Quốc hội trước thời hạn vào ngày 02/02/2014. Khoảng 30 đảng chính trị cho biết sẽ tham gia cuộc bầu cử. Nhưng phe đối lập vốn chưa bao giờ thắng cử từ 20 năm qua, tuần rồi đã thông báo là sẽ tẩy chay.
Phe đối lập đòi hỏi bà Yingluck phải ra đi, lên án bà chỉ là con rối của người anh là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong sau khi bị đảo chính năm 2006. Họ muốn thay thế chính phủ hiện nay bằng một « Hội đồng nhân dân » không qua bầu cử trong vòng 18 tháng, trước khi tổ chức tuyển cử. Chính quyền cho rằng đối lập muốn tái lập tình hình tương tự năm 2006, khi quân đội can thiệp sau nhiều tháng khủng hoảng, đã làm cho trên 90 người chết.
Hiện tại quân đội vốn đã tiến hành 18 cuộc đảo chính và mưu toan đảo chính kể từ năm 1932 đến nay, từ chối can dự, còn cảnh sát cũng tỏ ra kềm chế theo lệnh của chính phủ. Cho đến hôm qua, lệnh gia hạn « luật an ninh đặc biệt » thêm hai tháng đã tăng cường thêm phạm vi hoạt động của cảnh sát.