Campuchia: công nhân nhiều nơi biểu tình đòi tăng lương


Quốc Việt, thông tín viên RFAÝ kiến của Bạnmail 

P-1-305.jpg
Hàng ngàn công nhân biểu tình đòi tăng lương ở thủ đô Phnom Penh ngày 25/12/2013.
RFA PHOTO/Quốc Việt
Cùng lúc hàng chục ngàn người ủng hộ đảng đối lập Campuchia biểu tình phản đối kết quả bầu cử và đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức, cuộc biểu tình của công nhân đã nổ ra nhiều nơi và tuần hành khắp thủ đô Phnom Penh ngày 25/12. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây:

Vì giả cả leo thang

Ít nhất khoảng 60.000 công nhân từ ngành may mặc, giày da từ hơn 50 nhà máy khác nhau đình công trước chủ nhà máy đòi cải thiện điều kiện làm việc, một số khác diễu hành đến Quảng trường Tự do cùng biểu tình với đảng Cứu quốc Campuchia nhằm đòi chủ nhà máy phải tăng lương cho họ.
Cuộc biểu tình nổ ra tại thủ đô Phnom Penh với khoảng 40.000 công nhân tham gia dưới sự lãnh đạo của các Công đoàn. Bên cạnh đó, khoảng 20.000 công nhân tổ chức biểu tình tại tỉnh Svay Riêng, trong lúc hàng ngàn công nhân khác cùng biểu tình trước chủ nhà máy ở các tỉnh Kampong Speu, Kampong Cham, tỉnh Kandal và nhiều tỉnh khác.
Chúng tôi kéo nhau đến đây vì mức lương tối thiểu của chúng tôi. Bằng mọi cách phải đòi bằng được 160$/tháng. Trước đó, lương cơ bản của chúng tôi chỉ 80$/tháng.
-Kob Mariyas
Cuộc biểu tình này nổ ra sau khi Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia thông báo quyết định của Hội đồng lao động hôm 24/12 vạch ra một kế hoạch chỉ có thể tăng mức lương tối thiểu cho công nhân từ 80$/tháng (1.600.000 VNĐ/tháng) lên 95$/tháng (1.900.000 VNĐ/tháng) bắt đầu từ năm 2014.
Nhưng các Công đoàn bảo vệ quyền công nhân và các công nhân đang làm việc tại các xưởng máy ở xứ này đã từ chối kế hoạch trên.
Công nhân nhà máy sản xuất giày Shoe Premier ở thủ đô Phnom Penh, Kob Mariyas nói với RFA rằng đa phần làm việc tại Công ty vừa nói là phụ nữ. Các công nhân đã tổ chức đình công trước Công ty hôm 24/12 và sẽ kéo dài thêm nhiều ngày nếu chủ nhà máy không tăng lương.
Theo Mariyas, đã có hơn 1.000 công nhân từ Công ty Shoe Primer diễu hành về Quảng trường Tự do nhằm kêu gọi chính phủ tăng lương tối thiểu lên 160$/tháng (3.200.000 VNĐ/tháng) cho năm 2014. Mariyas cho rằng tình hình kinh tế, chính trị Campuchia hiện nay đang gặp bế tắc, giả cả leo thang. Với mức lương tối thiểu 80$/tháng hiện nay không thể đáp ứng nhu cầu sống.
Kob Mariyas nói: “Chúng tôi kéo nhau đến đây vì mức lương tối thiểu của chúng tôi. Bằng mọi cách phải đòi bằng được 160$/tháng. Trước đó, lương cơ bản của chúng tôi chỉ 80$/tháng nhưng sau khi khiếu nại liên tục, bên công ty quyết định tăng thêm 15$/tháng. Quyết định này vẫn không thể đáp ứng đủ vì giá điện tăng, nước tăng, giá nhà tăng và tất cả mặc hàng trên thị trường đều lên giá. Chúng tôi quyết định khiếu nại hàng ngày.”
Còn ông Ath Thorn, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May và Lãnh đạo Công đoàn Campuchia nói khoảng từ 5 đến 70.000 công nhân đã diễu hành đến tập trung tại Công viên Tự do. Trong đó, Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy và Phó Chủ tịch Kem Sokha đã lãnh đạo hàng chục ngàn công nhân từ các tỉnh lân cận khác nhau kéo vào Phnom Penh.
P-6-250.jpg
Hàng ngàn công nhân biểu tình đòi tăng lương ở thủ đô Phnom Penh ngày 25/12/2013. RFA PHOTO/Quốc Việt.
Các công nhân vẫn còn có những đòi hỏi, trong đó có tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc và những tiêu chuẩn về an toàn và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Ông Ath Thorn cho biết các công nhân vẫn lo sợ trước sự hiện diện của quan chức, quân cảnh có võ trang thường tới kiểm tra nhà máy và bảo vệ những chủ nhà máy vi phạm luật lao động.
Ông phát biểu: “Chúng tôi yêu cầu chính phủ can thiệp không để chủ nhà máy sa thải công nhân tùy tiện. Bên cạnh đó, chính phủ cũng phải yêu cầu các chủ nhà máy cải thiện điều kiện làm việc tốt hơn, đồng thời phải điều tra những tay súng bắn chết công nhân tham gia biểu tình vừa qua.”
Ngành may mặc Campuchia tuyển dụng khoảng 570.000 lao động, với khoảng 770 nhà máy đang hoạt động và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yêu của nước này. Nếu làm việc thêm giờ, mức thu nhập của công nhân Campuchia vào khoảng 97$/tháng.

Sẽ biểu tình trên toàn quốc

Hôm 24/12, đại diện người lao động và quản lý nhà máy cùng Bộ Lao động đã có cuộc gặp để thảo luận về phương thức nâng mức lương tối thiểu định kỳ cho ngành. Tại cuộc họp, Bộ Lao động quyết định tăng mức lương tối thiểu của một công nhân may mặc ở mức 95$/tháng cho năm 2014 và sẽ tăng lên 160$/tháng cho năm 2018.
Ông Vong Sovann, Phó Tổng thư ký của Ủy ban giải quyết các cuộc đình công và biểu tình thuộc Bộ Lao động Campuchia phát biểu với RFA rằng mức lương tối thiểu của công nhân đã được quyết định, chính phủ không thể thay đổi được.
Chính phủ không thể nâng mức lương theo yêu cầu của người biểu tình hay phe đối lập. Vì làm cách đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư nước ngoài.
-Vong Sovann
Ông Vong Sovann: “Đối với các cuộc đình công và biểu tình đòi tăng lương, các công nhân và công đoàn cần phải căn cứ vào phương thức nâng mức lương. Chính phủ không thể nâng mức lương theo yêu cầu của người biểu tình hay phe đối lập. Vì làm cách đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư nước ngoài. Thậm chí, chủ nhà máy sẽ rút lui, bỏ trốn, làm công nhân mất việc làm…”
Theo số liệu thống kê của Bộ thương mại, từ tháng Giêng đến tháng 9 năm nay, kim ngạch xuất nhẩu hàng may mặc và giày da của nước này đạt 4,1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của Campuchia trong lĩnh vực may mặc, giày da với tổng giá trị thương mại 1,21 tỷ USD. Châu Âu, Nhật Bản, Canada tiếp tục là những thị trường lớn của hàng dệt may Campuchia.
Song song đó, cũng không ít chủ công ty, xưởng máy đã bỏ trốn vì không đủ khả năng giải quyết khi công nhân thường xuyên biểu tình, đình công đòi mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn.
Ông Sok Chhunoeung, Phó Giám độc Hiệp hội Dân chủ độc lập và Kinh tế phi chính phủ (IDEA) khẳng định rằng các công nhân đã bắt đầu biểu tình, đình công từ nhiều ngày qua. Cuộc biểu tình nổ ra không phải hưởng ứng lời kêu gọi của đảng đối lập.
Ông cho biết thêm: “Công nhân sẽ tiếp tục đình công, biểu tình và tuần hành vào Phnom Penh để gây sức ép lên chính phủ. Quyết định của Bộ Lao động cho thấy chính phủ không quan tâm đến người lao động. Tôi tin rằng các cuộc biểu tình của công nhân sẽ nổ ra càng lớn mà không cần Công đoàn kêu gọi.”
Cùng ngày cuộc biểu tình của công nhân nổ ra, tại Quảng trường Tự do đã có hàng chục ngàn người ủng hộ phe đối lập tổ chức biểu tình đòi Thủ tướng Hun Sen từ chức, hoặc tổ chức bầu cử lại.
Ngoài ra, trước Tòa Đô chính Phnom Penh cũng có gần một trăm nhà sư và người dân bị cưỡng chế đất biểu tình đốt lốp xe đòi Đô trưởng Phnom Penh giải quyết, đền bù thỏa đáng, hoặc Đô trưởng thủ đô Phnom Penh Pa Socheatvong từ chức.
Các công đoàn lao động Campuchia cũng khẳng định nếu chính phủ không xem xét phương thức tăng mức lương mới, thì các công nhân sẽ xuống đường biểu tình trên toàn quốc vào cuối tháng 12.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors