Thông tín viên RFI Anne Lenir tường trình thủ đô Ý :
Chiến dịch Mare Nostrum trước tiên cho phép cải thiện được mức độ an ninh nhân đạo. Bộ trưởng Quốc phòng Ý Mario Mauro đã tuyên bố như vậy, tiếp nối theo những phát biểu của Thủ tướng Enrico Letta. Ông nói : Điều không thể tha thứ được đối với chúng ta là Địa Trung Hải trở thành nghĩa địa. Tôi đã đề nghị các đồng nghiệp Châu Âu hỗ trợ chúng ta bởi vì đó là một ưu tiên lớn đối với chúng ta. Địa Trung Hải là biển của chúng ta và không thể chấp nhận được những gì đã xẩy ra trong những ngày qua.
Do vậy, chính phủ Ý yêu cầu tăng cường cho cơ quan giám sát biên giới Châu Âu – Frontex và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm giúp cho những người nhập cư không rời bỏ đất nước của họ nữa.
Thế nhưng, cho đến nay, Ý muốn làm gương thể hiện tình liên đới. Để tiến hành chiến dịch quân sự và nhân đạo này, năm tàu chiến của hải quân Ý sẽ được huy động : Hai hộ tống hạm và hai tàu tuần duyên cùng với một tàu đổ bộ lần đầu tiên được trang bị các phương tiện cấp cứu y tế. Ngoài các trực thăng có các ống kính quan sát và tia hồng ngoại, các máy bay khác được lắp đặt những phương tiện giám sát trong đêm. Các máy bay không người lái cũng được huy động. 1500 người sẽ tham gia chiến dịch này. Tổng chi phí cho hoạt động tuần tra ước tính, vào thời điểm hiện nay, lên tới 1,5 triệu euro mỗi tháng.
Tuy nhiên, tại người ta cảm thấy vẫn có những ý kiến khác nhau bên trong chính phủ liên minh tả-hữu. Sau cuộc họp báo ngày hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Angelino Alfano đã nói rõ là không phải tất cả những người nhập cư được cứu vớt đều được đưa vào vùng duyên hải miền nam nước Ý.
Sáng nay, các bình luận trên những nhật báo cánh hữu, như Il Giornal, Libero hay La Padania, cơ quan ngôn luận của đảng cực hữu Liên đoàn phương Bắc, nhấn mạnh đến các chi phí rất tốn kém của chiến dịch này và khẳng định rằng dân nhập cư được ưu tiên hơn người thất nghiệp hoặc người nghỉ hưu Ý.
Chiến dịch Mare Nostrum trước tiên cho phép cải thiện được mức độ an ninh nhân đạo. Bộ trưởng Quốc phòng Ý Mario Mauro đã tuyên bố như vậy, tiếp nối theo những phát biểu của Thủ tướng Enrico Letta. Ông nói : Điều không thể tha thứ được đối với chúng ta là Địa Trung Hải trở thành nghĩa địa. Tôi đã đề nghị các đồng nghiệp Châu Âu hỗ trợ chúng ta bởi vì đó là một ưu tiên lớn đối với chúng ta. Địa Trung Hải là biển của chúng ta và không thể chấp nhận được những gì đã xẩy ra trong những ngày qua.
Do vậy, chính phủ Ý yêu cầu tăng cường cho cơ quan giám sát biên giới Châu Âu – Frontex và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm giúp cho những người nhập cư không rời bỏ đất nước của họ nữa.
Thế nhưng, cho đến nay, Ý muốn làm gương thể hiện tình liên đới. Để tiến hành chiến dịch quân sự và nhân đạo này, năm tàu chiến của hải quân Ý sẽ được huy động : Hai hộ tống hạm và hai tàu tuần duyên cùng với một tàu đổ bộ lần đầu tiên được trang bị các phương tiện cấp cứu y tế. Ngoài các trực thăng có các ống kính quan sát và tia hồng ngoại, các máy bay khác được lắp đặt những phương tiện giám sát trong đêm. Các máy bay không người lái cũng được huy động. 1500 người sẽ tham gia chiến dịch này. Tổng chi phí cho hoạt động tuần tra ước tính, vào thời điểm hiện nay, lên tới 1,5 triệu euro mỗi tháng.
Tuy nhiên, tại người ta cảm thấy vẫn có những ý kiến khác nhau bên trong chính phủ liên minh tả-hữu. Sau cuộc họp báo ngày hôm qua, Bộ trưởng Nội vụ Angelino Alfano đã nói rõ là không phải tất cả những người nhập cư được cứu vớt đều được đưa vào vùng duyên hải miền nam nước Ý.
Sáng nay, các bình luận trên những nhật báo cánh hữu, như Il Giornal, Libero hay La Padania, cơ quan ngôn luận của đảng cực hữu Liên đoàn phương Bắc, nhấn mạnh đến các chi phí rất tốn kém của chiến dịch này và khẳng định rằng dân nhập cư được ưu tiên hơn người thất nghiệp hoặc người nghỉ hưu Ý.