Theo Mainichi Shimbum, nhật báo có số phát hành lớn nhất tại Nhật Bản thì từ năm 2003 đến 2012, Nhật Bản đã xuất khẩu linh kiện trang bị nhà máy hạt nhân cho khoảng 20 nước với tổng trị giá 1,3 tỷ đôla . Đa số linh kiện này được kiểm soát chất lượng và độ an toàn bắt buộc trong khuôn khổ hàng xuất khẩu được Ngân hàng hợp tác quốc tế của Nhật cho vay tín dụng hoặc được cơ quan bảo hiểm của nhà nước bảo hiểm. Ít nhất 40% còn lại nằm ngoài thủ tục này .
Hầu hết các nước lớn trên thế giới như Anh, Đức, Úc, Nga, Ý là khách hàng mua linh kiện hạt nhân dân sự của Nhật mà không được kiểm soát an toàn.
Cụ thế, Mainachi phát hiện nhiều linh kiện không được kiểm soát chất lượng như bồn áp suất bán cho Đài Loan năm 2004, cơ chế vận hành các thanh phóng xạ điều chỉnh cường độ tách phân nguyên tử bán cho Thụy Điển và Brazil…
Ngược lại, linh kiện xuất khẩu sang Pháp, Mỹ, Bỉ, Phần Lan và Trung Quốc lại được kiểm soát lại kỹ càng theo nguồn tin của Cơ quan tài nguyên và môi trường được Mainichi trích dẫn.
Các thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh khắc phục hệ quả tai nạn hạt nhân tại Fukushima từ tháng 3/2011 vẫn còn là bài toán nan giải cho ngành năng lượng hạt nhân của quần đảo Phù tang.
Hôm nay, một phái đoàn chuyene gia của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế AIEA đã đến Tokyo trong khuôn khổ thẩm định tiến độ tinh lọc nước thải nhiễm phóng xạ ở Fukushima và để giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề gai góc này.
Phái đoàn gồm 16 chuyên gia quốc tế sẽ hoạt động trong vòng một tuần lễ từ hôm nay cho đến 21/10 và sẽ trình bày phương thức làm sạch khu vực ô nhiễm một cách hiệu quả nhất.
Hầu hết các nước lớn trên thế giới như Anh, Đức, Úc, Nga, Ý là khách hàng mua linh kiện hạt nhân dân sự của Nhật mà không được kiểm soát an toàn.
Cụ thế, Mainachi phát hiện nhiều linh kiện không được kiểm soát chất lượng như bồn áp suất bán cho Đài Loan năm 2004, cơ chế vận hành các thanh phóng xạ điều chỉnh cường độ tách phân nguyên tử bán cho Thụy Điển và Brazil…
Ngược lại, linh kiện xuất khẩu sang Pháp, Mỹ, Bỉ, Phần Lan và Trung Quốc lại được kiểm soát lại kỹ càng theo nguồn tin của Cơ quan tài nguyên và môi trường được Mainichi trích dẫn.
Các thông tin trên được tiết lộ trong bối cảnh khắc phục hệ quả tai nạn hạt nhân tại Fukushima từ tháng 3/2011 vẫn còn là bài toán nan giải cho ngành năng lượng hạt nhân của quần đảo Phù tang.
Hôm nay, một phái đoàn chuyene gia của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế AIEA đã đến Tokyo trong khuôn khổ thẩm định tiến độ tinh lọc nước thải nhiễm phóng xạ ở Fukushima và để giúp Nhật Bản giải quyết vấn đề gai góc này.
Phái đoàn gồm 16 chuyên gia quốc tế sẽ hoạt động trong vòng một tuần lễ từ hôm nay cho đến 21/10 và sẽ trình bày phương thức làm sạch khu vực ô nhiễm một cách hiệu quả nhất.