Xe phá sóng được sử dụng để ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố bằng bom kích nổ từ xa bằng sóng vô tuyến.Trước thông tin cho rằng "ngoài lễ truy điệu và lễ an táng, những hình ảnh xúc động suốt dọc hành trình đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhà tang lễ tới sân bay Nội Bài, rồi về quê hương Quảng Bình đã không được truyền tải đến khán giả, khiến sự việc này gây ra nhiều thắc mắc và bức xúc", trên một số trang mạng cũng đã xuất hiện các giả thiết lý giải.
Một trang mạng viết rằng: "VTV không truyền trực tiếp quá trình đoàn xe tang di chuyển từ Nhà tang lễ Quốc gia tới sân bay quốc tế Nội Bài. Không riêng gì VTV, không đơn vị nào có thể thực hiện truyền hình ảnh trực tiếp từ xe của đài truyền hình trong sáng 13/10 bởi sự xuất hiện của một chiếc xe an ninh làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho đoàn linh xa đưa tiễn Đại tướng. Đó chính là "xe phá sóng" chuyên dụng của quân đội, chiếc xe này có tác dụng phá tất cả các loại sóng vô tuyến, đề phòng khả năng sử dụng sóng vô tuyến (wireless) - bao gồm cả sóng điện thoại) để kích hoạt bom, thuốc nổ tự chế (IED) từ xa.
Bom tự chế thực sự là mối họa gây ra vô số thương vong khi bị kích nổ. Loại bom này khá phổ biến ở các nước Trung Đông như Iraq, Israel và Palestine. Hầu hết các loại bom dạng này đều được kích hoạt từ xa bằng thiết bị kích nổ qua sóng vô tuyến. Ngoài mục đích sát hại dân thường, các loại bom này còn được các tổ chức, cá nhân cực đoan dùng để tấn công, phục kích các đoàn xe quân sự, xe nguyên thủ hoặc nhân vật quan trọng.Giải pháp ngăn chặn các cuộc tấn công loại này là sử dụng xe phá sóng nhằm vô hiệu hóa sóng vô tuyến trong phạm vi mà xe phá sóng đi qua, bảo vệ an toàn cho đoàn xe.
Một chiếc xe phá sóng.Xe phá sóng là một loại phương tiện đặc biệt với bộ gây nhiễu sóng được lắp đặt trên xe nhằm làm nhiễu mọi loại sóng vô tuyến ở nhiều băng tần khác nhau.
Bộ phá sóng:Môt hệ thống làm nhiễu sóng đặt trong một chiếc hộp lớn. Hệ thống này có thể gây nhiễu sóng điện thoại (CDMA, TDMA, GSM, HGSM…), sóng vệ tinh, sóng bộ đàm và các băng tần mạng (WLAN, WiFi, Bluetooth).
Một bộ ăng-ten được nối đến hệ thống làm nhiễu bằng cáp tần số radio.
Một điều khiển có dây để vận hành và điều khiển bộ phá sóng.
Trong quá trình hoạt động, bộ phá sóng sẽ phát hiện và phân loại các loại sóng vô tuyến có khả năng được sử dụng để kích hoạt bom. Sau khi đã xác định được dải tần sóng khả nghi, hệ thống làm nhiễu sẽ phát đi các tín hiệu gây nhiễu nhằm vô hiệu hóa dải sóng đó.
Mục đích sử dụng:Xe phá sóng thường được triển khai theo các đoàn xe quân sự, đoàn xe nguyên thủ hoặc nhân vật quan trọng nhằm vô hiệu hóa các loại bom điều khiển từ xa, bảo vệ sự an toàn cho cả đoàn xe.
Trong một số trường hợp, xe phá sóng cũng được triển khai ở những nơi tập trung đông người khi có sự kiện lớn hoặc bạo động.
Mercedes Benz S-Class được trang bị bộ phá sóng:
Theo Autopro