Ngay từ đầu cuộc xung đột tại Syria, tháng 03/2011, việc Nga và Trung Quốc, hai thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An dùng quyền phủ quyết đã ngăn cản mọi tiến triển tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho hồ sơ Syria. Do vậy, hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thở phào nhẹ nhõm và tỏ ý hài lòng :
"Tôi vui mừng thông báo với quý vị rằng Bộ trưởng Ngoại giao Nga Serguei Lavrov và tôi đã đạt được một thỏa thuận. Chúng tôi hy vọng Hội Đồng Bảo An sẽ thông qua nghị quyết này, dẫn đến việc hủy bỏ vũ khí hóa học."
Hội Đồng Bảo An có thể bỏ phiếu thông qua nghị quyết vào tối nay, 27/09.
Nội dung nghị quyết
Trước tiên, nghị quyết nói rõ rằng việc phát triển, sử dụng và cung cấp vũ khí hóa học là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Nhận định này cho phép Liên Hiệp Quốc tự động xử lý hồ sơ vũ khí hóa học khi cần thiết.
Về các trừng phạt, văn bản quy định rằng trong trường hợp không tôn trọng nghị quyết, thì sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt được nêu trong chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho phép có thể sử dụng vũ lực. Như vậy, văn bản sẽ không được thông qua trong khuôn khổ chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các biện pháp cưỡng chế sẽ không được thực thi tức thời.
Điểm cơ bản thứ ba, nghị quyết bày tỏ niềm tin mạnh mẽ rằng những cá nhân chịu trách nhiệm về các vụ tấn công dùng vũ khí hóa học tại Syria sẽ phải giải trình. Thế nhưng, văn bản không nói đến Tòa án Hình sự Quốc tế CPI, vì đây là một trong những điều kiện bắt buộc để những kẻ chịu trách nhiệm vụ tấn công bị đưa ra trước tòa án quốc tế.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius khẳng định rằng nghị quyết đã lấy lại ba đòi hỏi mà phía Pháp đưa ra lúc bắt đầu đàm phán : Nói rõ là việc dùng vũ khí hóa học gây nguy hại cho an ninh quốc tế và như vậy, điều này cho phép Liên Hiệp Quốc tự động xử lý vấn đề. Mặt khác, những kẻ phạm tội ác sẽ phải chịu trách nhiệm trước công lý. Cuối cùng, văn bản có nhắc đến chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Theo giới quan sát, thực ra, so với dự thảo nghị quyết ban đầu mà Pháp đưa ra, nội dung văn bản này thấp hơn. Tuy nhiên, bề ngoài hình thức của nghị quyết giúp giữ thể diện, bởi vì văn bản có nhắc đến khả năng sử dụng vũ lực trong giai đoạn sau và ý tưởng về trách nhiệm những kẻ sử dụng vũ khí hóa học.
"Tôi vui mừng thông báo với quý vị rằng Bộ trưởng Ngoại giao Nga Serguei Lavrov và tôi đã đạt được một thỏa thuận. Chúng tôi hy vọng Hội Đồng Bảo An sẽ thông qua nghị quyết này, dẫn đến việc hủy bỏ vũ khí hóa học."
Hội Đồng Bảo An có thể bỏ phiếu thông qua nghị quyết vào tối nay, 27/09.
Nội dung nghị quyết
Trước tiên, nghị quyết nói rõ rằng việc phát triển, sử dụng và cung cấp vũ khí hóa học là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Nhận định này cho phép Liên Hiệp Quốc tự động xử lý hồ sơ vũ khí hóa học khi cần thiết.
Về các trừng phạt, văn bản quy định rằng trong trường hợp không tôn trọng nghị quyết, thì sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt được nêu trong chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc cho phép có thể sử dụng vũ lực. Như vậy, văn bản sẽ không được thông qua trong khuôn khổ chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các biện pháp cưỡng chế sẽ không được thực thi tức thời.
Điểm cơ bản thứ ba, nghị quyết bày tỏ niềm tin mạnh mẽ rằng những cá nhân chịu trách nhiệm về các vụ tấn công dùng vũ khí hóa học tại Syria sẽ phải giải trình. Thế nhưng, văn bản không nói đến Tòa án Hình sự Quốc tế CPI, vì đây là một trong những điều kiện bắt buộc để những kẻ chịu trách nhiệm vụ tấn công bị đưa ra trước tòa án quốc tế.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius khẳng định rằng nghị quyết đã lấy lại ba đòi hỏi mà phía Pháp đưa ra lúc bắt đầu đàm phán : Nói rõ là việc dùng vũ khí hóa học gây nguy hại cho an ninh quốc tế và như vậy, điều này cho phép Liên Hiệp Quốc tự động xử lý vấn đề. Mặt khác, những kẻ phạm tội ác sẽ phải chịu trách nhiệm trước công lý. Cuối cùng, văn bản có nhắc đến chương VII Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Theo giới quan sát, thực ra, so với dự thảo nghị quyết ban đầu mà Pháp đưa ra, nội dung văn bản này thấp hơn. Tuy nhiên, bề ngoài hình thức của nghị quyết giúp giữ thể diện, bởi vì văn bản có nhắc đến khả năng sử dụng vũ lực trong giai đoạn sau và ý tưởng về trách nhiệm những kẻ sử dụng vũ khí hóa học.