Stéphane Lagarde : Ông phân tích thế nào về bản án dành cho ông Bạc Hy Lai ? Phải chăng là bản án nặng hơn so với mức mà người ta dự đoán ?
Chương Lập Phàm : Tôi đã ước đoán mức án là 20 năm, có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn một chút. Do ông Bạc Hy Lai, trong phiên tòa, đã bác bỏ những lời thú tội, thì dĩ nhiên, mức án có nặng hơn một chút. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người ta không ngạc nhiên về án tù chung thân. Điều quan trọng ở đây là mức án này đi kèm với việc tước quyền hoạt động chính trị bị cáo.
Thời hạn tước quyền này cũng là vĩnh viễn. Nếu mức án là một số năm tù cụ thể thì việc tước quyền hoạt động chính trị cũng kéo dài trong suốt thời gian thọ án. Ở đây, người ta thấy rõ ý nghĩa biểu tượng của bản án. Chính quyền muốn triệt hạ vĩnh viễn sinh mạng chính trị của ông Bạc Hy Lai. Do vậy, tính chất biểu tượng ở đây quan trọng hơn là bản thân mức án tù.
Trong thời gian diễn ra phiên xử, ông có viết : Bạc Hy Lai đánh cược vào một sự thay đổi có thể diễn ra tại Trung Quốc trong 5 hoặc 10 năm tới. Phải chăng ông muốn nói đến hy vọng về sự hồi sinh của ông Bạc Hy Lại, cho dù ông ta bị tước quyền hoạt động chính trị ?
Tất cả phụ thuộc vào điều gì sẽ xẩy ra tại Trung Quốc trong tương lai. Nếu quả thực là có cải cách chính trị trong 5 – 10 năm tới, thì mọi việc đều có thể xẩy ra. Hiện nay, chính phủ đang cố gắng làm mọi việc để cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, để người dân không đề cập đến những chủ đề nhậy cảm nữa, đến các quyền hoặc dân chủ.
Chính phủ muốn tránh các cải cách chính trị, nhờ vào các cải cách kinh tế. Đối với một số người và tôi, thì điều này dường như là bế tắc, bởi vì cải cách kinh tế không thể thành công nếu không có những thay đổi trong lĩnh vực chính trị. Nếu trong tương lai, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, những vấn đề chính trị sẽ tái xuất hiện. Một tia lửa có thể làm dấy lên sự tức giận của công luận và làn sóng phản kháng chế độ. Đúng là có quá nhiều giả sử, nhưng quả thực, trong những điều kiện như vậy, ông Bạc Hy Lai có thể quay lại chính trường.
SL : Theo ông thì ông Bạc Hy Lai phải kháng án …
Thực ra, ông không có lựa chọn nào khác. Ông Bạc Hy Lai đã nhắc lại trước tòa là ông vô tội. Nếu ông không kháng án, công luận sẽ nghỉ rằng ông ta có tội và xứng đáng phải chịu hình phạt. Để khẳng định là mình vô tội và là nạn nhân của một âm mưu, ông Bạc Hy Lai chắc chắn sẽ kháng án. Cũng cần chú ý tới tính cách cá nhân trong những kiểu trường hợp này. Ông Bạc Hy Lai không phải loại người dễ dàng chấp nhận thất bại. Do vậy, chắc chắn là ông sẽ kháng án.
SL : Liệu có áp lực nào buộc ông Bạc Hy Lai từ bỏ kháng án hay không ?
Tôi nghĩ là không. Không nói đến việc phiên tòa có công bằng hay không, điều mà người ta ghi nhận trong phiên xử này là thủ tục tố tục đã được tôn trọng. Đương nhiên, cuối cùng thì vẫn không có công lý, nhưng thủ tục tố tục đã được tôn trọng.
Kháng án là một phần của tố tụng, do vậy, tôi không nghĩ là có áp lực từ bên ngoài để buộc ông phải từ bỏ kháng án. Ngược lại, theo luật pháp Trung Quốc, việc xét xử và án phúc thẩm không nhất phải công khai và theo trình tự như xử sơ thẩm. Quyết định có thể được đưa ra bên ngoài tòa án và tư pháp có thể chỉ thông báo mức án phúc thẩm.
SL : Vài ngày trước khi diễn ra phiên tòa, chúng tôi đã gặp ông và ông có nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang lựa cách đối xử với phe « Hoàng tử đỏ » để tạo ra sự cân bằng bên trong Đảng. Liệu việc kết án nặng nề ông Bạc Hy Lai có làm dấy lên sự chống đối của phe « Hoàng tử đỏ » hay không ?
Có chứ. Một số nhân trong phe này đã bày tỏ sự bất đồng. Người ta cũng nhận thấy là các nhân vật Mao-ít và những người ủng hộ ông Bạc Hy Lai đã tức giận. Từ hai ngày qua, một số người thậm chí công khai bầy tỏ sự bất bình. Những nhân vật Mao-ít như Ti Mã Nam và Khổng Khánh Đông và đã có những bình luận gay gắt trên mạng xã hội Vi Bác.
Thực ra, phiên tòa cũng như việc ông Bạc Hy Lai kiên quyết tự bào chữa cho mình đã tạo ra một hiệu ứng nào đó. Điều này làm gia tăng sự chia rẽ xã hội Trung Quốc và làm cho các xung đột bên trong Đảng trở nên sôi sục hơn. Nhưng người ta hiểu ra rằng kể từ khi phiên tòa kết thúc, vào cuối tháng Tám, những hiệp đấu đá mới lại diễn ra, thể hiện qua các vụ tấn công nhắm vào « nhóm các tập đoàn dầu lửa » - nhiều quan chức trong các doanh nghiệp này bị cáo buộc tham nhũng. Thậm chính còn có một cuộc điều tra nhắm vào một cựu ủy viên Bộ Chính trị của Đảng.
SL : Ông muốn nói tới trường hợp ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), nguyên lãnh đạo ngành công an ? Phải chăng đó cũng là hậu quả của vụ Bạc Hy Lai ?
Tôi nghĩ là như vậy. Nếu ông Bạc Hy Lai có thái độ hợp tác, nếu ông ta thừa nhận những tội lỗi mà người ta cáo buộc, thì bản án sẽ nhẹ hơn, các phe phái trong Đảng có thể sẽ tiến tới một sự đồng thuận chung. Thế nhưng, do thái độ của ông Bạc Hy Lai ở phiên tòa, mọi ý tưởng đạt được đồng thuận đều là vô vọng.
Do vậy, các cuộc đấu đá chính trị bên trong Đảng lại khởi phát và thậm chí còn gia tăng. Vụ xét xử Bạc Hy Lai, chiến dịch chống tham nhũng – do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng – và những vụ tấn công nhắm vào những tác giả của các « tin đồn » trên internet, tất cả những sự việc này nằm trong chính sách tăng cường quyền lực cho ban lãnh đạo hiện nay, trước thềm cuộc Họp Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba, sẽ diễn ra trong tháng 11.
SL : Theo báo chí Hồng Kông hôm 23/09, ông Bạc Hy Lai tố cáo tình trạng bất công và không minh bạch về tố tụng khi tòa tuyên án. Vô tuyến truyền hình trung ương Trung Quốc không nhắc tới sự việc này. Vậy ông có nghe nói về sự thách thức của ông Bạc Hy Lai đối với chính quyền Trung Quốc hay không ?
Có, tôi có nghe thấy điều này, cho dù không có một tín hiệu nào xuất hiện trong các phóng sự của các phương tiện truyền thông chính thức. Nhưng khi nhìn các bức ảnh, người ta có thể cảm nhận được là ông Bạc Hy Lai xúc động và bức bối khi tòa tuyên án, nhất là khi ông ta, lần đầu tiên, bị còng khóa số tám.
Sau mỗi phiên tòa, cần phải chờ đợi một chút thì sẽ có các thông tin. Trong thời gian tới, người ta sẽ biết thông tin này đúng hay sai. Điều chắc chắn là ông Bạc Hy Lai không đồng ý với bản án và việc ông phản bác công khai không gây ngạc nhiên.
Chương Lập Phàm : Tôi đã ước đoán mức án là 20 năm, có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn một chút. Do ông Bạc Hy Lai, trong phiên tòa, đã bác bỏ những lời thú tội, thì dĩ nhiên, mức án có nặng hơn một chút. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, người ta không ngạc nhiên về án tù chung thân. Điều quan trọng ở đây là mức án này đi kèm với việc tước quyền hoạt động chính trị bị cáo.
Thời hạn tước quyền này cũng là vĩnh viễn. Nếu mức án là một số năm tù cụ thể thì việc tước quyền hoạt động chính trị cũng kéo dài trong suốt thời gian thọ án. Ở đây, người ta thấy rõ ý nghĩa biểu tượng của bản án. Chính quyền muốn triệt hạ vĩnh viễn sinh mạng chính trị của ông Bạc Hy Lai. Do vậy, tính chất biểu tượng ở đây quan trọng hơn là bản thân mức án tù.
Trong thời gian diễn ra phiên xử, ông có viết : Bạc Hy Lai đánh cược vào một sự thay đổi có thể diễn ra tại Trung Quốc trong 5 hoặc 10 năm tới. Phải chăng ông muốn nói đến hy vọng về sự hồi sinh của ông Bạc Hy Lại, cho dù ông ta bị tước quyền hoạt động chính trị ?
Tất cả phụ thuộc vào điều gì sẽ xẩy ra tại Trung Quốc trong tương lai. Nếu quả thực là có cải cách chính trị trong 5 – 10 năm tới, thì mọi việc đều có thể xẩy ra. Hiện nay, chính phủ đang cố gắng làm mọi việc để cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, để người dân không đề cập đến những chủ đề nhậy cảm nữa, đến các quyền hoặc dân chủ.
Chính phủ muốn tránh các cải cách chính trị, nhờ vào các cải cách kinh tế. Đối với một số người và tôi, thì điều này dường như là bế tắc, bởi vì cải cách kinh tế không thể thành công nếu không có những thay đổi trong lĩnh vực chính trị. Nếu trong tương lai, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, những vấn đề chính trị sẽ tái xuất hiện. Một tia lửa có thể làm dấy lên sự tức giận của công luận và làn sóng phản kháng chế độ. Đúng là có quá nhiều giả sử, nhưng quả thực, trong những điều kiện như vậy, ông Bạc Hy Lai có thể quay lại chính trường.
SL : Theo ông thì ông Bạc Hy Lai phải kháng án …
Thực ra, ông không có lựa chọn nào khác. Ông Bạc Hy Lai đã nhắc lại trước tòa là ông vô tội. Nếu ông không kháng án, công luận sẽ nghỉ rằng ông ta có tội và xứng đáng phải chịu hình phạt. Để khẳng định là mình vô tội và là nạn nhân của một âm mưu, ông Bạc Hy Lai chắc chắn sẽ kháng án. Cũng cần chú ý tới tính cách cá nhân trong những kiểu trường hợp này. Ông Bạc Hy Lai không phải loại người dễ dàng chấp nhận thất bại. Do vậy, chắc chắn là ông sẽ kháng án.
SL : Liệu có áp lực nào buộc ông Bạc Hy Lai từ bỏ kháng án hay không ?
Tôi nghĩ là không. Không nói đến việc phiên tòa có công bằng hay không, điều mà người ta ghi nhận trong phiên xử này là thủ tục tố tục đã được tôn trọng. Đương nhiên, cuối cùng thì vẫn không có công lý, nhưng thủ tục tố tục đã được tôn trọng.
Kháng án là một phần của tố tụng, do vậy, tôi không nghĩ là có áp lực từ bên ngoài để buộc ông phải từ bỏ kháng án. Ngược lại, theo luật pháp Trung Quốc, việc xét xử và án phúc thẩm không nhất phải công khai và theo trình tự như xử sơ thẩm. Quyết định có thể được đưa ra bên ngoài tòa án và tư pháp có thể chỉ thông báo mức án phúc thẩm.
SL : Vài ngày trước khi diễn ra phiên tòa, chúng tôi đã gặp ông và ông có nói rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang lựa cách đối xử với phe « Hoàng tử đỏ » để tạo ra sự cân bằng bên trong Đảng. Liệu việc kết án nặng nề ông Bạc Hy Lai có làm dấy lên sự chống đối của phe « Hoàng tử đỏ » hay không ?
Có chứ. Một số nhân trong phe này đã bày tỏ sự bất đồng. Người ta cũng nhận thấy là các nhân vật Mao-ít và những người ủng hộ ông Bạc Hy Lai đã tức giận. Từ hai ngày qua, một số người thậm chí công khai bầy tỏ sự bất bình. Những nhân vật Mao-ít như Ti Mã Nam và Khổng Khánh Đông và đã có những bình luận gay gắt trên mạng xã hội Vi Bác.
Thực ra, phiên tòa cũng như việc ông Bạc Hy Lai kiên quyết tự bào chữa cho mình đã tạo ra một hiệu ứng nào đó. Điều này làm gia tăng sự chia rẽ xã hội Trung Quốc và làm cho các xung đột bên trong Đảng trở nên sôi sục hơn. Nhưng người ta hiểu ra rằng kể từ khi phiên tòa kết thúc, vào cuối tháng Tám, những hiệp đấu đá mới lại diễn ra, thể hiện qua các vụ tấn công nhắm vào « nhóm các tập đoàn dầu lửa » - nhiều quan chức trong các doanh nghiệp này bị cáo buộc tham nhũng. Thậm chính còn có một cuộc điều tra nhắm vào một cựu ủy viên Bộ Chính trị của Đảng.
SL : Ông muốn nói tới trường hợp ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), nguyên lãnh đạo ngành công an ? Phải chăng đó cũng là hậu quả của vụ Bạc Hy Lai ?
Tôi nghĩ là như vậy. Nếu ông Bạc Hy Lai có thái độ hợp tác, nếu ông ta thừa nhận những tội lỗi mà người ta cáo buộc, thì bản án sẽ nhẹ hơn, các phe phái trong Đảng có thể sẽ tiến tới một sự đồng thuận chung. Thế nhưng, do thái độ của ông Bạc Hy Lai ở phiên tòa, mọi ý tưởng đạt được đồng thuận đều là vô vọng.
Do vậy, các cuộc đấu đá chính trị bên trong Đảng lại khởi phát và thậm chí còn gia tăng. Vụ xét xử Bạc Hy Lai, chiến dịch chống tham nhũng – do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng – và những vụ tấn công nhắm vào những tác giả của các « tin đồn » trên internet, tất cả những sự việc này nằm trong chính sách tăng cường quyền lực cho ban lãnh đạo hiện nay, trước thềm cuộc Họp Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ ba, sẽ diễn ra trong tháng 11.
SL : Theo báo chí Hồng Kông hôm 23/09, ông Bạc Hy Lai tố cáo tình trạng bất công và không minh bạch về tố tụng khi tòa tuyên án. Vô tuyến truyền hình trung ương Trung Quốc không nhắc tới sự việc này. Vậy ông có nghe nói về sự thách thức của ông Bạc Hy Lai đối với chính quyền Trung Quốc hay không ?
Có, tôi có nghe thấy điều này, cho dù không có một tín hiệu nào xuất hiện trong các phóng sự của các phương tiện truyền thông chính thức. Nhưng khi nhìn các bức ảnh, người ta có thể cảm nhận được là ông Bạc Hy Lai xúc động và bức bối khi tòa tuyên án, nhất là khi ông ta, lần đầu tiên, bị còng khóa số tám.
Sau mỗi phiên tòa, cần phải chờ đợi một chút thì sẽ có các thông tin. Trong thời gian tới, người ta sẽ biết thông tin này đúng hay sai. Điều chắc chắn là ông Bạc Hy Lai không đồng ý với bản án và việc ông phản bác công khai không gây ngạc nhiên.