Tờ báo đưa ra ví dụ về anh Ngô Hằng, một sinh viên Thượng Hải, thường hay ghé vào một quán ăn gần trường đại học để thưởng thức món cơm bò cách đây vài năm. Một hôm, anh ta phát giác trên báo chí đăng các nhà hàng đã sử dụng thịt heo và pha chế thành thịt bò bằng một quy trình chẳng ngon lành gì : đầu tiên, thịt được tẩy sạch, sau đó tẩm thuốc đỏ, một hóa chất gây ung thư cao.
Đối với anh Ngô Hằng thì đó là một cú sốc lớn. Anh nhận ra các vụ bê bối về an toàn thực phẩm nhiều đến mức không kể xiết khắp đất nước. Do đó, anh ta đã thành lập trang web để thống kê các vụ vi phạm an toàn thực phẩm được đăng trên báo chí. Ví dụ như thịt vịt tẩm nitrát, yaourt có chứa da giầy đã được tái chế, trứng giả làm bằng sáp nến…
Năm 2010, theo nghiên cứu của một trường đại học thì 1/10 các bữa ăn được chế biến với dầu thu gom từ cống rãnh lề đường cạnh các nhà hàng và sau đó đóng vô chai để sử dựng. Năm nay, lại thêm vụ thịt chuột được bán giả làm thịt cừu, gạo bị nhiễm chất cađimi, một kim loại nặng trong công nghiệp, lại góp phần vào danh sách các vụ bê bối an toàn thực phẩm vốn đã rất dài.
Một bà mẹ tại Trung Quốc giễu cợt : « Tại Trung Quốc, vụ thịt ngựa đã gây sốc cả châu Âu trong khi tại Trung Quốc, thì không đáng được đăng báo : Suy cho cùng thì thịt ngựa không phải là thịt ngon hay sao ? ». Từ khi sinh con, bà mẹ trẻ người Bắc Kinh này tìm cách mua sữa nhập khẩu hơn là sữa nội địa. Đó là hậu quả từ vụ bê bối sữa bị nhiễm mélanine vào năm 2008, lây nhiễm cho 300 000 trẻ, gây tử vong cho 6 trẻ trong số đó. Từ đó, người dân Trung Quốc ngờ vực các loại sữa nội địa và sính chuộng hàng ngoại nhập. Thế nhưng, mới đây, vụ một hãng sữa New Zeland nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc. Một bộ trưởng New Zeland đang công du ngày hôm qua tại Trung Quốc đã tỏ ra hối tiếc về vụ bê bối này.
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định thiện chí muốn « trừng phạt nghiêm khắc » các vụ gian lận thực phẩm. Vào tháng 5 vừa rồi, ông đã phá vỡ một đường dây bán thịt ôi hư và đã bỏ tù hơn 900 người. Thế nhưng, anh Ngô Hằng cho rằng kiểm tra vẫn chưa đủ triệt để và các hình phạt chưa đủ tính răn đe. Anh ta vẫn cảm thấy « bi quan » mặc dù trang của anh đã thu hút tổng cộng 6 triệu người xem vào năm 2012. Đối với anh thì chỉ có một cách : « Tôi sẽ ăn nhiều thứ khác nhau và không bao giờ ăn cùng một loại hay cùng một nhãn hiệu. Đó là cách duy nhất để giảm thiểu rủi ro. »
Đối với anh Ngô Hằng thì đó là một cú sốc lớn. Anh nhận ra các vụ bê bối về an toàn thực phẩm nhiều đến mức không kể xiết khắp đất nước. Do đó, anh ta đã thành lập trang web để thống kê các vụ vi phạm an toàn thực phẩm được đăng trên báo chí. Ví dụ như thịt vịt tẩm nitrát, yaourt có chứa da giầy đã được tái chế, trứng giả làm bằng sáp nến…
Năm 2010, theo nghiên cứu của một trường đại học thì 1/10 các bữa ăn được chế biến với dầu thu gom từ cống rãnh lề đường cạnh các nhà hàng và sau đó đóng vô chai để sử dựng. Năm nay, lại thêm vụ thịt chuột được bán giả làm thịt cừu, gạo bị nhiễm chất cađimi, một kim loại nặng trong công nghiệp, lại góp phần vào danh sách các vụ bê bối an toàn thực phẩm vốn đã rất dài.
Một bà mẹ tại Trung Quốc giễu cợt : « Tại Trung Quốc, vụ thịt ngựa đã gây sốc cả châu Âu trong khi tại Trung Quốc, thì không đáng được đăng báo : Suy cho cùng thì thịt ngựa không phải là thịt ngon hay sao ? ». Từ khi sinh con, bà mẹ trẻ người Bắc Kinh này tìm cách mua sữa nhập khẩu hơn là sữa nội địa. Đó là hậu quả từ vụ bê bối sữa bị nhiễm mélanine vào năm 2008, lây nhiễm cho 300 000 trẻ, gây tử vong cho 6 trẻ trong số đó. Từ đó, người dân Trung Quốc ngờ vực các loại sữa nội địa và sính chuộng hàng ngoại nhập. Thế nhưng, mới đây, vụ một hãng sữa New Zeland nhiễm khuẩn có thể gây ngộ độc. Một bộ trưởng New Zeland đang công du ngày hôm qua tại Trung Quốc đã tỏ ra hối tiếc về vụ bê bối này.
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định thiện chí muốn « trừng phạt nghiêm khắc » các vụ gian lận thực phẩm. Vào tháng 5 vừa rồi, ông đã phá vỡ một đường dây bán thịt ôi hư và đã bỏ tù hơn 900 người. Thế nhưng, anh Ngô Hằng cho rằng kiểm tra vẫn chưa đủ triệt để và các hình phạt chưa đủ tính răn đe. Anh ta vẫn cảm thấy « bi quan » mặc dù trang của anh đã thu hút tổng cộng 6 triệu người xem vào năm 2012. Đối với anh thì chỉ có một cách : « Tôi sẽ ăn nhiều thứ khác nhau và không bao giờ ăn cùng một loại hay cùng một nhãn hiệu. Đó là cách duy nhất để giảm thiểu rủi ro. »