Ngày thứ Hai, trong cuộc thảo luận về cải cách Hiến pháp, do nhóm nghị sĩ thuộc đảng bảo thủ cầm quyền tổ chức, ông Taro Aso đặt câu hỏi : « Hiến pháp Weimar của Đức đã được thay đổi một cách âm thầm mà không ai nhận ra. Tại sao lại không học kinh nghiệm từ kỹ thuật này ? ». Hiến pháp Weimar, một hiến pháp dân chủ của nước Đức, ra đời năm 1919 và không còn hiệu lực vào năm 1933, sau khi Hitler lên nắm quyền. Về mặt chính thức, Hiến pháp này không bị hủy bỏ, cho đến khi chế độ phát xít bị kết liễu.
Các lời lẽ của Phó thủ tướng Nhật được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại Thủ tướng sẽ xem sửa đổi Hiến pháp theo hướng ít hòa bình hơn.
Hôm nay, ông Taro Aso tuyên bố, ông chỉ muốn sử dụng hiện tượng này để khuyến khích một cuộc thảo luận sâu sắc và bình tĩnh về Hiến pháp. Phó thủ tướng Nhật khẳng định : « Tôi đã nhấn mạnh đến việc chế độ phát xít thay đổi Hiến pháp Weimar để cho thấy đây là một ví dụ tiêu cực về các thay đổi không thông qua thảo luận thực sự hay không có sự đồng thuận của các công dân. »
Để trấn an dư luận, chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, tuyên bố : « Tôi nhấn mạnh là chính phủ của ông Abe không nhìn nhận tích cực về chế độ Đức quốc xã ».
Các lời lẽ của Phó thủ tướng Nhật được đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại Thủ tướng sẽ xem sửa đổi Hiến pháp theo hướng ít hòa bình hơn.
Hôm nay, ông Taro Aso tuyên bố, ông chỉ muốn sử dụng hiện tượng này để khuyến khích một cuộc thảo luận sâu sắc và bình tĩnh về Hiến pháp. Phó thủ tướng Nhật khẳng định : « Tôi đã nhấn mạnh đến việc chế độ phát xít thay đổi Hiến pháp Weimar để cho thấy đây là một ví dụ tiêu cực về các thay đổi không thông qua thảo luận thực sự hay không có sự đồng thuận của các công dân. »
Để trấn an dư luận, chánh văn phòng nội các Nhật, ông Yoshihide Suga, tuyên bố : « Tôi nhấn mạnh là chính phủ của ông Abe không nhìn nhận tích cực về chế độ Đức quốc xã ».