Người Mỹ gốc Việt tranh đấu cho nhân quyền tại quê hương của họ


Ký giả Anh Đỗ, Los Angeles Times


Trọng Sơn chuyển ngữ

Người tỵ nạn Việt Nam tại Hoa Kỳ và một đảng cách mạng áp lực thay đổi chính trị tại quốc gia cộng sản

27 tháng 7, năm 2013
Thật khó lòng mà Khoa Nguyễn có thể hiểu được cuộc tranh đấu bố làm cho đến khi cộng sản bắt giữ và giam cầm ông vô trong một phòng giam chỉ có kích thước 9x9 foot.

Khi còn là một câu bé nhỏ, Khoa chỉ nhớ bố nhắc đến những đấu tranh trên quê hương của ông, nơi quyền căn bản của người dân bị chính phủ tước đoạt.

Tham gia hoạt động với một nhóm cổ xúy dân chủ cuối cùng đã khiến ông quyết định rời mái ấm gia đình ở Garden Grove để về Việt Nam, với hy vọng trang bị cho những người trong nước kỹ thuật về đấu tranh bất bạo động để cổ võ canh tân. Nhưng thay vào đó, ông đã bị bắt giam và
buộc tội lật đổ chính quyền.

Khoa nói: "Tôi không hình dung được niềm thao thức lớn lao của bố cho đến khi được tin ông bị tù; khi đó tôi mới thấy tầm quan trọng và cấp bách".

Trong khuôn viên đại học UC Davis, là một sinh viên ở tuổi 20, Khoa đang theo đuổi về ngành hóa học và thường xuyên theo dõi tin tức về bố mình trong thời gian ông bị giam cầm 9 tháng, để cuối cùng được thả một cách rất là bất ngờ vào tháng Giêng khi nhà cầm quyền trao trả tự do để ông được trở về Mỹ, nơi ông được sự đón tiếp như một người anh hùng.

Bây giờ khi mà cấp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ năm 1995, thời điểm mà hai quốc gia thù địch chính thức thiết lập bang giao, thì chính Khoa Nguyễn cũng là một trong số người thúc đẩy cải thiện nhân quyền và quyền tự do ngôn luận cho đất nước mà rất nhiều người Mỹ gốc Việt chưa lần nào về thăm viếng từ ngày Sài Gòn sụp đổ.

Trước cuộc hội kiến giữa Chủ Tịch nhà nước Trương Tấn Sang cùng Tổng thống Obama được diễn ra trong ngày thứ Năm, các nhà tranh đấu Mỹ gốc Việt báo động rằng Việt Nam là một Miến Điện thứ hai về mặt đàn áp, cứ nhìn theo chiều hướng bắt bớ, giam cầm các nhà chống đối cùng chính sách kiểm duyệt điện tử khắc khe cản trở tầm phát triển xã hội dân sự.

Đảng Việt Tân còn được gọi là Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, là một tiếng nói mạnh mẽ nhất trong nỗ lực đem lại thay đổi chính trị tại Việt Nam. Được Liên Hiệp Quốc xem là tổ chức “ôn hòa”, nhưng Việt Tân lại bị xem là kẻ thù của nhà nước Việt Nam và bị cấm chỉ.

Trong những cộng đồng có đông người Mỹ gốc Việt có tầm vóc như Quận Cam, Việt Tân vừa là nguồn cảm hứng, và nguồn thông tin.

Cô Mary Trần, một sinh viên theo học đại học UCLA, nghiên cứu về Việt Tân để viết báo cáo cho một lớp học của cô, phát biểu: "Tôi thường theo dõi tin tức về Việt Tân cùng những tên tuổi phía sau nguồn tin." Cô cũng nói tiếp: "Hầu hết các báo chí Việt ngữ đều đăng tải các tin tức liên quan đến các vụ vi phạm về nhân quyền mà họ theo dõi cũng như các vụ bắt bớ và giam cầm các nhà chống đối. Những tin tức nầy với tôi nó rất là quan trọng, vì nó giúp tôi theo sát thời cuộc.

Hà Nguyễn ăn trưa ở tiệm phở Quang Trung trong khu Little Saigon đã la cà trong khu này để phân phối văn bản yêu cầu Tổng Thống Obama dùng ảnh hưởng để phóng thích các tù nhân chính trị và các tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam- như là một điều kiện trong việc nới rộng bang giao với Hoa Kỳ. Là người đã về hưu vùng Anaheim, ông cho biết là hỗ trợ các chiến dịch Việt Tân thực hiện.

Tôi rất thích việc họ hoạt động phía sau hậu trường để cố gắng và cổ võ thay đổi,” ông nói thêm là phải bắt nguồn từ phát triển xã hội và tái tạo các quyền dân sự của người dân. 

Việt Tân đã thúc đẩy việc phóng thích Nguyễn Quốc Quân, nguyên giáo sư Toán, và cũng là một thành viên lâu đời tin vào vận động giới trẻ cùng tham gia tranh đấu nhân quyền cho Việt Nam.

Theo bước chân cha mình, giờ đây Khoa Nguyễn cũng xin gia nhập đảng Việt Tân. Việt Tân được thành lập từ năm 1982 dưới tên Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, âm thầm tranh đấu trong gần hai thập niên. Thành viên mới cần được thành viên đương nhiệm giới thiệu để được qua một khóa huấn luyện, học hỏi về lịch sử, chiến lược chính trị, thông tin đa chiều, đặc biệt là cách thức xử dụng phương tiện video để phổ cập thông tin.

Các nhà lãnh đạo Việt Tân cố nỗ lực nhằm phá bỏ xiềng xích độc tài đảng trị, cổ xúy khôi phục quyền tự do báo chí, đẩy mạnh các phong trào tuổi trẻ, tạo hậu thuẫn quốc tế thuận lợi, theo lời ông Dũng Trần, phát ngôn viên Việt Tân vùng Nam California. “Chúng tôi chọn lựa các thành viên có nhiều nhiệt tâm cùng lòng nhiệt thành và hiểu biết về ý nghĩa làm thế nào để mang lại tự do cho đất nước chúng tôi.”
Tôi rất hãnh diện khi nhận thấy nhiều người biết đến việc làm của Việt Tân cũng như việc làm của ba tôi,” Khoa Nguyễn phát biểu, khi cậu tham dự khóa huấn luyện ở Gia Nã Đại.

“Sự việc bố tôi bị giam cầm vô lý là lần đầu tiên tôi cảm nhận được hiện thực. Chúng tôi đang làm những việc mà có kẻ không thích, và nếu cần thiết, chúng tôi có thể vô tù cả nhà. Bố tôi luôn nói với tôi về việc tranh đấu để trao lại quyền lực cho người dân – trang bị sức mạnh cho chính họ.”

Bây giờ trở về Quận Cam, Nguyễn Quốc Quân nói là ông không coi việc ở tù là một hành động “anh hùng.” Ông cho biết, “chúng tôi đi làm công tác âm thầm”. Những anh hùng thực sự là những tù nhân chính trị can đảm còn trong các trại tù ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Quốc Quân nói là năm rồi khi ông trở lại thành phố mà nhiều người tỵ nạn cộng sản vẫn gọi là Sài Gòn (bị đổi tên Tp. HCM sau cuộc chiến), nơi đây ông huấn luyện “cách thức tranh đấu bất bạo động.”

Nhưng theo lãnh sự sứ quán Việt Nam tại San Francisco thì ông bay về Việt Nam vào tháng Tư năm 2002 bằng tên 'Richard Nguyễn'. “Ông ta xác nhận với giới thẩm quyền Việt Nam là ông có kế hoạch để tạo bất ổn xã hội tại Việt Nam qua guồng máy các đảng viên Việt Tân tại Việt Nam.”
Để trả lời lời buộc tội nêu trên, ông Nguyễn Quốc Quân phản bác: “Trên thực tế họ chẳng có bằng chứng gì cả.”

Một ngày không xa, ông sẽ trở về Việt Nam để tiếp tục sứ mạng cần phải được thực hiện. Ông nói: “Sẽ có lúc tôi sẽ cần phải trở lại vì chúng ta trân quý cuộc sống và mang lại điều tốt lành cho con người”.
“Tôi chỉ thực hiện công tác xã hội thôi.”



 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors