Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence Changy tường trình :
« Trong cuộc phỏng vấn thu hình, được công bố tối Chủ nhật 09/06/2013 trên trang web nhật báo Anh The Guardian, Edward Snowden cho biết đang ở một trong các khách sạn lớn nhất tại Hồng Kông. Anh còn vén tấm màn che cửa sổ để chỉ rõ « Văn phòng cơ quan CIA, tôi muốn nói là Lãnh sự quán Mỹ ở ngay đầu đường đó ».
Nói như thế, chẳng khác gì khai rõ địa chỉ và số buồng khách sạn của mình ! Nếu Edward Snowden thực sự ở Hồng Kông, báo chí địa phương sẽ nhanh chóng xác định được nơi anh cư ngụ.
Do đó, câu hỏi là tại sao lại chọn Hồng Kông làm nơi tạm trú ? Trong cuộc phỏng vấn, khi được phóng viên hỏi là phải chăng có ý định xin tị nạn chính trị ở Trung Quốc khi chọn Hồng Kông, chuyên gia tin học trẻ này trả lời : « Trước tiên hết, Trung Quốc không phải là một kẻ thù của Hoa Kỳ. ».
Ngoài ra Snowden còn nói thêm là Hồng Kông có một truyền thống tự do ngôn luận từ lâu đời. Theo anh, mạng lưới Internet ở đây không bị kiểm duyệt, ít ra là không hơn bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác. Ed Snowden đặc biệt nhấn mạnh rằng chính quyền Hồng Kông độc lập trong quan hệ với các chính phủ lớn ở phương Tây.
Tuy nhiên, nhân vật này đã quên rằng chính quyền Hồng Kông lại hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh. Và nếu quả thực là anh ta đang ở Hồng Kông, sự hiện diện của anh có thể khiến chính quyền sở tại rất lúng túng. Hiện chưa có tuyên bố chính thức nào xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của Edward Snowden tại Hồng Kông, đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Xin nhắc lại là một thị thực du lịch vào Hồng Kông cho phép lưu trú ba tháng tại nơi này. »
The Guardian chính là một trong hai tờ báo đầu tiên đã tiết lộ thông tin về chương trình PRISM, nhưng đã giữ kín nhân dạng của người cung cấp tin mật cho mình. Tuy nhiên, được Edward Snowden cho phép, nhật báo Anh đã công bố đoạn video phỏng vấn, trong đó nhân vật này xác định là « mục tiêu duy nhất » của anh là muốn « thông tin cho mọi người biết về những gì đang được làm nhân danh họ và chống lại họ ».
Edward Snowden cho biết là anh không muốn tiếp tục « cho phép chính quyền Mỹ phá hủy đời tư, quyền tự do internet và các quyền căn bản của con người bằng hệ thống giám sát khổng lồ hiện đang được bí mật xây dựng ».
Theo The Guardian, Snowden đã đến ẩn náu tại Hồng Kông vào ngày 20/05/2013, sau khi sao chép lại các tài liệu cuối cùng mà anh muốn tiết lộ. Số tài liệu này nằm tại cơ sở của cơ quan NSA tại Hawaii.
Trao đổi bằng thư tín với nhật báo Mỹ The Washington Post, nhật báo thứ hai tiết lộ vụ việc, Snowden tỏ ra rất bi quan về số phận của anh.
Trên điểm này, Giám đốc cơ quan NSA James Clapper đã kêu gọi mở cuộc điều tra hình sự về vụ rò rỉ thông tin, cho rằng vụ này đã gây "tổn thất khổng lồ" cho ngành tình báo của Mỹ.
Để biện minh cho chương trình PRISM, ông Clapper đã cho rằng hai âm mưu khủng bố trong thời gian qua đã bị phá vỡ nhờ các vụ đọc trộm, nghe trộm này : mưu toan đặt bom tại đường xe điện ngầm ở New York vào năm 2009, và vụ việc liên quan đến David Healey, một tác nhân chính trong các vụ khủng bố tại Mumbai (Ấn Độ) vào năm 2008.
« Trong cuộc phỏng vấn thu hình, được công bố tối Chủ nhật 09/06/2013 trên trang web nhật báo Anh The Guardian, Edward Snowden cho biết đang ở một trong các khách sạn lớn nhất tại Hồng Kông. Anh còn vén tấm màn che cửa sổ để chỉ rõ « Văn phòng cơ quan CIA, tôi muốn nói là Lãnh sự quán Mỹ ở ngay đầu đường đó ».
Nói như thế, chẳng khác gì khai rõ địa chỉ và số buồng khách sạn của mình ! Nếu Edward Snowden thực sự ở Hồng Kông, báo chí địa phương sẽ nhanh chóng xác định được nơi anh cư ngụ.
Do đó, câu hỏi là tại sao lại chọn Hồng Kông làm nơi tạm trú ? Trong cuộc phỏng vấn, khi được phóng viên hỏi là phải chăng có ý định xin tị nạn chính trị ở Trung Quốc khi chọn Hồng Kông, chuyên gia tin học trẻ này trả lời : « Trước tiên hết, Trung Quốc không phải là một kẻ thù của Hoa Kỳ. ».
Ngoài ra Snowden còn nói thêm là Hồng Kông có một truyền thống tự do ngôn luận từ lâu đời. Theo anh, mạng lưới Internet ở đây không bị kiểm duyệt, ít ra là không hơn bất kỳ quốc gia phương Tây nào khác. Ed Snowden đặc biệt nhấn mạnh rằng chính quyền Hồng Kông độc lập trong quan hệ với các chính phủ lớn ở phương Tây.
Tuy nhiên, nhân vật này đã quên rằng chính quyền Hồng Kông lại hoàn toàn phụ thuộc vào Bắc Kinh. Và nếu quả thực là anh ta đang ở Hồng Kông, sự hiện diện của anh có thể khiến chính quyền sở tại rất lúng túng. Hiện chưa có tuyên bố chính thức nào xác nhận hay phủ nhận sự hiện diện của Edward Snowden tại Hồng Kông, đặc khu hành chính của Trung Quốc.
Xin nhắc lại là một thị thực du lịch vào Hồng Kông cho phép lưu trú ba tháng tại nơi này. »
The Guardian chính là một trong hai tờ báo đầu tiên đã tiết lộ thông tin về chương trình PRISM, nhưng đã giữ kín nhân dạng của người cung cấp tin mật cho mình. Tuy nhiên, được Edward Snowden cho phép, nhật báo Anh đã công bố đoạn video phỏng vấn, trong đó nhân vật này xác định là « mục tiêu duy nhất » của anh là muốn « thông tin cho mọi người biết về những gì đang được làm nhân danh họ và chống lại họ ».
Edward Snowden cho biết là anh không muốn tiếp tục « cho phép chính quyền Mỹ phá hủy đời tư, quyền tự do internet và các quyền căn bản của con người bằng hệ thống giám sát khổng lồ hiện đang được bí mật xây dựng ».
Theo The Guardian, Snowden đã đến ẩn náu tại Hồng Kông vào ngày 20/05/2013, sau khi sao chép lại các tài liệu cuối cùng mà anh muốn tiết lộ. Số tài liệu này nằm tại cơ sở của cơ quan NSA tại Hawaii.
Trao đổi bằng thư tín với nhật báo Mỹ The Washington Post, nhật báo thứ hai tiết lộ vụ việc, Snowden tỏ ra rất bi quan về số phận của anh.
Trên điểm này, Giám đốc cơ quan NSA James Clapper đã kêu gọi mở cuộc điều tra hình sự về vụ rò rỉ thông tin, cho rằng vụ này đã gây "tổn thất khổng lồ" cho ngành tình báo của Mỹ.
Để biện minh cho chương trình PRISM, ông Clapper đã cho rằng hai âm mưu khủng bố trong thời gian qua đã bị phá vỡ nhờ các vụ đọc trộm, nghe trộm này : mưu toan đặt bom tại đường xe điện ngầm ở New York vào năm 2009, và vụ việc liên quan đến David Healey, một tác nhân chính trong các vụ khủng bố tại Mumbai (Ấn Độ) vào năm 2008.