Tập trận Mỹ-Hàn mang tên « Key Resolve » (Giải pháp then chốt) và « Foal Eagle » (Đại bàng con) sẽ kéo dài đến ngày 18/04. Khoảng 12.700 binh sĩ Mỹ - tức gần một nửa số quân nhân Hoa Kỳ đồn trú tại Hàn Quốc - sẽ tham gia.
Tập trận Mỹ-Hàn vào dịp đầu năm trùng với những cuộc đoàn viên của các gia đình Triều Tiên ly tán trong chiến tranh (1950-1953), được tổ chức kể từ năm 2010. Những cuộc hội ngộ hiếm hoi mang tính biểu tượng rất cao này mỗi lần xẩy ra lại làm sống lại hy vọng vào xu thế xích lại gần nhau giữa hai miền Triều Tiên.
Để đổi lại việc cho phép các cuộc đoàn viên nói trên, Bình Nhưỡng đòi hoãn lại cuộc tập trận Mỹ-Hàn, nhưng Seoul và Washington kiên quyết phản đối. Năm 2013, tập trận thường niên Mỹ-Hàn khiến căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên dâng cao. Bình Nhưỡng đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu, sau khi quân đội Mỹ đưa các oanh tạc cơ có khả năng mang bom hạt nhân vào cuộc.
Ngày thứ Bảy, 22/02, Rodong Sinmun, nhật báo chính thức của chế độ Bắc Triều Tiên, lên án nỗ lực đen tối của cuộc tập trận hủy hoại tinh thần (hòa giải) nảy sinh từ thỏa thuận hội ngộ các gia đình ly tán. Tuy nhiên, lần này, Bắc Triều Tiên không có động thái cứng rắn hơn.
« Chiến lược của Bắc Hàn rõ ràng là nhằm đạt được các lợi ích về kinh tế khi cho phép các gia đình đoàn tụ », là nhận định của ông Ahn Chan-Il, giám đốc của Viện World Institute for North Korea Studies ở Seoul. Theo các chuyên gia, Bắc Triều Tiên không còn gì để mất, cách hành xử của Bình Nhưỡng hiện nay là mặc cả để kiếm lợi hơn là tìm kiếm sự hòa giải. Thiếu ngoại tệ, Bình Nhưỡng hy vọng người Hàn Quốc sẽ trở lại khu trượt tuyết ở núi Kim Cương (Kumgang), nơi diễn ra các cuộc hội ngộ của những gia đình ly tán. Hoạt động du lịch tại khu vực này bị Hàn Quốc đình chỉ từ năm 2008, sau khi một nữ du khách bị an ninh Bắc Triều Tiên bắn chết.
Thêm một dấu hiệu khác cho thấy không khí có phần lắng dịu là hôm nay, Hàn Quốc thông báo sẽ gửi ra miền Bắc thuốc men và thiết bị y tế để chống lại nạn dịch lở mồm long móng. Cách nay vài hôm, Bắc Triều Tiên thông tin có ổ dịch tại một trại nuôi lợn ở Bình Nhưỡng. Hiện tại, theo AFP, Seoul chưa nhận được trả lời từ Bình Nhưỡng về vấn đề này. Mới đây, Hàn Quốc cũng gửi dược phẩm chống lao phổi và sữa bột cho miền Bắc, nơi nạn đói xẩy ra thường xuyên.
Tập trận Mỹ-Hàn vào dịp đầu năm trùng với những cuộc đoàn viên của các gia đình Triều Tiên ly tán trong chiến tranh (1950-1953), được tổ chức kể từ năm 2010. Những cuộc hội ngộ hiếm hoi mang tính biểu tượng rất cao này mỗi lần xẩy ra lại làm sống lại hy vọng vào xu thế xích lại gần nhau giữa hai miền Triều Tiên.
Để đổi lại việc cho phép các cuộc đoàn viên nói trên, Bình Nhưỡng đòi hoãn lại cuộc tập trận Mỹ-Hàn, nhưng Seoul và Washington kiên quyết phản đối. Năm 2013, tập trận thường niên Mỹ-Hàn khiến căng thẳng quân sự trên bán đảo Triều Tiên dâng cao. Bình Nhưỡng đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu, sau khi quân đội Mỹ đưa các oanh tạc cơ có khả năng mang bom hạt nhân vào cuộc.
Ngày thứ Bảy, 22/02, Rodong Sinmun, nhật báo chính thức của chế độ Bắc Triều Tiên, lên án nỗ lực đen tối của cuộc tập trận hủy hoại tinh thần (hòa giải) nảy sinh từ thỏa thuận hội ngộ các gia đình ly tán. Tuy nhiên, lần này, Bắc Triều Tiên không có động thái cứng rắn hơn.
« Chiến lược của Bắc Hàn rõ ràng là nhằm đạt được các lợi ích về kinh tế khi cho phép các gia đình đoàn tụ », là nhận định của ông Ahn Chan-Il, giám đốc của Viện World Institute for North Korea Studies ở Seoul. Theo các chuyên gia, Bắc Triều Tiên không còn gì để mất, cách hành xử của Bình Nhưỡng hiện nay là mặc cả để kiếm lợi hơn là tìm kiếm sự hòa giải. Thiếu ngoại tệ, Bình Nhưỡng hy vọng người Hàn Quốc sẽ trở lại khu trượt tuyết ở núi Kim Cương (Kumgang), nơi diễn ra các cuộc hội ngộ của những gia đình ly tán. Hoạt động du lịch tại khu vực này bị Hàn Quốc đình chỉ từ năm 2008, sau khi một nữ du khách bị an ninh Bắc Triều Tiên bắn chết.
Thêm một dấu hiệu khác cho thấy không khí có phần lắng dịu là hôm nay, Hàn Quốc thông báo sẽ gửi ra miền Bắc thuốc men và thiết bị y tế để chống lại nạn dịch lở mồm long móng. Cách nay vài hôm, Bắc Triều Tiên thông tin có ổ dịch tại một trại nuôi lợn ở Bình Nhưỡng. Hiện tại, theo AFP, Seoul chưa nhận được trả lời từ Bình Nhưỡng về vấn đề này. Mới đây, Hàn Quốc cũng gửi dược phẩm chống lao phổi và sữa bột cho miền Bắc, nơi nạn đói xẩy ra thường xuyên.