Hung khùng Trung Cộng lại dở trò lập “vùng cấm tàu đánh cá nước ngoài”
Trung Quốc vừa ban hành các quy định mới về đánh cá đã được chính quyền tỉnh Hải Nam thông qua vào tháng 11 năm ngoái và có hiệu lực vào ngày 01/01/2014 với những qui định rất “côn đồ” như: tàu đánh cá nước ngoài phải được Bắc Kinh cho phép mới được vào hoạt động tại vùng Biển Đông là vùng đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với Đài Loan và 4 nước Đông Nam Á: Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Hung khùng cũng đã công khai hóa tấm bản đồ hình lưỡi bò, xác định hầu hết Biển Đông là thuộc chủ quyền lịch sử của họ, và giao cho thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam quyền quản lý vùng biển đảo rộng lớn đó.Ngay sau khi có thông tin về quy định của tỉnh Hải Nam “cấm” tàu đánh cá ngoại quốc vào Biển Đông, các nước liên quan đều đã lên tiếng bác bỏ, và yêu cầu Trung Quốc rút lại các quy định “sai trái” đó.
Dù không phải là bên tranh chấp, hôm 09/01, Mỹ đã lên án và cho là đây là “một hành động khiêu khích và nguy hiểm”.
Ngày 12/1, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera Itsunori cũng đã lên tiếng phản đối các quy định mới này và nói: “Đơn phương đưa ra những quy định giống như đó là lãnh hải của mình, rồi áp đặt các hạn chế đối với các tàu đánh cá, không phải là điều được quốc tế chấp nhận “. Lẽ dĩ nhiên, đâu chịu ngồi yên nghe mắng, ngày 13/01/2014, Bắc Kinh đã phản ứng dữ dội và chỉ trích Nhật Bản rằng: Tokyo chẳng có liên quan trực tiếp gì đến vấn đề này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Tôi khuyên các giới chức Nhật Bản, trước khi phát biểu như vậy, nên nghiên cứu sơ qua để hiểu đúng những quy định và luật lệ của Trung Quốc”.Quy định mới của hung khùng Trung Quốc ra đời không lâu sau khi nước này đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hôm 23/11/2013. Vùng này bao trùm quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hành động này của Bắc Kinh đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Washington, Tokyo và Seoul.
Liên quan đến liên hệ Nhật-Trung, ngày 13/01 Lực lượng Tự Vệ Đội Nhật Bản đã mở cuộc thao dượt quân sự hàng năm với kịch bản là chiếm lại một đảo từ tay kẻ địch.
Đến
thị sát cuộc tập trận, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật
Onodera Itsunori tuyên bố nhiệm vụ của Lực lượng phòng
vệ là bảo vệ vùng lãnh hải chung quanh các đảo đang
tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Ông nói: “Ngoài
các nỗ lực ngoại giao, chúng ta sẽ sử dụng tối đá
các lực lượng tuần duyên để bảo vệ lãnh thổ và
vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku”.
Đây là thái độ rất kiên quyết sau khi lần đầu tiên kể từ đầu năm, ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài ra, với quyết tâm giành ưu thế trên không nếu xảy ra đụng độ. Nhật Bản có kế hoạch sẽ mua thêm 42 chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ để tăng cường bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hiện nay, ngoài 60 chiếc máy bay chiến đấu F-4, không quân phòng vệ Nhật Bản còn đang vận hành 200 chiếc máy bay chiến đấu F-15J và 90 chiếc máy bay chiến đấu F-2.
Đây là thái độ rất kiên quyết sau khi lần đầu tiên kể từ đầu năm, ba chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngoài ra, với quyết tâm giành ưu thế trên không nếu xảy ra đụng độ. Nhật Bản có kế hoạch sẽ mua thêm 42 chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ để tăng cường bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hiện nay, ngoài 60 chiếc máy bay chiến đấu F-4, không quân phòng vệ Nhật Bản còn đang vận hành 200 chiếc máy bay chiến đấu F-15J và 90 chiếc máy bay chiến đấu F-2.
“Người đàn ông may mắn trong năm 2014”
Hàng
năm vào lúc 6 giờ sáng ngày 10 tháng 1 là nhiều đài TV
Nhật trực tiếp truyền hình cuộc chạy đua nước rút
230 mét ở đền Nishi no Miya thuộc tỉnh Hyogo cho cả nước
xem và hình ảnh này được chiếu đi, chiếu lại vào
những giờ tin tức trong ngày hôm đó.
Giải thưởng của cuộc chạy đua này chỉ có tính cách tượng trưng cho vui, nhưng người về nhất rất hãnh diện vì được tặng danh hiệu “Người Đàn Ông May Mắn trong năm”. Tên của giải là như thế mà vẫn có nữ giới tham dự, giả sử nếu có năm nào đó mà người về nhất là phụ nữ thì thật tình ban tổ chức sẽ vô cùng bối rối vì không biết tính sao, tuy nhiên từ khi có giải này (1946) cho đến nay chưa có người phụ nữ nào về nhất cả.
Giải thưởng của cuộc chạy đua này chỉ có tính cách tượng trưng cho vui, nhưng người về nhất rất hãnh diện vì được tặng danh hiệu “Người Đàn Ông May Mắn trong năm”. Tên của giải là như thế mà vẫn có nữ giới tham dự, giả sử nếu có năm nào đó mà người về nhất là phụ nữ thì thật tình ban tổ chức sẽ vô cùng bối rối vì không biết tính sao, tuy nhiên từ khi có giải này (1946) cho đến nay chưa có người phụ nữ nào về nhất cả.
Được
biết cả nước Nhật tổng cộng có 3.500 đền thờ Ebisu
(tên một ông Thần Tài của Nhật) mà đền Nishi no Miya
là đền thờ chính. Theo phong tục từ thời xa xưa của
Nhật thì hàng năm vào đêm mùng 9 tháng giêng là đêm mà
các bậc Thánh chức sẽ đón Thần tài Ebisu, gọi là lễ
Igomori. người thường không được ra đường để thần
Ebisu đi dạo khắp vùng. Lễ này đến 6 giờ sáng ngày
mồng 10 là chấm dứt và các đền thờ thần Ebisu mở
cổng cho người dân vào lễ bái, ai đến trước tiên là
được hưởng phúc nhiều nhất.
Người
về nhất cuộc chạy đua nước rút 230 mét này được
trao một bằng chứng nhận là một tấm bảng gỗ lớn
khắc hình Thần tài Ebisu, một bao gạo 60 kg, một thùng
rượu sake 72 lít, một năm bia Yebisu (chắc là 365 lon bia).
Người
về thứ nhì cũng được cấp bằng chứng nhận, là một
bảng gỗ nhỏ khắc hình Thần tài Ebisu, một bao gạo 69
kg, nửa năm bia Yebisu.
Người
về hạng ba cũng được cấp bằng chứng nhận, là một
tấm lắc vàng khắc hình Thần tài Ebisu và vợ là Thần
Daikokuten, một con cá Điêu nướng (Yakidai), 3 tháng bia
Yebisu.
Muốn
đoạt một trong ba giải, đương nhiên phải có thể lực
tốt, nhưng chưa đủ, cần phải có thêm may mắn là phải
dành cho được vị trí tốt đứng ở hàng thứ nhất hay
ít ra là hàng thứ ba chứ cả 5 hay 6 ngàn người chạy mà
đứng tuốt hàng chót thì cho dù là vô địch thế giới
cự ly ngắn cũng chào thua.
Cảnh chạy đua năm 2014 ở đền Nishi no Miya |
Chính
vì việc việc cố làm sao dành cho được vị trí tốt đã
xảy ra chuyện ẩu đả vào năm 1965 làm nhiều người bị
thương vì vậy năm đó cuộc đua bị bãi bỏ, đến năm
1968 mới cho đua lại.
Năm 2004, thì có “sự cố”: có một nhóm lính cứu hỏa Osaka tham gia cuộc đua, nhưng muốn cho người trong nhóm mình đạt giải đã cố tình gây chướng ngại cho các người chạy khác, chuyện này đổ bể bị các đài truyền hình đem ra chỉ trích với những hình ảnh quay được làm chứng cớ khó mà chối cãi được nên vào ngày hôm sau “người may mắn nhất trong năm” thuộc nhóm lính cứu hỏa về hạng nhất phải đem trả lại giải thưởng.
Năm 2005, đền Nishi no Miya quyết định những ai muốn đứng vị trí tốt phải bốc thăm vào lúc 0 giờ sáng ngày 10 tháng 1, và chụp hình tất cả những người bốc thăm trúng vị trí tốt để đối chiếu trước khi sắp hàng chạy đua vào lúc 6 giờ sáng để tránh trường hợp đổi chỗ cho nhau.
Cuộc chạy đua nước rút 230 mét năm nay có khoảng 5000 người tham dự, nhưng chỉ có vài chục người là quyết tâm đoạt giải chứ hầu hết tham gìa để hy vọng “lấy hên” đầu năm mà thôi.
Năm 2004, thì có “sự cố”: có một nhóm lính cứu hỏa Osaka tham gia cuộc đua, nhưng muốn cho người trong nhóm mình đạt giải đã cố tình gây chướng ngại cho các người chạy khác, chuyện này đổ bể bị các đài truyền hình đem ra chỉ trích với những hình ảnh quay được làm chứng cớ khó mà chối cãi được nên vào ngày hôm sau “người may mắn nhất trong năm” thuộc nhóm lính cứu hỏa về hạng nhất phải đem trả lại giải thưởng.
Năm 2005, đền Nishi no Miya quyết định những ai muốn đứng vị trí tốt phải bốc thăm vào lúc 0 giờ sáng ngày 10 tháng 1, và chụp hình tất cả những người bốc thăm trúng vị trí tốt để đối chiếu trước khi sắp hàng chạy đua vào lúc 6 giờ sáng để tránh trường hợp đổi chỗ cho nhau.
Cuộc chạy đua nước rút 230 mét năm nay có khoảng 5000 người tham dự, nhưng chỉ có vài chục người là quyết tâm đoạt giải chứ hầu hết tham gìa để hy vọng “lấy hên” đầu năm mà thôi.
Quý
đồng hương nào ở gần đền Nishi no Miya thuộc tỉnh
Hyogo nếu có điều kiện hoặc muốn tìm may mắn cũng nên
tham gia “chạy thử” một lần cho biết.
Cá Maguro Đầu Năm 2014 Mất Giá Nặng
Hàng
năm vào ngày 5 tháng 1, chợ cá Tsukuji lớn nhất Nhật Bản
và cũng là lớn nhất thế giới ở Tokyo bắt đầu mở
cửa bán đấu giá mọi sơn hào hải vị từ khắp nơi
chở về. Đối với người Nhật ngày mồng 4 có âm đọc
là Shi, trùng âm với chữ Tử (Chết) nên phải chọn ngày
mùng 5.
Báo
chí và các đài truyền hình Nhật cũng như nước ngoài
đều nhất loạt chú ý đến giá cả của con cá Maguro
bán đấu giá đầu năm.
Năm 2013, con cá Maguro nặng 222 kg đánh được ở ngoài khơi Oma thuộc tỉnh Aomori lọt vào tay hệ thống các tiệm Sushi Zanmai với giá quá đắt lên đến 155,4 triệu yen (tương đương 1.978.106 mỹ kim so với hối suất vào lúc đó).
Năm 2013, con cá Maguro nặng 222 kg đánh được ở ngoài khơi Oma thuộc tỉnh Aomori lọt vào tay hệ thống các tiệm Sushi Zanmai với giá quá đắt lên đến 155,4 triệu yen (tương đương 1.978.106 mỹ kim so với hối suất vào lúc đó).
Năm
nay, những người muốn mua đấu giá con cá Maguro đầu
năm khi thấy bóng dáng ông Kimura (chủ hệ thống Sushi
Zanmai) xuất hiện ở chợ cá Tsukuji vào sáng sớm ngày
mùng 5 thì ai nấy đều …. muốn bỏ ý định mua vì nghĩ
là không ai sẽ địch lại với cái ông vung tiền không
tiếc tay này.
Năm
nay, con cá Maguro lớn nhất đem bán đấu giá cân nặng
230 kg khi được ông Kimura trả giá đến 7 triệu 360 ngàn
yen thì chẳng có người nào dám trả giá cao hơn nữa vì
không biết lên bao nhiêu mới thắng được ông Kimura và
cuối cùng giá cao nhất dừng tại đó
Con cá Maguro lớn nhất trong phiên chợ đầu năm 2014 ở Tsukuji |
Sau
khi mua được con cá Maguro ngon nhất trong phiên bán đấu
giá đầu năm rẻ hơn 20 lần so với năm trước, các ký
giả đã hỏi cảm tưởng ông Kimura và được trả lời
rằng: chuyện
giá cả tăng hay giảm đều do người mua quyết định,
năm ngoái tôi trả giá cao vì muốn kích động nền kinh
tế Nhật vươn lên, kết quả đã đạt được phần nào
theo sự mong muốn, năm nay tôi muốn chấm dứt chuyện trả
giá cao quá đáng, trả hơn giá bình thường một chút là
đủ, may mà không có ai trả cao hơn và tôi mua được với
cái giá đó. Tuy nhiên thành thật mà nói là tôi quyết
mua cho bằng được con cá đầu năm nay, và sẵn sàng trả
cao hơn nữa.
Nói
ông Kimura là người vung tiền quá tay thì không đúng vì
người làm ăn thành công như ông Kimura tính toán kỹ lắm,
năm ngoái mua con cá Maguro đắt nhất đem về bán với giá
bình thường đương nhiên là bị lỗ nặng, nhưng lại
được hết đài truyền hình này đến đài TV khác đến
tiệm quay phim, phỏng vấn, mời cả hai ông bà chủ Kimura
lên chương trình.
Nội cái vụ quảng cáo không công này cũng đã hơn số tiền bỏ ra mua cá.
Nội cái vụ quảng cáo không công này cũng đã hơn số tiền bỏ ra mua cá.
Người Dân Tokyo Chuẩn Bị Đi Bầu Đô Trưởng
Do
không trả lời thỏa đáng lý do mượn 50 triệu yen từ
ông Tokuda (người sáng lập hệ thống bịnh viện
Tokushukai) mà không có tiền lời và thời gian hoàn trả
vô hạn định nên ông Inose, Đô trưởng Tokyo, cứ bị
báo đài cũng như Nghị viên Đô thành truy hoài, truy riết,
truy đến tận cùng, chịu không thấu nên vào sáng ngày
19/12/2013 ông Đô trưởng Inose đã phải tuyên bố từ
chức. Chiếu theo luật bầu cử thì kể từ khi một vị
Đô trưởng nào đó từ chức thì nội trong vòng 50 ngày
phải tổ chức bầu cử, như vậy trể nhất là vào ngày
23/01/2014 phải niêm yết danh sách ứng cử viên, đến
ngày 9 tháng 2 là ngày bầu cử.
Bình
thường khi một Đô trưởng mãn nhiệm kỳ thì Ủy ban
bầu cử sẽ có được hơn 3 tháng để chuẩn bị bầu
cử, nay chỉ còn 50 ngày nên phải chạy nước rút. Vì
không có thời gian nên chuyện tổ chức đấu thầu in
các bích chương quảng bá bầu cử, dựng những bản dán
hình ứng cử viên tại nhiều nơi quy định khắp Tokyo đã
bị đình chỉ, và cứ bổn cũ soạn lại, nghĩa là cho
các hãng trúng thầu vào kỳ trước (cuối năm 2012) làm.
Không
có thì giờ mời ca sĩ hay tài tử nổi tiếng chụp hình
kêu gọi người dân đi bầu cho đông, thay vào đó là
hình vẽ người dân nam nữ, già trẻ đi bầu
Trong
ba năm liên tiếp Tokyo đã phải tổ chức bầu cử Đô
trưởng đến 3 lần. Lần thứ nhất vào tháng 4 năm 2011,
người đắc cử là ông Ishihara, sau đó ông Ishihara từ
chức để ra tranh cử dân biểu Quốc hội nên tháng 12
năm 2012 phải tổ chức bầu cử và ông Inose đắc cử,
làm Đô trưởng vừa đúng 1 năm thì phải từ chức nên
tháng 2 năm 2014 phải bầu cử lại, vị chi trong 3 năm
liên tiếp người dân Tokyo đi bầu Đô trưởng đến 3
lần.
Ông Utsunomiya |
Người tuyên bố ra tranh cử Đô trưởng sớm nhất là luật sư UtsunoMiya Kenji (67 tuổi, cựu Chủ tịch Hiệp hội Luật sư Nhật Bản), ứng viên này được đảng Cộng sản và Xã hội Dân chủ tiến cử. Những người ủng hộ luật sư này rất hy vọng vì kỳ bầu cử lần trước mặc dù thua quá xa nhưng ông Utsu no Miya đứng thứ hai.
Ông Tamogami |
Tiếp
theo là ông Tamogami Toshio (65 tuổi, cựu Tư lệnh Không
quân) ứng viên này được cựu Đô trưởng Ishihara ủng
hộ. Trong cuộc họp báo ngày 7 tháng 1 vừa rồi có ông
Ishihara ngồi bên cạnh, các ký giả đã hỏi rằng nếu
ông đắc cử Đô trưởng thì ông có truy tố cựu Đô
trưởng Inose về vụ mượn 50 triệu yen không? Ông
Tamogami hơi ấm ớ rồi trả lời rằng tôi
sẽ nghiên cứu chuyện này sau. Thật
ra các ký giả hỏi câu đó là nhắm vào cựu Đô trưởng
Ishihara, người ủng hộ ông Inose vào kỳ tranh cử trước.
Ông Masuzoe |
Ông Masuzoe, cựu Bộ trưởng Y tế & Lao động sau khi được đảng cầm quyền Tự do Dân chủ ủng hộ mới tuyên bố ra tranh cử. Ông Masuzoe đã bị đảng này khai trừ, nhưng bây giờ phải ủng hộ vì nếu không thì sợ rằng chiếc ghế Đô trưởng sẽ lọt vào tay cựu Thủ tướng Hosokawa, ông này quyết định ra tranh cử đô trưởng vì lời hứa ủng hộ tích cực của cựu thủ tướng Koizumi. Vì cả hai ông đều có chung chủ trương: “điện hạch nhân là 0”. Cũng nên nhắc lại là ông Hosokawa đã rời bỏ chính trường từ 20 năm trước sau khi bị tố dính líu đến chuyện tiền bạc với công ty vận chuyện Sagawa Kyubin.
Ông Hosokawa |
Phiếu
ở Tokyo là phiếu lưu động, không tập trung ủng hộ vào
một đảng phái nào hết, cho nên những ứng viên sáng
giá đều ra ứng cử với tư cách cá nhân để hốt phiếu
của nhiều thành phần cử tri chứ nếu là người của
một đảng nào đề cử thì chỉ được một số phiếu
giới hạn nào đó mà thôi. Không biết chiếc ghế Đô
trưởng lần này sẽ vào tay ai, nhưng dư luận và truyền
thông Nhật dự đoán là cựu Thủ tướng Hosokawa.
Việc phải giải quyết đầu tiên của người trúng cử là làm thế nào có một chương trình rõ ràng cho việc tổ chức Olympic 2020 và Tokyo sẽ ứng phó ra sao nếu có một cuộc động đất lớn hơn cuộc động đất Tohoku (2011) xảy ra.
Việc phải giải quyết đầu tiên của người trúng cử là làm thế nào có một chương trình rõ ràng cho việc tổ chức Olympic 2020 và Tokyo sẽ ứng phó ra sao nếu có một cuộc động đất lớn hơn cuộc động đất Tohoku (2011) xảy ra.
Một Số Thực Phẩm Đông Lạnh Của Nhật Bị Thâu Hồi Vì Có Nông Dược
Tính
đến ngày 07/01/2014, trên khắp cả nước Nhật có đến
750 người gọi điện thoại đến các sở An toàn thực
phẩm cho biết khi ăn các loại thực phẩm đông lạnh như
Pizza, Gratin, Croquette (tiếng Nhật dọc là Kô-rốc-kê) cảm
thấy có mùi hôi, nhiều người bị nôn mửa, tiêu chảy….
Các cơ quan chức năng đã bắt tay vào việc điều tra và
biết được trong những loại thực phẩm đông lạnh có
vấn đề như vừa kể trên có hàm chứa chất Malathion
(một loại nông dược diệt sâu bọ), cũng may là hàm
lượng nông dược Malathion không cao nên chưa có ai bị tử
vong. Tất cả những thực phẩm đông lạnh đó đều do
hãng AQLI (một hãng con của công ty Maruha Ichiro) sản xuất
tại Gunma.
Nhà máy sản xuất các thực phẩm đông lạnh ở Gunma của hãng AQLI |
Nhà
máy sản xuất các thực phẩm đông lạnh ở Gunma của
hãng AQLI
Theo
báo cáo của các sở An toàn thực phẩm thì đã có 336
người phải đến bịnh viện chữa trị vì ăn phải các
thực phẩm đông lạnh có mùi hôi, nhiều nhất là ở
tỉnh Niigata với 60 người, Aichi 55 người, Chiba 52 người,
Hokkaido 48 người, Saitama 43 người, Kanagawa 42 người,
Osaka 36 người.
Đến
ngày 08/01/2014 con số này đã lên tới 1047 người. Bộ
trưởng đặc trách vấn đề An toàn thực phẩm là nữ
dân biểu Mori đã gọi Giám đốc hãng AQLI đến báo cáo
về vấn đề này. Theo báo cáo thì vào ngày 13/11/2013 đã
có nhiều người điện thoại đến hãng AQLI than phiền,
nhưng mãi đến ngày 29/12/2013 hãng này mới cho thu hồi
toàn bộ các sản phẩm có vấn đề để điều tra. Bộ
trưởng Mori đã khiển trách tại sao hãng AQLI dấu nhẹm
thông tin này khiến cho các cơ quan chức năng không thể
có phương cách đối phó. Giám đốc AQLI trả lời rằng
chẳng
phải chúng tôi dấu thông tin, nhưng vì đa số khách hàng
điện thoại đến than phiền là các loại thực phẩm
đông lạnh đó ăn vào có mùi hôi như dầu lửa. Vì lý
do đó mà việc điều tra trong thực phẩm đông lạnh có
nông dược bị chậm trễ.
Bộ
trưởng Mori đã chỉ thị cho Giám dốc hãng AQLI phải gấp
rút điều tra và báo cáo ngay tại sao lại có chất
Malathion trong thực phẩm đông lạnh.
Được
biết tất cả các thứ rau trong thực phẩm đông lạnh
của hãng AQLI sản xuất đều không sử dụng nông dược
nên chuyện có chất Malathion bên trong là do ai đó chích
vào trong khâu tác nghiệp hay khâu đóng gói bao bì. Theo
nhân viên làm việc tại nhà máy sản xuất ở Gunma thì
tất cả áo quần tác nghiệp của nhân viên khâu sản
xuất đều không có túi nên chẳng ai đem được một thứ
gì vào chỗ làm việc, hơn nữa làm việc theo khâu dây
chuyền, đông người và có camera quan sát. Nếu có ai đó
chích chất Malathion vào là ở khâu bao bì chứ dứt khoát
không phải ỏ khâu sản xuất. Được biết cảnh sát đã
nhảy vào cuộc để điều tra.
Người Dân Nhật Và ASEAN Phản Ứng Như Thế Nào Về Chuyện Viếng Đền Yasukuni Của Thủ Tướng Abe
Tình
hình Đông Á trở nên căng thẳng hơn sau cuộc viếng đền
Yasukuni (đền Tử Sĩ) ở Tokyo của Thủ tướng Abe vào
ngày 26 tháng 12 năm ngoái. Hiện nay Trung quốc vẫn lên
tiếng chỉ trích về chuyện này và đổ toàn bộ trách
nhiệm gây ra tình trạng căng thẳng như hiện nay về phía
Nhật Bản. Chẳng phải chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc
chống đối mạnh mẽ, mà dư luận chung của các nước
như Mỹ, Pháp v.v… đều cho rằng việc Thủ tướng Abe
đến viếng đền Yasukuni vào thời điểm này là không
đúng lúc, nhưng nếu nhìn cho rõ thì tình trạng căng
thẳng hiện nay ở vùng Đông Á nói riêng và Á châu nói
chung mọi người sẽ thấy phần lớn là do Trung quốc gây
ra qua việc bành trướng sức mạnh quân sự của mình ở
biển Hoa Đông và biển Đông, Trung Quốc luôn tìm cách
xâm chiếm biển đảo của nhiều nước trong vùng.
Ngày
13/01/2014 vừa qua một số báo đài ở Nhật đã cho công
bố kết quả thăm dò dư luận về chuyện ủng hộ hay
phản đối chuyện Thủ tướng Abe viếng đền Yasukuni.
Nếu lấy kết quả của những cơ quan thăm dò dư luận
cộng lại rồi chia đều thì 30,2% tán thành, 60,8% phản
đối. Số người phản đối cho rằng viếng đền như
thế sẽ làm cho Trung quốc và Hàn quốc viện cớ để
chỉ trích Nhật.
Về
phía ASEAN thì phản ứng như thế nào? Singapore là quốc
gia Đông Nam Á đầu tiên đề cập vấn đề này trên tở
The Strails Times. Ngày 28/12/2013, tờ báo này đã bình luận:
Kể
từ khi lên nhậm chức Thủ tướng, ông Abe đã công khai
lên tiếng muốn nối lại hội đàm với lãnh đạo Trung
quốc và Hàn quốc nên đã không đến viếng đền
Yasukuni vì sợ gây thêm căng thẳng, nhưng gần cả năm
trời mối quan hệ ngoại giao đang lạnh nhạt giữa Nhật
với Trung quốc và Hàn quốc vẫn không có gì cải thiện
vì Bắc Kinh và Seoul chưa muốn tiếp ông Abe. Chính thái
độ đó đã đẩy ông Abe đến viếng đền Yasukuni.
Tiếp
theo là tờ báo Kompas đứng hàng đầu của Indonesia cho
đăng một bài bình luận với nội dung chỉ trích việc
Thủ tướng Nhật viếng đền Yasukuni vào thời điểm
trong lúc còn căng thẳng ngoại giao với Trung quốc và Hàn
quốc là không nên, chứ không phải để làm sống dậy
tinh thần Phát-xít của người dân Nhật. Nhật Bản là
một quốc gia đã có nền dân chủ lâu đời nên lãnh đạo
không dễ dàng gì xách động người dân làm chuyện xấu.
Về
phía Việt Nam thì chính quyền Hà Nội đã đưa ông Lương
Thanh Nghị, phát ngôn viên bộ Ngoại giao ra họp báo nói
rằng: Chúng
tôi rất quan tâm đến chuyện viếng đền Yasukuni của
Thủ tướng Abe, chúng tôi hy vọng Nhật Bản sẽ xử lý
tốt đẹp về chuyện này để đảm bảo hòa bình, ổn
định và hợp tác trong vùng. Hà
Nội không chỉ trích mạnh vì Nhật vừa hứa trong vòng 5
năm sẽ viện trợ và cho chính quyền CSVN vay tiền, tổng
cộng hai khoản này lên đến 2 tỷ mỹ kim.
Lên
tiếng như vậy là không đúng theo ý muốn của Bắc Kinh
nên Ngoại trưởng Trung quốc là ông Vương Nghị đã
điện thoại ngay cho Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng
Ngoại giao Phạm Bình Minh phàn nàn: phản ứng như vậy là
quá yếu và mơ hồ. Tiếp theo đó vào ngày 04/01/2014, tờ
Nhân dân nhật báo của Trung quốc cho đi một bài bình
luận chỉ trích các nước Đông Nam Á đã vì lợi quên
nghĩa, để đồng tiền làm mờ mắt.
Vì
Trung quốc lên giọng trịch thượng nên vào ngày
04/01/2014, tờ Manila Belletin đã cho đăng bài viết của
cựu Tổng thống Fidel Valdez Lamos với nội dung: Người
dân Philippines chúng tôi không thể cùng Trung quốc lên
tiếng chỉ trích việc Thủ tướng Abe đến viếng đền
Yasukuni. Hiện nay khu vực Á châu Thái Bình dương đang ở
trong thời kỳ chiến tranh lạnh mà nguyên nhân
là
do Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự của mình
chứ không phải chuyện viếng đền Yasukuni của ông Thủ
tướng Abe.
Tại
sao các quốc gia khác trong khối Đông Nam Á phản ứng như
thế mà ông Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung quốc, không
điện thoại sang xì nẹt như đã làm với Việt Nam? Câu
trả lời quá rõ, các quốc gia đó không lệ thuộc Trung
quốc như Việt Nam nên họchẳng sợ ai mà không bày tỏ
quan điểm theo lập trường của mình.
Lễ Thành Nhân Ở Nhật Năm 2014
Lễ
thành nhân 2014 năm nay là ngày thứ hai 13 tháng 1 năm
2014.
Ở Nhật Bản, “成人式” (âm Hán Việt là “thành nhân thức”), tiếng Việt tạm dịch là lễ thành nhân là một ngày lễ dành cho những người đã tròn 20 tuổi.
Trước đây là ngày 15/1 mỗi năm, nhưng từ năm 1998, ngày này đã được qui định vào thứ hai của tuần lễ thứ hai tháng giêng mỗi năm. Mấy năm đầu việc thay đổi này đã gặp sự phản đối ở một số địa phương vì cho rằng đổi như thế là mất đi truyền thống rồi tuyên bố vẫn tiếp tục tổ chức ngày lễ Thành Nhân vào ngày 15 tháng giêng (không phải ngày lịch đỏ). Nếu ngày 15 rơi đúng vào chủ nhật thì còn có người đến tham dự chứ ngày thường thì “các người mới trưởng thành” phải đi làm hoặc đi học, bởi vậy nhiều nơi tổ chức rất lèo tèo. Cái gì dần dần rồi cũng quen nên bây giờ hầu như tất cả đều tổ chức theo ngày lịch đỏ.Lễ Thành Nhân được tổ chức tại khắp nơi trên nước Nhật tùy theo.... tình hình tài chính địa phương. Có nơi chính phủ đứng ra tổ chức, có nơi thì tự các thanh niên thiếu nữ đến tuổi trưởng thành lập kế hoạch tổ chức.
Ở Nhật Bản, “成人式” (âm Hán Việt là “thành nhân thức”), tiếng Việt tạm dịch là lễ thành nhân là một ngày lễ dành cho những người đã tròn 20 tuổi.
Trước đây là ngày 15/1 mỗi năm, nhưng từ năm 1998, ngày này đã được qui định vào thứ hai của tuần lễ thứ hai tháng giêng mỗi năm. Mấy năm đầu việc thay đổi này đã gặp sự phản đối ở một số địa phương vì cho rằng đổi như thế là mất đi truyền thống rồi tuyên bố vẫn tiếp tục tổ chức ngày lễ Thành Nhân vào ngày 15 tháng giêng (không phải ngày lịch đỏ). Nếu ngày 15 rơi đúng vào chủ nhật thì còn có người đến tham dự chứ ngày thường thì “các người mới trưởng thành” phải đi làm hoặc đi học, bởi vậy nhiều nơi tổ chức rất lèo tèo. Cái gì dần dần rồi cũng quen nên bây giờ hầu như tất cả đều tổ chức theo ngày lịch đỏ.Lễ Thành Nhân được tổ chức tại khắp nơi trên nước Nhật tùy theo.... tình hình tài chính địa phương. Có nơi chính phủ đứng ra tổ chức, có nơi thì tự các thanh niên thiếu nữ đến tuổi trưởng thành lập kế hoạch tổ chức.
Kimono nam |
Kimono nữ |
Dịp
này các thiếu nữ Nhật Bản đua nhau khoe tóc và khoe áo,
họ sẽ được các tay thời trang chuyên nghiệp trang điểm
những kiểu tóc lạ-đẹp, chỉ dẫn cách mặc những bộ
kimono lộng lẫy nhất (còn được gọi là 振袖
"furisode"
chỉ dành cho phụ nữ chưa chồng) chưa từng có vì “đời
người chỉ có một lần”, còn trang phục của nam giới
thì thoải mái hơn, có thể là vest hay bộ kimono truyền
thống dành cho nam nhưng cách mặc của nam thì đơn giản
hơn nhiều chứ không lỉnh kỉnh như kinono nữ. Ngày thành
nhân cũng là dịp duy nhất trong năm để khách du lịch
rửa mắt vì “kimono.... chạy đầy đường”.
Sau
buổi lễ, các “người trưởng thành” thường rủ nhau
đi đến các quán ăn gần đó để tiếp tục vui chơi hay
đi .... chùa cầu nguyện.
Dịp
này
các hãng thông tấn tha hồ đến những nơi tổ chức lễ
Thành Nhân để thăm dò ý kiến. Một số câu hỏi đã
được soạn sẵn như sau:
Tà áo Kimono trong ngày lễ Thành Nhân |
-
Bạn có nghĩ là tương lai nước Nhất sáng sủa hay không?
44,4% trả lời tươi sáng, 55, 6% cho rằng vẫn đen tối.
-
Bạn muốn làm việc gì trong tương lai? đứng đầu là
muốn làm công chức với 24%, thứ hai làm các công việc
chuyên môn về kỹ thuật 13%.
-
Bạn có nghĩ rằng thế hệ của bạn sẽ làm thay đổi
nước Nhật? 67% nghĩ là sẽ làm thay đổi.
-
Bạn có kỳ vọng về chế độ hưu trí hiện nay hay
không?. 90 % trả lời không, rất bất an.
Theo một thống kê của chính phủ Nhật thì năm 2014, Nhật Bản có 1.210.000 người (0,9% dân số) tròn 20 tuổi (Nam: 62 vạn, Nữ: 59 vạn), con số thấp nhất từ trước tới nay. Dân số Nhật hiện có 127 triệu 270 ngàn người, giảm 244,000 người so với năm trước và là năm giảm nhiều nhất từ trước tới nay. Cứ tính trạng này, cho đến năm 2050, sẽ giảm thêm 30 triệu người nữa. Những con số không lấy gì làm lạc quan, biểu hiện sự mất cân bằng về mọi mặt trong một tương lai không lấy gì xa lắm của Nhật Bản.
Bao nhiêu đối sách để làm tăng thêm dân số đã được thực thi như: tạo nhiều điều kiện dễ dàng cho việc sinh đẻ, nuôi dưỡng, trợ cấp ngày mỗi nhiều hơn v.v.... nhưng vẫn không mang lại nhiều kết quả vì cách suy nghĩ của giới trẻ ngày nay khác xa so với ngày trước: sinh đẻ làm gì cho mệt, hưởng thụ vẫn thích hơn.
--------------"成人式(seijinshiki)" bắt nguồn từ một nghi thức có từ xưa là "元服(genpuku)” dành cho con trai và “髪上げ (Kamiage)” dành cho con gái. Đó là một buổi lễ mà những người trẻ được coi là trưởng thành sẽ cởi bỏ trang phục trẻ con rồi khoác vào mình những bộ trang phục của người lớn, phần tóc ở phía trước trán sẽ được cắt đi và từ đó bắt đầu được đối xử như một người trưởng thành. Được biết độ tuổi trưởng thành là từ 13 đến 15 tuổi được qui định từ triều đại Nara (710-794) cho tới triều đại Heian (794-1192). Sau đó, độ tuổi trưởng thành cứ tăng từ từ cho đến hiện nay là 20 tuổi. Khoảng thế kỷ 16, thì tên ngày lễ này là “元服式“(genpukushiki) và được coi là nguồn gốc của "成人式seijinshiki" ngày nay.
Từ
năm 1948, với
mục đích tạo cho người trẻ có một niềm tin mạnh mẽ
hơn sau ngày Nhật Bản bại trận, ngày thành
nhân (成人の日)
được chính phủ Nhật chính thức coi là một ngày lễ
(ngày lịch đỏ) trong ý hướng: “Khuyến
khích chúc mừng những người đã trở thành người
lớn trong tinh thần tự giác và tự lập”. Theo
luật pháp Nhật Bản thì “những người vừa lớn này”
có quyền bầu cử, có thể hút thuốc, có thể uống rượu
thoải mái mà .. mà không sợ bị “người đã lớn”
dũa hay cảnh sát cảnh cáo.
Theo một thống kê của chính phủ Nhật thì năm 2014, Nhật Bản có 1.210.000 người (0,9% dân số) tròn 20 tuổi (Nam: 62 vạn, Nữ: 59 vạn), con số thấp nhất từ trước tới nay. Dân số Nhật hiện có 127 triệu 270 ngàn người, giảm 244,000 người so với năm trước và là năm giảm nhiều nhất từ trước tới nay. Cứ tính trạng này, cho đến năm 2050, sẽ giảm thêm 30 triệu người nữa. Những con số không lấy gì làm lạc quan, biểu hiện sự mất cân bằng về mọi mặt trong một tương lai không lấy gì xa lắm của Nhật Bản.
Bao nhiêu đối sách để làm tăng thêm dân số đã được thực thi như: tạo nhiều điều kiện dễ dàng cho việc sinh đẻ, nuôi dưỡng, trợ cấp ngày mỗi nhiều hơn v.v.... nhưng vẫn không mang lại nhiều kết quả vì cách suy nghĩ của giới trẻ ngày nay khác xa so với ngày trước: sinh đẻ làm gì cho mệt, hưởng thụ vẫn thích hơn.
--------------"成人式(seijinshiki)" bắt nguồn từ một nghi thức có từ xưa là "元服(genpuku)” dành cho con trai và “髪上げ (Kamiage)” dành cho con gái. Đó là một buổi lễ mà những người trẻ được coi là trưởng thành sẽ cởi bỏ trang phục trẻ con rồi khoác vào mình những bộ trang phục của người lớn, phần tóc ở phía trước trán sẽ được cắt đi và từ đó bắt đầu được đối xử như một người trưởng thành. Được biết độ tuổi trưởng thành là từ 13 đến 15 tuổi được qui định từ triều đại Nara (710-794) cho tới triều đại Heian (794-1192). Sau đó, độ tuổi trưởng thành cứ tăng từ từ cho đến hiện nay là 20 tuổi. Khoảng thế kỷ 16, thì tên ngày lễ này là “元服式“(genpukushiki) và được coi là nguồn gốc của "成人式seijinshiki" ngày nay.
Xuống tóc để trưởng thành |
Tại Sao Các Đại Học Danh Tiếng Nhật Không Được Thế Giới Xếp Hạng Cao
Bây
giờ ở Nhật đang là mùa thi vào đại học. Muốn nạp
đơn thi vào các đại học nổi tiếng, đặc biệt là đại
học Tokyo, Kyoto, Waseda, Keio…thì phải có thành tích cao ở
trung học cấp ba thuộc các trường hạng nhất, hạng
nhì. Được nạp đơn thi đã khó mà thi đậu lại càng
khó hơn. Trải qua nhiều ải khó khăn như thế nhưng khi
đậu được vào đại học Tokyo mà biết được đại
học mình không được thế giới đánh giá cao thì cũng
buồn 5 phút.
Các
trường đại học hàng đầu của Nhật đã đào tạo
không biết bao nhiêu nhân tài, đoạt nhiều giải Nobel,
góp sức xây dựng một nước Nhật phát triển mạnh mẽ
như ngày nay nhưng tại sao không được xếp hạng cao so
với nhiều trường đại học ở các quốc gia khác?
Đại học Tokyo |
Được
biết việc xếp hạng đại học nổi tiếng thế giới
theo thứ tự là do hai hãng của Anh là Times
Higher Education (THE) và
Auacquarelli Symonds
(QS) cộng thêm với hai đại học Giao thông ở Thượng
Hải thực hiện.
Năm
2013, trong 100 trường đại học nổi tiếng thế giới do
hãng QS đánh giá thì đại học Tokyo đứng hạng thứ 32,
đại học Kyoto hạng 35, đại học Osaka hạng 50, đại
hộc Công nghiệp Tokyo (Tokodai) hạng thứ 65, đại học
Tohoku hạng thứ 75 và đại học Nagoya hạng thứ 86.
Trong
khi hãng THE thì đại học Tokyo đứng hạng 23, đại học
Kyoto đứng hạng 52, còn các đại học Nhật khác như vừa
kể trên đứng hạng từ 100 trở xuống.
Bảng
xếp hạng của đại học Giao Thông Thượng Hải thì xếp
đại học Tokyo đứng hạng thứ 21 thế giới và đại
học Kyoto đứng hạng thứ 23.
Ở
Nhật ai cũng biết đại học Waseda, Keio… nổi tiếng chỉ
thua đại học Tokyo hay Kyoto nhưng cũng không có tên trong
danh sách. Theo các nhà giáo dục thì hầu hết các đại
học Nhật không giảng dạy bằng tiếng Anh nên yếu về
mặt giao lưu với thế giới, ít người ngoại quốc đến
Nhật du học, chính vì đó mà đại học Nhật không được
đánh giá cao chứ không phải vì trình độ giảng dạy
thấp. Việc đánh giá còn dựa theo trường đại học nào
có nhiều người đoạt giải Nobel.
Chuyện xếp hạng này để biết cho vui vậy thôi chứ không ảnh hưởng gì đến tương lai của sinh viên cả. Cố gắng học đậu vào trường tốt khi ra trường sẽ có công ăn việc làm ngon lành.
Chuyện xếp hạng này để biết cho vui vậy thôi chứ không ảnh hưởng gì đến tương lai của sinh viên cả. Cố gắng học đậu vào trường tốt khi ra trường sẽ có công ăn việc làm ngon lành.