Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Phú Yên được báo chí trong nước trích dẫn, từ năm 2008 đến cuối năm 2012 ông Ngô hào đã « nhiều lần tàng trữ, viết bài, phát tán và chuyển tiếp nhiều tài liệu có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc chế độ, nói xấu lãnh tụ..., với mục đích lật đổ chính quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam » và việc làm của ông Hào được sự chỉ đạo của khối 8406, một phong trào đòi dân chủ bị chính quyền cấm hoạt động. Cáo trạng cũng nói thêm, ông Hào có những hoạt động « nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước can thiệp, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng ».
Báo chí trong nước cũng đưa thêm chi tiết trước năm 1975, Ngô Hào tham gia quân đội chế độ Sài Gòn, cấp bậc Thiếu úy đã phải đi học tập cải tạo 4 tháng. Đầu năm 1977, ông bị bắt giam vì tham gia đảng phái chính trị chống chế độ, đến cuối năm 1997 được ra tù để chữa bệnh.
Từ đầu năm đến nay đã có 47 người hoạt động tại Việt Nam bị kết án tù vì tội « hoạt động chống Nhà nước ». Cũng tại Phú Yên, đầu năm nay trong vụ Công án Bia Sơn Tòa án tỉnh đã tuyên phạt 22 người từ 10 năm tù đến chung thân cũng vì tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Bản án tù nặng nề cho ông Ngô Hào thêm một bằng chứng cho thấy chiến dịch trấn áp những tiếng nói đối kháng tại Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng.
Báo chí trong nước cũng đưa thêm chi tiết trước năm 1975, Ngô Hào tham gia quân đội chế độ Sài Gòn, cấp bậc Thiếu úy đã phải đi học tập cải tạo 4 tháng. Đầu năm 1977, ông bị bắt giam vì tham gia đảng phái chính trị chống chế độ, đến cuối năm 1997 được ra tù để chữa bệnh.
Từ đầu năm đến nay đã có 47 người hoạt động tại Việt Nam bị kết án tù vì tội « hoạt động chống Nhà nước ». Cũng tại Phú Yên, đầu năm nay trong vụ Công án Bia Sơn Tòa án tỉnh đã tuyên phạt 22 người từ 10 năm tù đến chung thân cũng vì tội « hoạt động nhằm lật đổ chính quyền ». Bản án tù nặng nề cho ông Ngô Hào thêm một bằng chứng cho thấy chiến dịch trấn áp những tiếng nói đối kháng tại Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng.