Đài truyền hình Trung Quốc thì đăng hẳn tin Tokyo bị loại ngay từ trước vòng chung kết. Theo một số nhà quan sát, có thể hãng thông tấn Trung Quốc đã lẫn lộn giữa cuộc bỏ phiếu chung kết với cuộc bỏ phiếu vòng trước, để chọn giữa Madrid và Istanbul, với kết quả phần thắng thuộc về Istanbul.
Cho dù những thông tin sai lầm kể trên đã bị rút đi, nhưng dân cư mạng Trung Quốc vẫn rầm rập chỉ trích các phương tiện truyền thông chính thống. Trên trang mạng Sina Weibo, có bình luận là các phương tiện truyền thông của chính quyền chỉ làm « trò cười cho thiên hạ ». McMonkey, một nickname khác thì cho rằng « những kẻ nói láo phải trả giá, nếu không thì sẽ chẳng còn công lý », với ngầm ý so sánh với việc chính quyền Trung Quốc thường xuyên đàn áp việc phao tin đồn trên internet.
Ngược lại, một số bình luận thì tập trung chú ý đến việc thủ đô Nhật Bản được chọn đăng cai Thế Vận Hội, mà giữa Tokyo và Bắc Kinh quan hệ rất nhiều căng thẳng, đặc biệt trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo và những bất đồng liên quan đến các hồi ức về bạo lực mà Nhật Bản gây ra tại Trung Quốc dưới thời quân phiệt.
AFP lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên báo chí Nhà nước của Trung Quốc bị hớ. Năm ngoái tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã từng « xào » lại nguyên xi tin từ một số báo châm biếm ở Mỹ, bình chọn Kim Jong Un - lãnh đạo Bắc Triều Tiên - là « người đàn ông sexy » nhất năm 2012.
Việc một hệ thống truyền thông Nhà nước, có thể coi là được tổ chức hết sức chặt chẽ, lại có thể cho ra lò những loại tin vịt như vậy, cho thấy dường như cỗ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang rơi vào hội chứng tự huyễn hoặc chính mình.
Cho dù những thông tin sai lầm kể trên đã bị rút đi, nhưng dân cư mạng Trung Quốc vẫn rầm rập chỉ trích các phương tiện truyền thông chính thống. Trên trang mạng Sina Weibo, có bình luận là các phương tiện truyền thông của chính quyền chỉ làm « trò cười cho thiên hạ ». McMonkey, một nickname khác thì cho rằng « những kẻ nói láo phải trả giá, nếu không thì sẽ chẳng còn công lý », với ngầm ý so sánh với việc chính quyền Trung Quốc thường xuyên đàn áp việc phao tin đồn trên internet.
Ngược lại, một số bình luận thì tập trung chú ý đến việc thủ đô Nhật Bản được chọn đăng cai Thế Vận Hội, mà giữa Tokyo và Bắc Kinh quan hệ rất nhiều căng thẳng, đặc biệt trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo và những bất đồng liên quan đến các hồi ức về bạo lực mà Nhật Bản gây ra tại Trung Quốc dưới thời quân phiệt.
AFP lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên báo chí Nhà nước của Trung Quốc bị hớ. Năm ngoái tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, đã từng « xào » lại nguyên xi tin từ một số báo châm biếm ở Mỹ, bình chọn Kim Jong Un - lãnh đạo Bắc Triều Tiên - là « người đàn ông sexy » nhất năm 2012.
Việc một hệ thống truyền thông Nhà nước, có thể coi là được tổ chức hết sức chặt chẽ, lại có thể cho ra lò những loại tin vịt như vậy, cho thấy dường như cỗ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đang rơi vào hội chứng tự huyễn hoặc chính mình.