Ngày 6/8 vừa qua, Việt Nam lần đầu tiên đã hành quyết tử tù bằng tiêm thuốc độc. Trong gần hai năm qua, Việt Nam đã đình chỉ các vụ xử tử do chưa mua được hóa chất để tiêm cho tử tù.
Cụ thể, vào tháng 7 năm 2011, Việt Nam đã quyết định không xử bắn tử tù nữa, mà thay vào đó là dùng phương pháp tiêm thuốc độc. Nhưng trong nhiều tháng trời, Việt Nam đã không thể mua được đủ lượng hóa chất cần thiết, chủ yếu là do những hạn chế về xuất khẩu của Liên hiệp châu Âu. Đến tháng 5, Quốc hội Việt Nam mới sửa đổi luật, cho phép sử dụng hóa chất sản xuất nội địa để hành quyết tử tù.
Đối với phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, việc thi hành án tử hình trở lại sau khoảng 18 tháng tạm ngưng là một bước lùi về nhân quyền ở Việt Nam. Bà Pouilly nhân dịp này bày tỏ mối quan ngại về số phận của 116 tử tù đã bị bác đơn xin khoan hồng và nay đang chờ hành quyết.
Bà cũng nhắc lại là tháng trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay đã viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hà Nội hủy bỏ án tử hình, nhưng đã không được hồi âm. Phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc một lần nữa kêu gọi Việt Nam gia nhập số ngày càng đông những quốc gia thành viên đã tạm ngưng thi hành án tử hình hoặc hủy bỏ án tử hình, trong đó có 19 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Bà Pouilly cũng yêu cầu Việt Nam giải mật các dữ liệu về án tử hình ở Việt Nam, mà cho tới nay vẫn được xếp vào loại bí mật Nhà nước.
Cụ thể, vào tháng 7 năm 2011, Việt Nam đã quyết định không xử bắn tử tù nữa, mà thay vào đó là dùng phương pháp tiêm thuốc độc. Nhưng trong nhiều tháng trời, Việt Nam đã không thể mua được đủ lượng hóa chất cần thiết, chủ yếu là do những hạn chế về xuất khẩu của Liên hiệp châu Âu. Đến tháng 5, Quốc hội Việt Nam mới sửa đổi luật, cho phép sử dụng hóa chất sản xuất nội địa để hành quyết tử tù.
Đối với phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, việc thi hành án tử hình trở lại sau khoảng 18 tháng tạm ngưng là một bước lùi về nhân quyền ở Việt Nam. Bà Pouilly nhân dịp này bày tỏ mối quan ngại về số phận của 116 tử tù đã bị bác đơn xin khoan hồng và nay đang chờ hành quyết.
Bà cũng nhắc lại là tháng trước, Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Navi Pillay đã viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hà Nội hủy bỏ án tử hình, nhưng đã không được hồi âm. Phát ngôn viên Phủ Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc một lần nữa kêu gọi Việt Nam gia nhập số ngày càng đông những quốc gia thành viên đã tạm ngưng thi hành án tử hình hoặc hủy bỏ án tử hình, trong đó có 19 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Bà Pouilly cũng yêu cầu Việt Nam giải mật các dữ liệu về án tử hình ở Việt Nam, mà cho tới nay vẫn được xếp vào loại bí mật Nhà nước.