Lực lượng tuần duyên mới của Trung Quốc tập hợp lực lượng hải giám – đơn vị tuần duyên hiện nay trực thuộc Bộ Công an, cùng với ngư chính và hải tuần chuyên chống buôn lậu trên biển. Tờ Global Times trích lời Yang Mian, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường đại học Truyền thông Trung Quốc nói rằng « các đơn vị không được phép trang bị vũ khí thì nay đã có quyền. Lực lượng mới cũng sẽ giúp Trung Quốc áp dụng luật pháp một cách mạnh mẽ hơn ».
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự trên PLA Daily cho biết, lực lượng tuần duyên mới sẽ « nhận dạng và đáp trả nhanh chóng, nhân danh luật pháp, đối với các hành động gây tổn hại cho các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc ».
Căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng về chủ quyền trên biển.
Tokyo lên án Bắc Kinh ngày càng gởi nhiều tàu hải giám đến quấy nhiễu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, quần đảo đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh vô cùng tức tối sau khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, liên tục cho các tàu xâm nhập vùng này và cho phi cơ bay ngang không phận.
Philippines và Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc sử dụng vũ lực để âm mưu thôn tính Biển Đông. Philippines đã đưa việc Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough ra Tòa án quốc tế về Luật Biển. Ngư dân Việt Nam thì liên tục bị xua đuổi, đánh đập và mới đây tàu cá Việt Nam còn bị tàu Trung Quốc cướp phá và hành hung.
Trước tình hình đó, Hoa Kỳ với chiến lược xoay trục sang châu Á, đã siết chặt quan hệ hợp tác quân sự với các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh. Không chỉ với Nhật Bản và Philippines, là những nước có hiệp ước hỗ tương với Washington, Hoa Kỳ còn chìa bàn tay thân thiện ra với cựu thù ở Đông Nam Á là Việt Nam.
Lo sợ trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng châu Á cũng không muốn đối đầu với Bắc Kinh, lo ngại rằng chính sách mới của Washington chỉ nhằm kìm bớt sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Để khẳng định chủ quyền trên những vùng biển được cho là thuộc lãnh hải Trung Quốc, Bắc Kinh thường xuyên gửi đến những vùng biển này các tàu tuần tra trực thuộc nhiều bộ khác nhau, như lực lượng hải giám thuộc Bộ Công an, hay các tàu ngư chính do Bộ Nông nghiệp quản lý. Thực chất các tàu này đều là lực lượng vũ trang trá hình.
Theo nhà nghiên cứu Arthur Ding ở Đài Loan, thì việc tuần tra trên biển của Trung Quốc sắp tới sẽ « thường xuyên hơn và dữ dội hơn ». Ông nhận định : « Được đặt tên là tuần duyên, các tàu của lực lượng này dường như được cho phép trang bị vũ khí hạng nhẹ. Những va chạm với các nước láng giềng sẽ tăng cao ».
Nhà nghiên cứu trên ghi nhận, năng lực trên biển của Bắc Kinh đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với những chiến hạm lớn và có tầm bắn ngày càng xa hơn, có thể trụ lại hay tuần tiễu trên các vùng biển tranh chấp trong thời gian dài hơn.
Với lực lượng tuần duyên mới hùng hậu hơn, hỏa lực mạnh hơn để tăng cường trấn áp trên biển, phải chăng là chó sói nay đã không còn cần phải đội lốt cừu trên Biển Đông và biển Hoa Đông ?
Zhang Junshe, một chuyên gia quân sự trên PLA Daily cho biết, lực lượng tuần duyên mới sẽ « nhận dạng và đáp trả nhanh chóng, nhân danh luật pháp, đối với các hành động gây tổn hại cho các quyền và lợi ích trên biển của Trung Quốc ».
Căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc, Nhật Bản và các nước láng giềng về chủ quyền trên biển.
Tokyo lên án Bắc Kinh ngày càng gởi nhiều tàu hải giám đến quấy nhiễu xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, quần đảo đang do Nhật Bản quản lý nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền. Bắc Kinh vô cùng tức tối sau khi Tokyo mua lại ba trong số năm hòn đảo của quần đảo này từ một chủ tư nhân người Nhật vào tháng 9/2012, liên tục cho các tàu xâm nhập vùng này và cho phi cơ bay ngang không phận.
Philippines và Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc sử dụng vũ lực để âm mưu thôn tính Biển Đông. Philippines đã đưa việc Trung Quốc chiếm đóng bãi cạn Scarborough ra Tòa án quốc tế về Luật Biển. Ngư dân Việt Nam thì liên tục bị xua đuổi, đánh đập và mới đây tàu cá Việt Nam còn bị tàu Trung Quốc cướp phá và hành hung.
Trước tình hình đó, Hoa Kỳ với chiến lược xoay trục sang châu Á, đã siết chặt quan hệ hợp tác quân sự với các nước láng giềng châu Á của Bắc Kinh. Không chỉ với Nhật Bản và Philippines, là những nước có hiệp ước hỗ tương với Washington, Hoa Kỳ còn chìa bàn tay thân thiện ra với cựu thù ở Đông Nam Á là Việt Nam.
Lo sợ trước thái độ hung hăng của Trung Quốc, nhưng các nước láng giềng châu Á cũng không muốn đối đầu với Bắc Kinh, lo ngại rằng chính sách mới của Washington chỉ nhằm kìm bớt sức mạnh đang lên của Trung Quốc.
Để khẳng định chủ quyền trên những vùng biển được cho là thuộc lãnh hải Trung Quốc, Bắc Kinh thường xuyên gửi đến những vùng biển này các tàu tuần tra trực thuộc nhiều bộ khác nhau, như lực lượng hải giám thuộc Bộ Công an, hay các tàu ngư chính do Bộ Nông nghiệp quản lý. Thực chất các tàu này đều là lực lượng vũ trang trá hình.
Theo nhà nghiên cứu Arthur Ding ở Đài Loan, thì việc tuần tra trên biển của Trung Quốc sắp tới sẽ « thường xuyên hơn và dữ dội hơn ». Ông nhận định : « Được đặt tên là tuần duyên, các tàu của lực lượng này dường như được cho phép trang bị vũ khí hạng nhẹ. Những va chạm với các nước láng giềng sẽ tăng cao ».
Nhà nghiên cứu trên ghi nhận, năng lực trên biển của Bắc Kinh đã tăng nhanh trong những năm gần đây, với những chiến hạm lớn và có tầm bắn ngày càng xa hơn, có thể trụ lại hay tuần tiễu trên các vùng biển tranh chấp trong thời gian dài hơn.
Với lực lượng tuần duyên mới hùng hậu hơn, hỏa lực mạnh hơn để tăng cường trấn áp trên biển, phải chăng là chó sói nay đã không còn cần phải đội lốt cừu trên Biển Đông và biển Hoa Đông ?