Lẫm cẫm Sài Gòn thiên hạ sự - Đại biểu dân buồn cười, dân buồn muốn chết


Đại biểu dân buồn cười, dân buồn muốn chết
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

Trên thế giới này, có lẽ không ở đâu có nhiều chuyện quái đản như ở Việt Nam chúng tôi vào thời đại này. Những chuyện lớn như chuyện tù oan, chuyện ông luật sư Võ An Đôn bênh vực cho người nghèo vừa la làng vì bị quan đầu tỉnh đe dọa tước giấy luật sư, chuyện “thích to để tự sướng” và dư luận cho rằng các quan to lo “hậu sự” bằng cách mua nhà ở nước ngoài… chắc bạn đọc đã biết khá nhiều rồi. Trong bài này, tôi chỉ đề cập đến những chuyện nhỏ nhất đã và đang xảy ra với những người dân nghèo khó. Nếu không được khui ra giữa Quốc Hội VN trong kỳ họp vừa qua, chắc nhiều bạn cho là “nói dóc, chứ làm gì có mấy cái thứ chuyện kỳ quái như thế” và mấy ông chuyên nghề bốc thơm chế độ lại đổ cho bọn phản động, bọn “diễn biến hòa bình” xuyên tạc phá hoại. Nói có sách, mách có chứng, tôi tường thuật vài hàng về những cuộc thảo luận gay gắt có phần nực cười tại nghị trường Quốc hội VN trong những ngày qua.
Tội nghiệp con gà này vừa mở mắt đã chịu 14 loại phí.
Nhiều bộ quản lý một quả trứng và gà vừa mở mắt đã gánh 14 loại phí
Tại phiên chất vấn Quốc Hội mới đây, đại biểu Đỗ Văn Đương (Sài Gòn) đặt câu hỏi về việc một con gà phải chịu tới 14 loại phí và đề nghị bộ trưởng trả lời.
Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát đề nghị dừng ngay việc thi hành quy định bất hợp lý tại Thông Tư 04/2012. Tuy nhiên, thông tư này lại do Bộ Tài Chính ban hành nên Bộ NN&PTNT không có thẩm quyền.
Điều này cho thấy một thực trạng một quả trứng nhiều bộ quản lý, các bộ lại không có sự kết nối dẫn đến phí chồng phí làm khổ doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Trên thực tế tình trạng “bất hợp lý” này đã xảy ra từ nhiều năm nay, người dân và doanh nghiệp vẫn phải cắn răng chịu đựng những “bất hợp lý” của các quan từ làng xã đến tỉnh thành. Một gánh nặng đè lên đầu lên cổ người dân trước sự “vô cảm” của các quan cai trị.
Quy định “bất hợp lý” đó là cái gì? Chúng ta hãy nghe tâm sự của người nông dân. Anh Nguyễn Văn Nghĩa, chủ trại gà Đông Hòa (Dĩ An, Bình Dương) cho biết trang trại anh vừa nuôi gà đẻ trứng vừa nuôi gà thịt.

Con đường vừa làm xong, chưa kịp nghiệm thu đã bê bối như thế này.


Anh kể, “Quả thật, các loại phí, lệ phí mà mỗi con gà, quả trứng phải chịu nhiều đến mức tôi không nhớ hết nổi. Tôi chỉ nhớ là từ lúc con gà mới nở có một ngày tuổi đã phải chịu phí kiểm dịch 100 đồng/con rồi.”
Anh Nghĩa cố nhớ ra, gà con mới nở một ngày tuổi xuất về trại nuôi đã tốn nhiều khoản chi: Phí kiểm dịch gà con khi mới nở 100 đồng/con; phí cấp giấy kiểm dịch khi xuất gà con ra khỏi trại ra ngoài tỉnh 40,000 đồng/tờ, nội tỉnh 5,000 đồng/tờ. Giấy tiêu độc sát trùng cho xe vận chuyển gà con ngoài tỉnh 75,000 đồng/tờ, nội tỉnh 45,000 đồng/tờ.
Trứng gà thì tính phí kiểm dịch trên từng quả trứng với khoảng 5 đồng/trứng.
“Một con gà giống lông trắng một ngày tuổi, trang trại mua về nuôi sau khi cộng các loại phí lên tới 11,000-12,000 đồng. Nếu với giá gà bán tại trang trại hiện nay 47,000-48,000 đồng/kg thì các loại phí, lệ phí tính sơ sơ cũng đã chiếm 20% giá thành sản xuất. Lúc giá gà xuống thấp, có lúc chỉ 27,000-30,000 đồng/kg thì vẫn phải đóng phí. Khi đó các trang trại chỉ có lỗ.”


Một trạm thu phí tự động trên quốc lộ 1, tỉnh Quảng Bình vừa được đưa vào sử dụng hồi vào tháng 3-2015.
Doanh nghiệp cũng chịu hàng loạt loại phí
Đại diện một doanh nghiệp chăn nuôi và chế biến thực phẩm lớn ở TP. Sài Gòn cho hay hiện tại phí, lệ phí kiểm dịch trên gia cầm còn khá nhiều, đôi lúc trùng lắp làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông. Chẳng hạn như đối với con gà từ lúc nuôi đến lúc xuất thịt, giết mổ phải chịu khoảng 14 loại phí, lệ phí.
Riêng việc đem gà thịt vào cơ sở giết mổ phải chịu tới tám khoản chi gồm: Kiểm tra lâm sàng gà thịt nhập vào 100 đồng/con; phí tiêu độc sát trùng 45,000 đồng/xe; phí kiểm soát giết mổ 200 đồng/con; giấy chứng nhận kiểm dịch xuất gà nội tỉnh 5,000 đồng/điểm giao hàng, ngoài tỉnh là 30,000 đồng. Rồi phí tiêu độc sát trùng xe lạnh chở thịt gà 45,000 đồng/xe… Đến dây niêm phong xe cũng chịu phí 1,500 đồng/dây.
Chưa hết, trong thời gian chăn nuôi, cơ sở phải định kỳ 3-6 tháng lấy mẫu nước, phân để kiểm tra và kiểm tra kháng thể một số bệnh cũng phải đóng phí…
Tôm, cá cũng oằn mình cõng phí
Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Gò Đàng, một doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn ở tỉnh Tiền Giang, cho biết phí lớn nhất mà công ty ông và hầu hết doanh nghiệp thủy sản đang phải gánh nặng nhất là phí kiểm nghiệm chỉ tiêu, chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải bỏ ra hàng tỉ đồng mỗi năm để đóng các loại phí cao chót vót.
Hiện nay mỗi container thủy sản xuất khẩu phải đóng phí kiểm nghiệm lên đến 15 triệu đồng. Như vậy, tính ra mỗi năm chỉ riêng Công ty Cổ phần Gò Đàng đã phải bỏ ra 5-6 tỉ. Ông Đạo cho rằng việc kiểm tra từng lô hàng xuất khẩu gây lãng phí về thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp (DN). Cụ thể, một container hàng thủy sản xuất khẩu tốn 5-15 triệu đồng phí kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng. Chưa hết, DN còn phải mất cả tuần lễ cho mỗi lô hàng kiểm xong trước khi xuất khẩu. Điều này làm cho thủy sản nước ta bán ra thị trường thế giới thường có giá cao và khó có thể cạnh tranh với các đối thủ.

                                    Gà mẹ đang khóc vì cơn mưa phí sắp dội lên đầu các con.
Vẽ thêm thủ tục
Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Thuận Phước, phản ứng với quy định phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra với Hiệp Hội Cá Tra vì như vậy có thể vi phạm nguyên tắc đảm bảo bí mật kinh doanh, gây bất lợi cho DN, ông Lĩnh nêu quan điểm, “Giá cả, hợp đồng mua bán từ nhà máy là bảo mật, không thể báo cáo cho một cá nhân, tổ chức nào hết.”
Cũng theo ông Lĩnh: “Hiệp hội Cá tra không phải là cơ quan hành chính nhưng việc đăng ký xuất khẩu phải thông qua hiệp hội đã “vẽ” thêm thủ tục hành chính, gây mất thời gian cho DN xuất khẩu cá tra. Trước đây DN chỉ cần liên hệ với hải quan làm thủ tục xuất khẩu thì nay phải đăng ký qua Hiệp hội Cá tra rồi lại phải quay sang làm thủ tục với hải quan”.
Cái gì chứ nghề “vẽ” thì các quan thuế là những nghệ sĩ đại tài. Muốn vẽ kiểu nào cũng được, các doanh nghiệp cứ thế mà thi hành, không theo nét vẽ của họa sĩ thì chỉ có nước mang hàng về kho chờ đổ đi thôi.
Các trạm thu phí đặt quá dày đặc
Chủ nhiệm Ủy ban tài chính ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã kể: “Tôi có đi qua khu vực Đồng Nai, Bình Dương, TP. Sài Gòn thì thấy vị trí trạm thu phí đặt quá dày đặc. Phải kiên quyết dẹp bỏ các trạm thu phí đã xây sai quy định, không thể bắt dân phải đóng phí”.
Đại biểu Võ Thị Hồng Thoại, đại biểu Quốc hội Bạc Liêu nói, “Có đoạn đường chỉ 500 km mà có đến 10 trạm thu, có địa phương chỉ với 150 km đường mà có tới 3 trạm thu phí, như thế là hơi nhiều. Qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng nhận thấy vấn đề phí BOT tham gia giao thông hiện là một gánh nặng cho các doanh nghiệp vận tải cũng như người dân.”
Có nơi tư nhân tự lập “trạm thu phí” giá “cắt cổ” như từ cuối tháng 6, mỗi xe vận tải trọng trên 15 tấn muốn đi qua Suối Mang nằm trên QL37 thuộc địa phận huyện Đại Từ (Thái Nguyên) phải “góp vốn” từ 300 - 500 nghìn đồng.
Thực ra đó là mức “thuế đường” chỉ để đi qua đoạn đường tránh dài chưa đầy 50 m qua Suối Mang. Đó là trạm thu phí của Cty Thành Long, chẳng hiểu công ty này có họ hàng hang hốc hoặc có móc ngoặc gì với các quan đầu tỉnh Thái Nguyên không?
Đến chuyện thu phí xe máy cũng đang lùng bùng, nhất là tại TP Sài Gòn. Nhiều người dân băn khoăn không biết số tiền thu phí xe máy có thật sự được sử dụng đúng mục đích? Phần lớn người dân ủng hộ bỏ thu phí xe máy.
Theo tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái (ĐH Giao Thông Vận Tải Hà Nội) nhận đính: người dân không đồng tình đóng phí bảo trì đường bộ đối với xe máy vì thu nhập của người Việt Nam còn chưa cao, nhiều loại phí cộng lại tạo thành áp lực lớn cho người dân.
Bạn Nguyễn Bích cho rằng “không nên để người dân phải đóng phí khi chưa thật cần thiết và chưa công bằng. Bởi vì đường sá thì chật chội, ổ gà, ổ voi,... mà chỉ lo thu phí thì không công bằng chút nào. Ngay ở giữa thành phố đường sá đã chật như nêm và cũng đầy ổ gà ổ voi”.
Nhìn vào thực tế, xe gắn máy là gia tài của hàng chục triệu người dân, chạy ăn từng bữa cũng nhờ vào cái xe gắn máy. Xăng cứ tăng, lương cứ thấp, dân tiết kiệm không đi xe ôm hay taxi mà dùng xe buýt nên cánh tài xế đói dài. Lại phải đóng thêm thứ phí xe gắn máy nữa thì người dân càng đói rách thê thảm hơn. Dân cõng thuế phí cũng như gà, heo, tôm, cá. Anh nào cũng mệt bở hơi tai.
Nhìn qua những loại thuế phí này ở VN đúng là “loạn”. Thuế, phí hay lệ phí cứ loạn cào cào, hiểu sao cũng được. Vài trăm loại phí và lệ phí dân chịu sao nổi. Ấy thế mà bao nhiêu năm nay, bây giờ các ông bà đại biểu của dân mới nhìn ra và đề nghị sửa đổi lung tung. Nhưng sửa đổi cũng khó khăn. Bởi một con gà mà có tới mấy bộ “quản lý” tới thì các loại hàng hóa khác còn chồng chéo qua bao nhiêu cửa ải khác.
Tôi nêu vài ý kiến của ngay những ông bà đại biểu Quốc hội để kết luận cho bài này:
Nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười.
Đại Biểu Bùi Đức Thụ (Lai Châu) lưu ý, dự thảo luật cần tránh tình trạng mở rộng quá nhiều khoản phí, lệ phí sẽ thêm gánh nặng cho dân. Bởi danh mục 51 khoản phí và 39 khoản lệ phí được quy định trong dự thảo luật thực tế mới chỉ là những quy định chung chung, theo lĩnh vực. Còn nếu tính cụ thể của luật này thì phải có đến hơn trăm khoản phí và vài trăm lệ phí…
Đại Biểu Thụ nói, “Trong dự luật chưa quy định rõ phí và lệ phí, có cái gọi là phí cũng đúng mà nói lệ phí cũng đúng.”
Còn theo đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) nói, “Trong dự luật có nhiều loại phí đọc lên thấy rất buồn cười, thấy cái gì cũng thu được, thu chồng, thu chéo.”
Các ông đại biểu buồn cười bao nhiêu thì dân… buồn muốn chết bấy nhiêu!
Văn Quang (26-6-2015)


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors