Theo nhật báo Mainichi Shimbun, được AFP trích dẫn, tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries muốn làm ra một chiếc máy bay với khả năng tương tự như chiếc F-35 của Mỹ. Đây là loại phi cơ mà vào cuối năm 2011 Nhật đã chọn trang bị cho không quân của mình, nhằm tăng cường năng lực quốc phòng trong bối cảnh Nhật Bản bị hai mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Nếu đề án - trị giá 39,2 tỷ yen – 286 triệu euro – thành công, thì chiến đấu cơ mới đó sẽ là loại phi cơ tiêm kích đầu tiên hoàn toàn do Nhật chế tạo từ cuối thập niên 1970 với chiếc Mitsubishi F-1.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuy nhiên vẫn chưa đặt hàng vội, chờ kết quả một loạt thử nghiệm sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm và có thể quyết định đặt mua vào năm 2019.
Theo báo chí Nhật, với chiếc máy bay tàng hình đầu tiên này, Nhật muốn thử nghiệm công nghệ của chính mình vốn đã được sử dụng trên nhiều loại máy bay ngoại quốc, qua đó tăng cường ảnh hưởng quân sự của mình.
AFP nhắc lại là chiếu theo điều 9 bản Hiến pháp chủ hòa năm 1947, Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, cho nên trên nguyên tắc không thế trang bị cho mình loại vũ khí tấn công. Tuy nhiên, từ đầu tháng Bảy vừa qua, Thủ tướng Abe đã cho phép lực lượng tự vệ, nói cách khác là quân đội Nhật, tham gia các chiến dịch quân sự ở ngoài nước để trợ giúp đồng minh.
Trước đó, vào tháng 4, Tokyo đã bãi bỏ, với môt số điều kiện, lệnh cấm bán vũ khí ra ngoài mà Nhật tự áp đặt cho mình.
Để biện minh cho các quyết định trên, Thủ tướng Abe đã gợi lên các mối đe dọa ngày càng tăng đối với nước Nhật và người Nhật, ám chỉ một cách rõ ràng tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.
Nếu đề án - trị giá 39,2 tỷ yen – 286 triệu euro – thành công, thì chiến đấu cơ mới đó sẽ là loại phi cơ tiêm kích đầu tiên hoàn toàn do Nhật chế tạo từ cuối thập niên 1970 với chiếc Mitsubishi F-1.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuy nhiên vẫn chưa đặt hàng vội, chờ kết quả một loạt thử nghiệm sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 2 năm và có thể quyết định đặt mua vào năm 2019.
Theo báo chí Nhật, với chiếc máy bay tàng hình đầu tiên này, Nhật muốn thử nghiệm công nghệ của chính mình vốn đã được sử dụng trên nhiều loại máy bay ngoại quốc, qua đó tăng cường ảnh hưởng quân sự của mình.
AFP nhắc lại là chiếu theo điều 9 bản Hiến pháp chủ hòa năm 1947, Nhật Bản vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh, cho nên trên nguyên tắc không thế trang bị cho mình loại vũ khí tấn công. Tuy nhiên, từ đầu tháng Bảy vừa qua, Thủ tướng Abe đã cho phép lực lượng tự vệ, nói cách khác là quân đội Nhật, tham gia các chiến dịch quân sự ở ngoài nước để trợ giúp đồng minh.
Trước đó, vào tháng 4, Tokyo đã bãi bỏ, với môt số điều kiện, lệnh cấm bán vũ khí ra ngoài mà Nhật tự áp đặt cho mình.
Để biện minh cho các quyết định trên, Thủ tướng Abe đã gợi lên các mối đe dọa ngày càng tăng đối với nước Nhật và người Nhật, ám chỉ một cách rõ ràng tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.