Ở phía bắc Bagdad, các chiến binh Kurdistan và dân quân si-ai hôm qua cùng với quân đội chỉ trong vài giờ đã xuyên thủng được vòng vây, tái chiếm thành phố Amerli nằm trong tay quân thánh chiến từ hai tháng qua. Phấn khởi trước thắng lợi, họ bắn nhiều phát súng chỉ thiên và hô to các khẩu hiệu chống lại EI. Cách đó vài cây số, quân Kurdistan và si-ai bao vây làng Yankaja, oanh kích dữ dội quân thánh chiến.
Hoa Kỳ hỗ trợ cho cuộc tấn công trên bộ bằng các vụ không kích mới gần Amerli, tổng cộng Mỹ đã thực hiện 120 vụ không kích kể từ ngày 8/8. Đây là hoạt động quân sự đầu tiên của Mỹ từ khi rút quân khỏi Irak năm 2011, đã đóng vai trò quan trọng trong việc tái chiếm đập thủy điện quan trọng nhất nước là Mossoul từ tay Nhà nước Hồi giáo ngày 17/8.
Dân cư tại Amerli đang thiếu nước uống, thực phẩm, thuốc men, và Liên Hiệp Quốc lo ngại quân EI lại gây ra các vụ thảm sát mới. Một số nước phương Tây đã thả dù hàng viện trợ vào cuối tuần qua.
Lần đầu tiên từ khi đối đầu với quân thánh chiến, Liên Hiệp Quốc hôm nay loan báo con số thiệt hại nhân mạng : tối thiểu 1.420 người đã bị chết và 1.370 người bị thương trong tháng Tám. Thời gian này là lúc quân Nhà nước Hồi giáo liên tục đánh vào bắc Irak, chiếm được nhiều địa điểm khiến các chiến binh Kurdistan phải lui về trấn thủ tại vùng đất tự trị của mình và hàng trăm ngàn người dân phải sơ tán. Có 1,6 triệu người Irak di tản, và chỉ riêng trong tháng Tám là 850.000 người trong đó chủ yếu là cộng đồng Thiên Chúa giáo và người thiểu số Yazidi.
Tại Genève, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thảo luận về nghị quyết được năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an cùng với Irak ủng hộ, yêu cầu khẩn cấp mở điều tra về các hành động tàn bạo của quân thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tại Irak. Bộ trưởng Nhân quyền Irak, Mohammed Chia Al Soudani tuyên bố : « Nhà nước Hồi giáo không phải là một hiện tượng của Irak mà là một sự hiện diện xuyên quốc gia, một mối nguy hiểm trước mắt cho tất cả các nước trên thế giới ».
Nổi tiếng về các vụ hành quyết, hãm hiếp và bị Liên Hiệp Quốc tố cáo « thanh lọc chủng tộc »cũng như các tội ác chống nhân loại, quân sun-ni cực đoan EI hồi cuối tháng Sáu đã tuyên bố một vương quốc Hồi giáo tại vùng đất đã chiếm được trải dài từ Irak đến Syria.
Hoa Kỳ hỗ trợ cho cuộc tấn công trên bộ bằng các vụ không kích mới gần Amerli, tổng cộng Mỹ đã thực hiện 120 vụ không kích kể từ ngày 8/8. Đây là hoạt động quân sự đầu tiên của Mỹ từ khi rút quân khỏi Irak năm 2011, đã đóng vai trò quan trọng trong việc tái chiếm đập thủy điện quan trọng nhất nước là Mossoul từ tay Nhà nước Hồi giáo ngày 17/8.
Dân cư tại Amerli đang thiếu nước uống, thực phẩm, thuốc men, và Liên Hiệp Quốc lo ngại quân EI lại gây ra các vụ thảm sát mới. Một số nước phương Tây đã thả dù hàng viện trợ vào cuối tuần qua.
Lần đầu tiên từ khi đối đầu với quân thánh chiến, Liên Hiệp Quốc hôm nay loan báo con số thiệt hại nhân mạng : tối thiểu 1.420 người đã bị chết và 1.370 người bị thương trong tháng Tám. Thời gian này là lúc quân Nhà nước Hồi giáo liên tục đánh vào bắc Irak, chiếm được nhiều địa điểm khiến các chiến binh Kurdistan phải lui về trấn thủ tại vùng đất tự trị của mình và hàng trăm ngàn người dân phải sơ tán. Có 1,6 triệu người Irak di tản, và chỉ riêng trong tháng Tám là 850.000 người trong đó chủ yếu là cộng đồng Thiên Chúa giáo và người thiểu số Yazidi.
Tại Genève, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thảo luận về nghị quyết được năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an cùng với Irak ủng hộ, yêu cầu khẩn cấp mở điều tra về các hành động tàn bạo của quân thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tại Irak. Bộ trưởng Nhân quyền Irak, Mohammed Chia Al Soudani tuyên bố : « Nhà nước Hồi giáo không phải là một hiện tượng của Irak mà là một sự hiện diện xuyên quốc gia, một mối nguy hiểm trước mắt cho tất cả các nước trên thế giới ».
Nổi tiếng về các vụ hành quyết, hãm hiếp và bị Liên Hiệp Quốc tố cáo « thanh lọc chủng tộc »cũng như các tội ác chống nhân loại, quân sun-ni cực đoan EI hồi cuối tháng Sáu đã tuyên bố một vương quốc Hồi giáo tại vùng đất đã chiếm được trải dài từ Irak đến Syria.