Theo Bộ Ngoại giao Philippines, ngày 13/09/2014, Tổng thống Benigno Aquino sẽ lên đường công du 4 nước Châu Âu, mỗi nước thăm trong vòng hai ngày, sau đó, phái đoàn sẽ đi Hoa Kỳ.
Tại Châu Âu, nguyên thủ Philippines sẽ có các cuộc hội đàm với Vua Tây Ban Nha, Vua Bỉ, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức. Ngoài ra, ông Aquino cũng có kế hoạch gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso.
Bên cạnh các hồ sơ hợp tác kinh tế, Tổng thống Aquino sẽ giới thiệu với lãnh đạo các nước Châu Âu kế hoạch hành động ba giai đoạn của Philippines, nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ với Trung Quốc, tại Biển Đông.
Kế hoạch này bao gồm việc thiết lập ngừng các hoạt động xây dựng tại những vùng có tranh chấp, thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông DOC và tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp.
Theo trợ lý Ngoại trưởng Philippines, bà Zeneida Collinson, điều quan trọng là Tổng thống Aquino « có dịp để thông báo trực tiếp cho các vị lãnh đạo trên thế giới biết những gì đang xẩy ra tại Biển Đông ». Các nước này có thể « ngầm » ủng hộ sáng kiến của Philippines, chứ không nhất thiết phải ghi thành văn bản chính thức.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao Philippines, các nước Châu Âu trước đây đã ủng hộ Manila trong việc tìm kiếm một « giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ».
Tại Pháp, nguyên thủ Philippines sẽ thảo luận với Tổng thống François Hollande và Thủ tướng Manuel Valls, các biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.
Tại Châu Âu, nguyên thủ Philippines sẽ có các cuộc hội đàm với Vua Tây Ban Nha, Vua Bỉ, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức. Ngoài ra, ông Aquino cũng có kế hoạch gặp Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jose Manuel Barroso.
Bên cạnh các hồ sơ hợp tác kinh tế, Tổng thống Aquino sẽ giới thiệu với lãnh đạo các nước Châu Âu kế hoạch hành động ba giai đoạn của Philippines, nhằm giải quyết các tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ với Trung Quốc, tại Biển Đông.
Kế hoạch này bao gồm việc thiết lập ngừng các hoạt động xây dựng tại những vùng có tranh chấp, thực hiện Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông DOC và tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp.
Theo trợ lý Ngoại trưởng Philippines, bà Zeneida Collinson, điều quan trọng là Tổng thống Aquino « có dịp để thông báo trực tiếp cho các vị lãnh đạo trên thế giới biết những gì đang xẩy ra tại Biển Đông ». Các nước này có thể « ngầm » ủng hộ sáng kiến của Philippines, chứ không nhất thiết phải ghi thành văn bản chính thức.
Theo đại diện Bộ Ngoại giao Philippines, các nước Châu Âu trước đây đã ủng hộ Manila trong việc tìm kiếm một « giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ».
Tại Pháp, nguyên thủ Philippines sẽ thảo luận với Tổng thống François Hollande và Thủ tướng Manuel Valls, các biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.