Nhà tỷ phú kiêm dân biểu Úc Clive Palmer - Reuters /Jim Reagan
Lãnh đạo Trung Quốc là "bọn vô luật pháp, nổ súng bắn giết dân của chính họ và âm mưu xâm chiếm nước Úc". Lời tuyên bố này của nhà tỷ phú, dân biểu Clive Palmer, người từng ủng hộ Trung Quốc, trên đài ABC đã gây sóng gió trong quan hệ giữa Canberra - Bắc Kinh trong một tuần lễ.
Ngày 26/08/2014 vừa qua, dân biểu Úc Clive Palmer, tỷ phú, chủ nhân công viên khủng long Palmer Saurus đã gửi một bức thư đến Sứ quán Trung Quốc tại Canberra. Trong thư, ông xin lỗi đã có « ngôn từ » xúc phạm đến nhân dân Trung Quốc và trong tương lai sẽ tìm cách phát huy sự « cảm thông và hòa bình » giữa hai quốc gia.
Những lời xin lỗi này có lẽ phát xuất từ tình thế bắt buộc : trước tiên là để chuộc lỗi với công luận Úc vì lời lẽ khiếm nhã làm mất mặt chính giới Úc, thứ hai là để xoa dịu Trung Quốc.
Vì cách nay một tuần, trong chương trình truyền hình tại Úc rất đông người xem, dân biểu tỷ phú Clive Palmer, 60 tuổi, làm giàu qua hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong ngành than đá, đã tố cáo « chính quyền cộng sản Trung Quốc quỵt của ông 500 triệu Úc kim ».
Ông Clive Palmer cho biết đã kiện đối tác tại tòa án Úc vì ông không tin vào tư pháp Trung Quốc. Ông sử dụng ngôn từ rất nặng nề nào là Trung Quốc là chế độ « vô pháp luật » là bọn « lai căng », là « cộng sản bắn giết dân của chính họ».
Đối với công luận thì mọi người hiểu ngay là ông ám chỉ đến tình trạng tham ô, tư pháp thiếu độc lập tại Trung Quốc và vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, đấu tố cải cách ruộng đất đẫm máu trong thập niên 1950.
Tuy nhiên, ngôn từ bình dân thô bạo này đã gây một làn sóng phản đối không kém thô bạo trong báo chí nhà nước tại Hoa lục. Hoàn Cầu Thời Báo viết nhiều bài xã luận kêu gọi chính phủ « phải có biện pháp mạnh trừng phạt » Clive Palmer và « cho Canberra một bài học ».
Chưa đủ, tờ báo đại diện cho phe diều hâu trong đảng Cộng sản Trung Quốc diễn giải các lời tuyên bố của dân biểu Úc Clive Palmer biểu hiện cho xu hướng « du côn » đang lên tại Úc cũng như thái độ « thù nghịch Trung Quốc trong xã hội Úc ». Nhiều nhóm lợi ích của Trung Quốc tại Úc khẩn cấp lên tiếng và huy động được 200 người phần đông là du học sinh biểu tình phản đối trước trụ sở Quốc hội.
Lo ngại Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này để gây sức ép vào lúc hai bên đang ở giai đoạn cuối cùng trong cuộc thương lượng một hiệp ước tự do thương mại song phương, chính quyền Úc và đối lập đều phản bác Clive Palmer. Ngoại trưởng Julie Bishop cho rằng những lời bình luận bốc lửa trên đài truyền hình là « vô ích và không thế chấp nhận được », nhất là nó đến từ một vi dân biểu Quốc hội.
Bản thân dân biểu này chắc chắn là có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Trung Quốc. Các con khủng long biết cử động, gầm thét trong công viên giải trí của ông tại SunshineCoast, bang Queenlands được chế tạo tại Trung Quốc và mới khai trương hồi cuối năm 2013.
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney thì Clive Palmer đang có tranh chấp với đối tác quốc doanh Trung Quốc và đang kiện cáo. Sai lầm của ông là dùng lời lẽ « kỳ thị » để nói lên một phần lớn sự thật về chế độ Trung Quốc mà ai cũng biết.
Vấn đề then chốt là trong lúc Bắc Kinh không che giấu « giấc mơ » bá chủ tại Châu Á - Thái Bình Dương, liệu quan điểm với chủ tịch đảng Palmer United Party có được đa số dân Úc chia sẻ như Hoàn Cầu Thời Báo lo ngại hay không ? Thái độ xoa dịu của chinh phủ Úc là đồng tình với Bắc Kinh hay chỉ là chiến thuật ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney :
« Chuyện thứ nhất, nếu ông Clive Palmer nói chế độ Trung Quốc là độc tài, độc đảng giết hại dân lành thì không ai trích ông vì cái thí dụ Thiên An Môn đã rõ ràng, quân đội Trung quốc đem xe tăng cán nát hành trăm sinh viên biểu tình. Phần thứ hai khi ông nói Trung Quốc có tham vọng xâm chiếm tài nguyên của Úc như họ có tham vọng tương tự đối với Mông Cổ và Việt Nam thì điều này không đúng theo dữ kiện thực tế nhưng đúng theo cái nhìn của công chúng… đầu tư của Trung Quốc vào Úc thấp hơn so với đầu tư của Hoa Kỳ và Liên Âu nhưng 57% dân Úc chỉ trích chính phủ để cho Trung Quốc đầu tư quá nhiều tại Úc, có thể làm mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Còn điểm thứ ba về mối đe dọa xâm lăng của Trung Quốc thì các chuyên gia quốc phòng Úc tuy không lên tiếng bênh vực ông Clive Palmer nhưng về thực chất thì chính sách của Úc là thắt chặt quan hệ với Mỹ, nới rộng hợp tác với Nhật, Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam… vì Úc xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trong 20 năm tới…. Phát biểu của dân biểu Clive Palmer thể hiện sinh hoạt dân chủ tại Úc. Tuy chính phủ Úc không ủng hộ nhưng đây là cái quyền phát biểu của ông , của một dân biểu….
Theo thăm dò ý kiến mới đây thì một phần ba công luận Úc xem Trung Quốc và Nhật Bản là bạn tốt. Nhưng điểm quan trọng là người ta phân biệt Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy một phần ba dân Úc xem Trung Quốc là bạn nhưng phân nửa coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trong khi không một ai xem Nhật Bản là mối đe dọa cho an ninh và sự tồn tại của nước Úc. ….Tại Việt Nam cũng có nhiều nhà trí thức, bảo vệ chủ quyền lên tiếng chỉ trích Trung Quốc xâm lược nhưng lời nói của họ bị chính quyền Việt Nam diễn giải sai đi… »
Những lời xin lỗi này có lẽ phát xuất từ tình thế bắt buộc : trước tiên là để chuộc lỗi với công luận Úc vì lời lẽ khiếm nhã làm mất mặt chính giới Úc, thứ hai là để xoa dịu Trung Quốc.
Vì cách nay một tuần, trong chương trình truyền hình tại Úc rất đông người xem, dân biểu tỷ phú Clive Palmer, 60 tuổi, làm giàu qua hợp tác với các đối tác Trung Quốc trong ngành than đá, đã tố cáo « chính quyền cộng sản Trung Quốc quỵt của ông 500 triệu Úc kim ».
Ông Clive Palmer cho biết đã kiện đối tác tại tòa án Úc vì ông không tin vào tư pháp Trung Quốc. Ông sử dụng ngôn từ rất nặng nề nào là Trung Quốc là chế độ « vô pháp luật » là bọn « lai căng », là « cộng sản bắn giết dân của chính họ».
Đối với công luận thì mọi người hiểu ngay là ông ám chỉ đến tình trạng tham ô, tư pháp thiếu độc lập tại Trung Quốc và vụ thảm sát Thiên An Môn 1989, đấu tố cải cách ruộng đất đẫm máu trong thập niên 1950.
Tuy nhiên, ngôn từ bình dân thô bạo này đã gây một làn sóng phản đối không kém thô bạo trong báo chí nhà nước tại Hoa lục. Hoàn Cầu Thời Báo viết nhiều bài xã luận kêu gọi chính phủ « phải có biện pháp mạnh trừng phạt » Clive Palmer và « cho Canberra một bài học ».
Chưa đủ, tờ báo đại diện cho phe diều hâu trong đảng Cộng sản Trung Quốc diễn giải các lời tuyên bố của dân biểu Úc Clive Palmer biểu hiện cho xu hướng « du côn » đang lên tại Úc cũng như thái độ « thù nghịch Trung Quốc trong xã hội Úc ». Nhiều nhóm lợi ích của Trung Quốc tại Úc khẩn cấp lên tiếng và huy động được 200 người phần đông là du học sinh biểu tình phản đối trước trụ sở Quốc hội.
Lo ngại Trung Quốc sẽ nhân cơ hội này để gây sức ép vào lúc hai bên đang ở giai đoạn cuối cùng trong cuộc thương lượng một hiệp ước tự do thương mại song phương, chính quyền Úc và đối lập đều phản bác Clive Palmer. Ngoại trưởng Julie Bishop cho rằng những lời bình luận bốc lửa trên đài truyền hình là « vô ích và không thế chấp nhận được », nhất là nó đến từ một vi dân biểu Quốc hội.
Bản thân dân biểu này chắc chắn là có nhiều kinh nghiệm hợp tác với Trung Quốc. Các con khủng long biết cử động, gầm thét trong công viên giải trí của ông tại SunshineCoast, bang Queenlands được chế tạo tại Trung Quốc và mới khai trương hồi cuối năm 2013.
Theo nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney thì Clive Palmer đang có tranh chấp với đối tác quốc doanh Trung Quốc và đang kiện cáo. Sai lầm của ông là dùng lời lẽ « kỳ thị » để nói lên một phần lớn sự thật về chế độ Trung Quốc mà ai cũng biết.
Vấn đề then chốt là trong lúc Bắc Kinh không che giấu « giấc mơ » bá chủ tại Châu Á - Thái Bình Dương, liệu quan điểm với chủ tịch đảng Palmer United Party có được đa số dân Úc chia sẻ như Hoàn Cầu Thời Báo lo ngại hay không ? Thái độ xoa dịu của chinh phủ Úc là đồng tình với Bắc Kinh hay chỉ là chiến thuật ? RFI đặt câu hỏi với nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney :
« Chuyện thứ nhất, nếu ông Clive Palmer nói chế độ Trung Quốc là độc tài, độc đảng giết hại dân lành thì không ai trích ông vì cái thí dụ Thiên An Môn đã rõ ràng, quân đội Trung quốc đem xe tăng cán nát hành trăm sinh viên biểu tình. Phần thứ hai khi ông nói Trung Quốc có tham vọng xâm chiếm tài nguyên của Úc như họ có tham vọng tương tự đối với Mông Cổ và Việt Nam thì điều này không đúng theo dữ kiện thực tế nhưng đúng theo cái nhìn của công chúng… đầu tư của Trung Quốc vào Úc thấp hơn so với đầu tư của Hoa Kỳ và Liên Âu nhưng 57% dân Úc chỉ trích chính phủ để cho Trung Quốc đầu tư quá nhiều tại Úc, có thể làm mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Còn điểm thứ ba về mối đe dọa xâm lăng của Trung Quốc thì các chuyên gia quốc phòng Úc tuy không lên tiếng bênh vực ông Clive Palmer nhưng về thực chất thì chính sách của Úc là thắt chặt quan hệ với Mỹ, nới rộng hợp tác với Nhật, Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam… vì Úc xem Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trong 20 năm tới…. Phát biểu của dân biểu Clive Palmer thể hiện sinh hoạt dân chủ tại Úc. Tuy chính phủ Úc không ủng hộ nhưng đây là cái quyền phát biểu của ông , của một dân biểu….
Theo thăm dò ý kiến mới đây thì một phần ba công luận Úc xem Trung Quốc và Nhật Bản là bạn tốt. Nhưng điểm quan trọng là người ta phân biệt Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy một phần ba dân Úc xem Trung Quốc là bạn nhưng phân nửa coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất trong khi không một ai xem Nhật Bản là mối đe dọa cho an ninh và sự tồn tại của nước Úc. ….Tại Việt Nam cũng có nhiều nhà trí thức, bảo vệ chủ quyền lên tiếng chỉ trích Trung Quốc xâm lược nhưng lời nói của họ bị chính quyền Việt Nam diễn giải sai đi… »