Tắc Kè Là Cháu Khủng Long!


Đinh Tấn Lực
 “Đi qua chưa biết thế nào / Vòng về mới rõ bạn Lào hơn ta” (ĐTL)
Nhắc đến những cung đường khá ấn tượng ở Lào, tất nhiên, đối với người Việt vốn không thuần chỉ là du khách, có lẽ không thể không kể những đoạn Nậm Cắn-XiengKhouang (QL7)/Cầu Treo-VienKham (QL8)/Lao Bảo-Xeno (QL9E)/Lalay-MouangTumian (Tỉnh lộ Saravan). Đặc biệt là nếu chịu khó ngồi xe khách địa phương (không máy lạnh), bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận ra lắm điều thú vị:
Thứ nhất là cát. Lào chứa cát ở bãi sông hay kho đụn như các nơi khác thì hẳn rồi. Điểm trội là Lào còn chứa rất nhiều cát trên mặt đường và trong không khí. Chỉ cần mua vài món ăn từ các sạp dọc đường là chắc chắn bạn đã mua được một ít đất Lào với giá cực bèo và không cần thủ tục bằng khoán/sổ đỏ. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thuở sinh thời, nếu có tiện chân ghé qua đây dụi mắt, hẳn phải có xác suất rất cao là bài nhạc trứ danh “Cát Bụi” đã không như chúng ta từng biế tthứ hai là cao su. Cho tới giờ này mà sách kỷ lục hoàn vũ chưa vinh danh nước Lào có loại cao su tốt nhất thế giới mới là chuyện lạ. Không phải loại cao su thô (vàng trắng của Bầu Đức) hay cao su tinh chế (thành kẹo hay thành bao). Đó là loại cao su trên từng chiếc đồng hồ. Ở xứ này, bạn không thể sở hữu đất đai thì đã đành, bạn cũng không thể nào làm chủ cả thời gian. Giờ giấc ở đây là một ý niệm mong manh lãng đãng mơ hồ tương đương với xã hội chủ nghĩa. Xe rời bến không có nghĩa là nó sẽ bon bon trên đường. Ngược lại, nó có thể đậu ngay trước cổng bến thêm nửa tiếng để đón chận thêm một mớ khách của chuyến xe kế (mà không cần xé vé). Hoặc ngừng lại bất kỳ nơi nào và bất luận bao lâu, tùy ý bác tài.
Thứ ba, chính là các bác tài. Họ có đầy đủ, hoặc hơn cả mức đầy đủ tố chất của những “lãnh đạo xuất sắc” từng có được cơ hội giảng bài ở trường đảng trung ương bên Cuba, hay, từng gửi được bài đăng trên báo rác tận Đức Quốc. Bảo rằng họ có hơn cả mức đầy đủ tố chất của những lãnh đạo xuất sắc, chỉ là bởi, dẫu sao, dù trễ, họ cũng đưa được hành khách tới nơi.
Hầu hết các chuyến xe đều có hai cơ quan phát thanh và phát khói liên tục: Cái còi xe và cái mồm người cầm lái. Không khác gì tuyên giáo TW và các thứ báo đài nhí nhăng nhí nhô. Họ dừng xe từng chập, nhưng không ngừng nói, đặc biệt là không ngừng đốt thuốc lá (dù chẳng ai dám đoan chắc thuốc Lào làm giảm độ thối mồm).Suốt dọc những đoạn đường đèo ở cao độ trung bình trên dưới 1000 thước, họ thoải mái dừng xe vào bờ lề, chêm bánh, nhẩn nha phà khói vào mây, nhẩn nha trả giá sát sàn để mua vài bẹ măng rừng, đôi bịch nếp nương, một gùi dưa leo, dăm ba xâu bắp ngô, một vò rượu núi, một con nhím/mễnh/chồn/ kỳ nhông/kỳ đà bị bẫy sập gãy chân. Thậm chí, một xâu rắn lục/rắn mối/tắc kè. Mỗi một sạp như thế tất yếu có một cô gái Lào biết cách vận dụng nhan sắc núi rừng để thách giá. Và cứ thế, hành khách cứ thoải mái dài cổ đợi bác tài trổ tài tán tỉnh.Mỗi chặng dừng là mỗi chặng đài phát thanh trên xe tự động bật qua chương trình tiếp thị/quảng cáo: Nếp này dẻo ra sao; dưa này dòn thế nào; rượu này nhậu với rắn này thì sâm Cao Ly cũng phải xách dép cho vua…
Lại có những khúc xe dừng ở đỉnh đèo có biển báo đổ dốc 12%. Tức là cứ chạy được quảng 100 thước thì cao độ của xe tụt xuống 12 thước. Xe lên dốc bằng số một, xuống dốc phải hãm tốc bằng máy gài số hai. Cả trườn lên và bò xuống đều thư thả đếm từng thước một. Xe dừng lại ở đầu dốc, chêm bánh cẩn thận, là để bác tài xả bầu tâm sự, xong thắp cả bó hương, khấn vái trước một tảng đá quen thuộc nào đó. Ở giữa dốc mà ngửi ra mùi khét dầu thắng là cả xe xanh mặt như nhau. Mới hay, trước khi bị tuột dốc đứng thì khả năng bài tiết của con người có xác suất “cật lực” làm việc gấp đôi/gấp ba?
Rồi tới một đoạn khác, xe lại dừng. Bác tài thong thả xách từng bịch/từng xâu thổ sản vào một căn nhà cao cẳng chơ vơ ven đường, lục đục hàng nửa giờ mới trở ra. Hành khách, cả nam lẫn nữ, tranh thủ tưới cây và duỗi chân. Có bạn Việt đi cùng mà nói được tiếng Lào, hay bạn Lào mà nói được tiếng Anh, là cả bọn học thêm được nhiều thứ: Lân la với chú phụ xế, mới biết đây là “cơ quan vợ bé” của bác tài.
Bác tài, chưa hẳn là chủ xe, nhưng, ở khoảng giữa hai đầu bến xe, đã không ngại chứng tỏ cái phong thái chẳng những như chủ xe, mà còn là cả chủ con đường. Giá mà đường dài suốt dọc từ bản Lanetoui (Phongsary) xuống đến bản Kynark (Champasack), có khi mấy bác tài này làm chủ cả đất nước Lào cũng nên.Với ngần đó phong cách tiêu biểu (tự nhiên/tùy tiện/độc đoán/mê tín/hám ăn/háo sắc/đa thê… vân vân), khó ai dám bảo là quá đáng, khi nghe lời nhận xét rằng các bác ấy có thừa tố chất “lãnh đạo xuất sắc”.
Không tin thì bạn chờ tí. Đến lúc bạn nghe đài phát khói trên xe luận về thuyết “tắc kè thuộc giống khủng long xưa”, thì không thể tránh được, bạn sẽ có ngay cái cảm giác gật gù:
- Vâng, đồng chí lãnh đạo chủ xe kiêm chủ đường đã phán thế thì chắc bắp rằng tắc kè buộc phải là loại động vật có vú! Đa phần là sở hữu nhiều vú, tính từ hội nghị Thành Đô 1990.
Rồi lại nghĩ, một khi đã trả tiền vé, tức là tin cậy mà ủy thác sinh mệnh của mình cho bác ấy trên suốt đoạn đường, hẳn bạn sẽ có thêm một cảm giác lạ lẫm khác: Mua vé xe, nói theo “Nhận thức mới” của Ku Tổng, có phải là một hình thức “lấy phiếu tín nhiệm” mà không được “bỏ phiếu tín nhiệm” cho bác tài ấy không?
Chỉ cần ngần đó một câu hỏi vu vơ vớ va vớ vẩn, là cả bọn trên xe tranh nhau còm ỏm tỏi:
·                     Trước tiên cần phải xác định tín nhiệm là gì/ai tín nhiệm ai/tín nhiệm có mấy tầng/ai có quyền chỉ đạo cho ai tín nhiệm ai/trị giá tín nhiệm quy ra đô hay quy ra đất thế nào/nội dung phiếu tín nhiệm cần ghi những gì?
·                     Không cần thiết! Tiến sĩ ngành xây dựng đảng đã phán, nếu không phải chân lý thì là chân giò à?
·                     Vậy thì hãy bàn cái từ đối giữa hai vế, tại sao lấy, và tại sao bỏ?
·                     Vô ích! Khi viết tiếng Việt mà cần có dấu để khỏi đọc nhầm qua nghĩa khác, người ta lấy dấu hay bỏ dấu? Hay lấy dấu rồi bỏ dấu?
·                     Cái này là chuyện đại sự, lớn hơn cả Biển Đông, không thể ví von thế được. Hãy tập trung vào chuyện lấy trước, chuyện bỏ sau, mới là lô-gích và đúng quy trình.
·                     Lấy phiếu tín nhiệm ắt hẳn cũng dễ dàng chẳng khác Lấy phong bì?
·                     Nếu phe địch nhất quyết Cầm phiếu tín nhiệm,  Giữ phiếu tín nhiệm, hay Giấu phiếu tín nhiệm, thì theo truyền thống 1945, ta có thể Cướp phiếu tín nhiệm chứ?
·                     Vay phiếu tín nhiệm thế nào? Lãi suất có cao lắm không?
·                     Đáng ngại nhất là trường hợp phe địch Tráo phiếu tín nhiệm. Ta phải làm gì trước đó và sau đó?
·                     Thế nào là Bỏ phiếu tín nhiệm? Là Vất phiếu tín nhiệm/Quẳng phiếu tín nhiệm/Loại phiếu tín nhiệm?
·                     Hay đó là động tác bỏ phiếu vào thùng? Nếu thùng còn trống và phiếu có thể lượn lờ trước khi rơi xuống đáy thì tại sao không văn vẻ gọi là Thả phiếu tín nhiệm?
·                     Gặp tay lỗ mãng hằn học thì kêu bằng Ném phiếu tín nhiệm vào thùng, được không?
·                     Nếu thùng phiếu hơi bị đầy thì kể cũng hơi bị khó để Nhét phiếu tín nhiệm/Tọng phiếu tín nhiệm/Thồn phiếu tín nhiệm!
·                     Về mặt nội dung thì có lúc có 3 chọn lựa (Tín nhiệm cao/Tín nhiệm/Tín nhiệm thấp), lại có lúc thu gọn thành 2 chọn lựa (Tín nhiệm/Không tín nhiệm), rất dễ gây hoang mang cho trình độ nhận thức của các đại biểu giữa các trường hợp, và dễ phát sinh hậu quả nhầm lẫn làm trái ý chỉ đạo của trên.
·                     Chi bằng chia hẳn ra làm tám lớp tín nhiệm, kêu bằng Bát Độ Tín Nhiệm, từ tốt (bát phẩm) tới cực tốt (nhất phẩm)với thuớc đo cụ thể như sau:
1.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như đ/c Nguyễn Văn Linh tin đ/c Giang Trạch Dân tại Thành Đô;
2.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như đ/c Phạm Văn Đồng tin đ/c Chu Ân Lai  giữ hộ cả Biển Đông cho Việt Nam;
3.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như đ/c Nông Đức Mạnh tin đ/c Hồ Cẩm Đào khi ban cho 16 chữ vàng và 4 tốt;
4.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như đ/c Nguyễn Chí Vịnh tin “đàm phán song phương Việt-Trung” là giải pháp cho mọi vấn đề tại Biển Đông;
5.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như đ/c Nguyễn Tấn Dũng tin các chuyên gia TQ về khai thác Bôxít Tây Nguyên có lời và có lợi cho VN;
6.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như tin lời hứa từ chức của đ/c Nguyễn Tấn Dũng nếu không trị được tham nhũng;
7.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như tin lời kêu gọi chống sâu của đ/c Trương Tấn Sang;
8.                                          Tin tưởng tới mức ngang bằng như tin bức hình công an đẩy dân ngồi xe lăn qua đường.

Cái còm cuối là, với bằng đó đề nghị, Quốc Hội ta chắc có đủ việc làm đến hết năm 2015. Và có lẽ nên tận dụng thời gian này trong lúc tại Biển Đông chỉ đang xảy ra “những chuyện lục đục nhỏ trong gia đình”, có khi lại tránh được những lục đục lớn hơn.

Cái còm cuối đó bị cắt ngang, bởi bác tài đã lững thững từ bìa rừng đi trở lại xe. Hắn nhắc nhở phụ xế là chuyến sau nhớ mua theo giấy vệ sinh, để không phải dùng tạm mớ vé của khách.

Ơ hay! Phe ta đang khai triển ý niệm mua vé xe, nói theo “Nhận thức mới” của Ku Tổng, có phải là một hình thức “lấy phiếu tín nhiệm” mà không được “bỏ phiếu tín nhiệm” cho bác tài ấy không? Thế mà hắn dùng thay giấy vệ sinh, là thế nào?

Tầm này phải ngang với tắc kè X, chứ rắn mối Lú thì đến cuối thế kỷ cũng không tài nào bò tới đó được.
Quả thật, nhờ vậy mà cả bọn cùng vỗ đùi đánh đét: “Có rõ là rõ cái chỗ đó!

25/6/2014 – Kỷ niệm 1 chuyến đi nhớ đời bằng xe khách trong 5 ngày ghé 4 nước.
Blogger Đinh Tấn Lực, chép tặng để tạ lỗi trật ngày hẹn với người bạn Phây ở Paksé.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors